cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 56/2011/QĐ-UBND ngày 26/10/2011 Về Bản quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách tập trung Nhà nước giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 56/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Ngày ban hành: 26-10-2011
  • Ngày có hiệu lực: 05-11-2011
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-03-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2700 ngày (7 năm 4 tháng 25 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 28-03-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 28-03-2019, Quyết định số 56/2011/QĐ-UBND ngày 26/10/2011 Về Bản quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách tập trung Nhà nước giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 28/03/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành trong kỳ 2014-2018”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2011/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 26 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách tập trung Nhà nước giai đoạn 2012 - 2015;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách tập trung Nhà nước giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng áp dụng từ ngày 01/01/2012.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 42/2007/QĐ-UBND ngày 30/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và Thủ trưởng các sở, ban, ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận :
- Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính (b/c);
- TTTU, HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh Lâm Đồng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- UB MT TQ VN và các Đoàn thể cấp tỉnh;
- CT, các PCT và các UV UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Báo Lâm Đồng; Đài PTTH Lâm Đồng;
- Các PVP và CV VP;
- Lưu: VT, KH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

BẢN QUY ĐỊNH

CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
( Kèm theo Quyết định số 56 /2011/QĐ-UBND ngày 26/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

I. Các căn cứ để xây dựng tiêu chí phân bổ.

1. Căn cứ mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Việc xây dựng các tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách tập trung Nhà nước phải hướng vào thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng IX và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 theo Nghị quyết số 152/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Căn cứ các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Các tiêu chí phân bổ vốn: tiêu chí về dân số, tiêu chí về trình độ phát triển, tiêu chí về diện tích tự nhiên và tiêu chí về đơn vị hành chính của địa phương.

3. Căn cứ kết quả phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2005-2010 làm cơ sở để xây dựng tiêu chí ổn định cho thời kỳ 2012-2015.

4. Đảm bảo mối tương quan hợp lý phát triển giữa các địa phương và giữa đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh.

Kết hợp giữa tập trung đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế để khuyến khích thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với xây dựng cơ sở hạ tầng của các huyện nghèo, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa các huyện với thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt về trình độ phát triển.

Bảo đảm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong công tác đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

II. Định hướng đầu tư và nguyên tắc phân bổ chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa phương.

1. Định hướng đầu tư:

- Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng đô thị; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển.

- Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm phát huy lợi thế các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đồng thời từng bước sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp, tạo sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

- Đầu tư phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, hoàn thiện mạng lưới y tế.

- Đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến nông, lâm sản và công nghiệp khai thác khoáng sản.

- Cân đối phân bổ vốn đầu tư cho các công trình giữa thành thị và nông thôn từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước theo tỷ lệ: thành thị 40 - 45%, nông thôn 55 - 60%.

2. Nguyên tắc phân bổ vốn:

Trên cơ sở tổng mức vốn được Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương, UBND tỉnh phân bổ vốn cho các huyện, thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt (sau đây gọi chung là cấp huyện). Việc phân bổ vốn cho các công trình, dự án phải được thực hiện theo các nguyên tắc:

- Thực hiện đúng tiêu chí phân bổ trên cơ sở vận dụng cụ thể của địa phương.

- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư. Vốn đầu tư thuộc ngân sách tập trung Nhà nước chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp và phục vụ lợi ích công cộng.

- Các công trình, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng được bố trí vốn để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra.

- Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt và phải đảm bảo đầy đủ thủ tục hồ sơ trước 30/10 năm trước theo qui định về quản lý đầu tư và xây dựng thì mới được bố trí vào kế hoạch của năm sau; nhưng đến tháng 9 năm sau mà các công trình, dự án chưa có khối lượng, chưa hoàn tất thủ tục để giải ngân thì chuyển vốn cho công trình khác.

- Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư; ưu tiên cho các công trình, dự án trong các lĩnh vực đột phá, các công trình trọng điểm, xây dựng nông thôn mới, các công trình, dự án hoàn thành, vốn đối ứng cho các dự án ODA; đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm; không bố trí vốn ngân sách cho các dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn.

- Dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch.

- Đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.

Mức phân bổ ổn định từ năm 2012 - 2015 cho khối tỉnh 60% và khối cấp huyện 40% vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung của Nhà nước (không bao gồm nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ có mục tiêu theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ứng trước kế hoạch, vốn vay kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn, các khoản vay khác của tỉnh, các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh, vốn thu từ cấp quyền sử dụng đất, vốn xổ số kiến thiết).

a) Phân bổ vốn đầu tư phát triển đối với khối tỉnh:

Căn cứ mức vốn đầu tư phát triển Chính phủ giao cho tỉnh từ nguồn ngân sách tập trung Nhà nước ổn định trong giai đoạn 2011 - 2015, phân bổ 60% cho khối các ngành của tỉnh để đầu tư các công trình của tỉnh quản lý với các mục tiêu như sau:

- Trả nợ vay các khoản do ngân sách tỉnh vay.

- Thanh toán nợ khối lượng các công trình hoàn thành,

- Bố trí vốn các công trình chuyển tiếp và các công trình khởi công mới do các ngành của tỉnh làm chủ đầu tư.

- Đối ứng các dự án ODA.

- Hỗ trợ đầu tư theo chính sách của tỉnh.

- Bố trí chuẩn bị đầu tư các công trình do tỉnh quản lý.

b) Phân bổ vốn đầu tư phát triển đối với các huyện, thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt:

Tổng vốn đầu tư phân bổ cho các huyện, thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt bằng 40% nguồn vốn ngân sách tập trung của Nhà nước để bố trí đầu tư các dự án, công trình do cấp huyện làm chủ đầu tư với các mục tiêu như sau:

- Trả nợ vay các khoản do ngân sách cấp huyện vay (nếu có).

- Thanh toán nợ khối lượng các công trình hoàn thành.

- Bố trí vốn các công trình chuyển tiếp và các công trình xây dựng mới do cấp huyện làm chủ đầu tư.

- Hỗ trợ đầu tư theo chính sách của cấp huyện cho đầu tư phát triển.

- Bố trí chuẩn bị đầu tư các công trình do cấp huyện làm chủ đầu tư.

3. Xác định tiêu chí phân bổ chi đầu tư phát triển:

Căn cứ vào các tiêu chí Trung ương phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách tập trung Nhà nước cho địa phương; UBND tỉnh xác định 5 nhóm tiêu chí phân bổ chi đầu tư phát triển cho UBND cấp huyện như sau:

a) Tiêu chí dân số: gồm số dân và số người dân tộc thiểu số (căn cứ vào dân số cuối năm 2010 do Cục thống kê công bố); đây là tiêu chí để đảm bảo tính công bằng về quyền lợi của mỗi người dân.

Phương pháp tính như sau:

- Điểm về tiêu chí số dân:

+ Đến dưới 30.000 người dân được tính là 3 điểm.

+ Từ 30.000 người dân đến dưới 100.000 người dân được tính 4 điểm.

+ Từ 100.000 người dân trở lên, cứ 10.000 người dân tăng thêm được cộng thêm 0,1 điểm.

- Điểm về tiêu chí người dân tộc thiểu số: cứ 500 người dân tộc thiểu số được tính 0,1 điểm.

Số điểm của mỗi huyện về tiêu chí dân số là tổng cộng số điểm về dân số của huyện và số điểm về số người dân tộc thiểu số.

b) Tiêu chí về trình độ phát triển gồm 3 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo, thu ngân sách của các huyện, thành phố và tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh. Khuyến khích những địa phương thu ngân sách vượt kế họach được giao. Mặt khác xem xét đến tỷ lệ hộ nghèo để đảm bảo mức công bằng.

- Điểm về tiêu chí hộ nghèo: Huyện, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% được tính 1 điểm và cứ tăng thêm 1% thì được tính thêm 0,1 điểm.

Số hộ nghèo do Sở Lao động Thương binh và Xã hội công bố vào cuối năm 2010.

- Điểm về tiêu chí thu ngân sách: số thu ngân sách của từng huyện, thành phố được xác định căn cứ vào số liệu thu thực tế năm 2010 (chỉ xác định tổng số thu về thuế, phí và lệ phí do cấp huyện trực tiếp quản lý).

(1) Thu ngân sách dưới 15 tỷ đồng được tính 20 điểm.

(2) Thu ngân sách từ 15 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng: ngoài số điểm được hưởng ở điểm (1) nêu trên thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 0,15 điểm.

(3) Thu ngân sách từ 30 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng: ngoài số điểm được hưởng ở điểm (2) nêu trên thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 0,2 điểm.

(4) Thu ngân sách từ 50 tỷ đồng trở lên: ngoài số điểm được hưởng ở điểm (3) nêu trên thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 0,3 điểm.

- Điểm của tiêu chí tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh: số liệu được xác định căn cứ vào số liệu năm 2010.

(1) Dưới 10%, cứ 1% điều tiết về ngân sách tỉnh được tính 1 điểm.

(2) Từ 10% đến dưới 50%, ngoài số điểm được hưởng ở điểm (1) nêu trên thì cứ 1% điều tiết về ngân sách tỉnh được tính thêm 1,5 điểm.

(3) Từ 50% đến dưới 60%, ngoài số điểm được hưởng ở điểm (2) nêu trên thì cứ 1% điều tiết về ngân sách tỉnh được tính thêm 2 điểm.

(4) Từ 60% trở lên, ngoài số điểm được hưởng ở điểm (3) nêu trên thì cứ 1% điều tiết về ngân sách tỉnh được tính thêm 5 điểm.

Số điểm của mỗi huyện về tiêu chí trình độ phát triển là tổng cộng số điểm về tỷ lệ hộ nghèo, thu ngân sách và tỷ lệ điều tiết về ngân sách cấp tỉnh.

c) Tiêu chí diện tích tự nhiên gồm 3 tiêu chí: diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên. Tiêu chí này bổ trợ cho tiêu chí dân số, bởi vì diện tích tự nhiên càng lớn thì mật độ đầu tư càng nhỏ; do vậy phải tăng vốn đầu tư cho địa phương đó để đảm bảo công bằng mật độ đầu tư.

Phương pháp tính điểm như sau:

- Điểm của tiêu chí diện tích đất tự nhiên:

(1) Huyện có diện tích tự nhiên dưới 300 km2 được tính 3 điểm.

(2) Huyện có diện tích từ 300 km2 trở lên; ngoài số điểm nêu tại điểm (1), cứ 10 km2 tăng thêm được tính thêm 0,1 điểm.

- Điểm của tiêu chí tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên:

(1) Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa dưới 5% không được tính điểm.

(2) Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa từ 5% đến dưới 10%, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính 0,1 điểm.

(3) Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa từ 10% đến 15%, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính 0,3 điểm.

(4) Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên 15%, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính 0,6 điểm.

- Điểm của tiêu chí tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên:

(1) Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp dưới 30% không được tính điểm.

(2) Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp từ 30% đến đưới 45% được tính 1 điểm.

(3) Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp từ 45% đến dưới 60% được tính 1,5 điểm.

(4) Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp từ 60% trở lên được tính 2 điểm.

d) Điểm của tiêu chí số đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (cấp xã):

Huyện, thành phố có từ 8 đơn vị hành chính cấp xã trở xuống được tính 3 điểm và cứ mỗi xã tăng thêm được tính thêm 0,1 điểm.

đ) Điểm của tiêu chí bổ sung: do tính chất đặc thù, ngoài các yếu tố xác định cho các địa phương nêu trên, ưu tiên bố trí tăng thêm điểm cho thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, huyện Đức Trọng và huyện Bảo Lâm (đây là các địa bàn trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng IX) như sau:

- Thành phố Đà Lạt: 9 điểm.

- Thành phố Bảo Lộc: 6 điểm.

- Huyện Đức Trọng: 5 điểm.

- Huyện Bảo Lâm: 4 điểm.

4. Bảng tổng hợp các tiêu chí và phương pháp xác định điểm từng tiêu chí:


STT

Nội dung tiêu chí

Điểm

1

Dân số

 

1.1

Dân số

 

 

- Dưới 30.000 người dân được tính

3

 

- Từ 30.000 người dân đến dưới 100.000 người dân được tính

4

 

- Từ 100.000 người dân trở lên, cứ tăng thêm 10.000 người được tính thêm

0,1

1.2

Dân tộc thiểu số

 

 

- Cứ 500 người dân tộc thiểu số được tính

0,1

2

Trình độ phát triển

 

2.1

Tỷ lệ hộ nghèo

 

 

- Tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% được tính

1

 

và cứ 1% tăng thêm, được tính thêm

0,1

2.2

Thu ngân sách (chỉ xác định tổng số thu về thuế, phí và lệ phí do cấp huyện trực tiếp quản lý)

 

a

Thu ngân sách dưới 15 tỷ đồng được tính

20

b

Nếu thu từ 15 – dưới 30 tỷ đồng; ngòai số điểm được hưởng ở mục a thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

0,15

c

Nếu thu từ 30 – dưới 50 tỷ đồng; ngòai số điểm được hưởng ở mục b thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

0,2

d

Nếu thu từ 50 tỷ đồng trở lên; ngòai số điểm được hưởng ở mục c thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

0,3

2.3

Tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh

 

a

Dưới 10%; cứ 1% điều tiết về ngân sách tỉnh được tính

1

b

Từ 10% đến dưới 50%; ngoài số điểm được hưởng ở mục a thì cứ 1% điều tiết về ngân sách tỉnh được tính thêm

1,5

c

Từ 50 % đến dưới 60%; ngoài số điểm được hưởng ở mục b thì cứ 1% điều tiết về ngân sách tỉnh được tính thêm

2

d

Từ 60% trở lên; ngoài số điểm được hưởng ở mục c thì cứ 1% điều tiết về ngân sách tỉnh được tính thêm

5

3

Diện tích tự nhiên

 

3.1

Diện tích đất tự nhiên

 

a

- Dưới 300 km2 được tính

3

b

- Từ 300 km2 trở lên; ngoài số điểm được tính ở mục a, cứ 10 km2 tăng thêm được tính thêm

0,1

3.2

Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên:

 

a

Dưới 5%

0

b

Từ 5% đến dưới 10%, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính thêm

0,1

c

Từ 10% đến 15%, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính thêm

0,3

d

Trên 15%, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính thêm

0,6

3.3

Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên

 

a

Dưới 30%

0

b

Từ 30% đến dưới 45% được

1

c

Từ 45% đến dưới 60% được

1,5

d

Từ 60% trở lên được

2

4

Số đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn

 

 

Từ 8 đơn vị hành chính cấp xã trở xuống được tính

3

 

Mỗi xã tăng thêm được tính thêm

0,1

5

Tiêu chí bổ sung

 

 

Thành phố Đà Lạt

9

 

Thành phố Bảo Lộc

6

 

Huyện Đức Trọng

5

 

Huyện Bảo Lâm

4

5. Xác định vốn đầu tư phân cấp cho các huyện, thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt:

Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính ra số điểm của từng huyện, thành phố và tổng số điểm của các huyện, thành phố làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư theo công thức sau:

Tổng số vốn cân đối cho mỗi huyện

=

Tổng số vốn đầu tư phân cấp cho các huyện

x Số điểm mỗi huyện

Tổng số điểm các huyện

Mức phân bổ cụ thể của từng năm kế hoạch cho các huyện, thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc phải đảm bảo không thấp hơn mức phân bổ của năm trước năm kế hoạch./.