cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 07/10/2011 Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ lao động nông thôn học nghề ngắn hạn đến năm 2020 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 53/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Ngày ban hành: 07-10-2011
  • Ngày có hiệu lực: 17-10-2011
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 24-06-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 616 ngày (1 năm 8 tháng 11 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 24-06-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 24-06-2013, Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 07/10/2011 Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ lao động nông thôn học nghề ngắn hạn đến năm 2020 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 14/06/2013 Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ lao động nông thôn học nghề ngắn hạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/2011/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 07 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỨC CHI HỖ TRỢ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HỌC NGHỀ NGẮN HẠN ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1266/TTr-SLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2011 và Báo cáo kết quả thẩm định số 769/BC-STP ngày 13 tháng 7 năm 2011 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ lao động nông thôn học nghề ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như sau:

1. Mức hỗ trợ học phí học nghề: được quy định chi tiết tại Phụ lục Danh mục và mức chi hỗ trợ học phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định này.

Mức hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn cho từng đối tượng tối đa không quá mức hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng quy định tại điểm 1 mục III Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

2. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ học nghề:

a) Đối tượng:

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

- Lao động nông thôn khác.

Đối tượng được hỗ trợ học nghề được xác định theo tiết c điểm 7.1 khoản 7 Điều 6 Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH;

b) Điều kiện:

- Trong độ tuổi lao động (nữ từ 16-55 tuổi; nam từ 16-60 tuổi).

- Có nhu cầu học nghề.

- Có trình độ học vấn (riêng đối với những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề, ...).

- Có sức khỏe phù hợp với ngành nghề cần học.

3. Nội dung chi đào tạo cho từng nghề:

- Tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề;

- Chi mua tài liệu, giáo trình, học liệu học nghề;

- Thù lao giáo viên, người dạy nghề;

- Phụ cấp lưu động cho giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề từ 15 ngày trở lên trong tháng. Mức phụ cấp là 0,2 lần so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn;

- Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề;

- Thuê lớp học, thuê thiết bị dạy nghề chuyên dụng (nếu có);

- Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị dạy nghề đối với trường hợp dạy nghề lưu động;

- Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học;

- Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có);

- Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

4. Đối với những nghề có chi phí đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chủ động xây dựng phương án huy động thêm nguồn kinh phí bổ sung từ học phí do người học đóng góp, hỗ trợ từ ngân sách địa phương và nguồn huy động khác để bảo đảm chi phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề.

5. Mức hỗ trợ học phí học nghề tính theo thời gian học nghề thực tế của học viên:

a) Học viên bỏ học nhưng đã tham gia từ 2/3 thời gian của khoá học trở lên: thanh toán 50% mức hỗ trợ học phí học nghề;

b) Học viên tốt nghiệp: thanh toán 100% mức hỗ trợ học phí học nghề.

6. Mức chi hỗ trợ học nghề (sinh hoạt phí) cho đối tượng là lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác:

a) Hỗ trợ tiền ăn: 15.000 đồng/ngày thực học/người (cơ sở đào tạo cấp phát trực tiếp đến học viên trong thời gian học nghề);

b) Hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

7. Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo quy định của Quyết định này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo chính sách khác của Nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo quy định của Quyết định này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo quy định của quyết định này nhưng tối đa không quá 03 lần.

8. Quy mô của lớp học tối đa không quá 35 học viên/01 lớp.

9. Nguồn kinh phí: từ nguồn kinh phí được bố trí riêng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020.

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị tham gia công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện; thanh quyết toán kinh phí theo đúng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 2652/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt nội dung và mức chi hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2010.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Thanh

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC VÀ MỨC HỖ TRỢ HỌC PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ (SCN) VÀ DẠY NGHỀ THƯỜNG XUYÊN (DNTX) DƯỚI 3 THÁNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

STT

Ngành nghề đào tạo

Cấp trình độ đào tạo SCN và DNTX

Thời gian đào tạo

Kinh phí hỗ trợ đồng/ người/khoá học

Tuần

Giờ

A

Lĩnh vực nông, lâm, ngư

 

 

 

 

I

Trồng trọt

 

 

 

 

1

Kỹ thuật trồng trọt

SCN

12

300

1.500.000

2

Trồng hoa, chăm sóc cây cảnh

SCN

12

300

1.500.000

3

Trồng nấm rơm

DNTX

8

200

1.000.000

4

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít

DNTX

8

200

1.000.000

5

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía

DNTX

8

200

1.000.000

6

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mì

DNTX

8

200

1.000.000

7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

DNTX

8

200

1.000.000

8

Kỹ thuật trồng lúa giống

DNTX

8

200

1.000.000

9

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều ghép

DNTX

8

200

1.000.000

10

Kỹ thuật trồng nho an toàn

DNTX

8

200

1.000.000

11

Kỹ thuật trồng táo

DNTX

8

200

1.000.000

12

Kỹ thuật trồng tỏi

DNTX

8

200

1.000.000

13

Kỹ thuật trồng rau sạch

DNTX

8

200

1.000.000

II

Chăn nuôi, thú y

 

 

 

 

1

Chăn nuôi - thú y

SCN

12

300

1.500.000

2

Kỹ thuật nuôi trùn

DNTX

8

200

1.000.000

3

Thú y

DNTX

8

200

1.000.000

4

Kỹ thuật nuôi lợn

DNTX

8

200

1.000.000

5

Kỹ thuật chăn nuôi gà

DNTX

8

200

1.000.000

6

Kỹ thuật nuôi bò, dê, cừu vỗ béo

DNTX

8

200

1.000.000

7

Kỹ thuật nuôi dê, cừu

DNTX

8

200

1.000.000

8

Kỹ thuật nuôi bò

DNTX

8

200

1.000.000

III

Thủy sản

 

 

 

 

1

Kỹ thuật đánh bắt thủy sản

SCN

12

300

1.500.000

2

Kỹ thuật nuôi cá kiểng

SCN

12

300

1.500.000

3

Kỹ thuật trồng rong sụn

DNTX

8

200

1.000.000

4

Kỹ thuật nuôi cá bống tượng

DNTX

8

200

1.000.000

5

Kỹ thuật nuôi cá trê lai

DNTX

8

200

1.000.000

6

Kỹ thuật nuôi lươn

DNTX

8

200

1.000.000

7

Kỹ thuật nuôi cá chình

DNTX

8

200

1.000.000

8

Kỹ thuật nuôi cua biển

DNTX

8

200

1.000.000

9

Kỹ thuật nuôi cá lóc

DNTX

8

200

1.000.000

10

Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng (nước lợ)

DNTX

8

200

1.000.000

11

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

DNTX

8

200

1.000.000

12

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha

DNTX

8

200

1.000.000

13

Kỹ thuật nuôi ốc hương

DNTX

8

200

1.000.000

14

Chế biến thủy sản

DNTX

4

100

500.000

B

Công nghiệp - xây dựng

 

 

 

 

1

Kỹ thuật xây dựng (nề)

SCN

20

500

2.500.000

2

Mộc dân dụng

SCN

16

400

2.000.000

3

Kỹ thuật hàn

SCN

12

300

1.500.000

4

Điện công nghiệp

SCN

12

300

1.500.000

5

Điện tử công nghiệp

SCN

12

300

1.500.000

6

Điện dân dụng

SCN

12

300

1.500.000

7

Điện tử dân dụng

SCN

12

300

1.500.000

8

Điện lạnh

SCN

12

300

1.500.000

9

Sản xuất gạch

DNTX

4

100

500.000

C

Thương mại - dịch vụ

 

 

 

 

1

Dược tá

SCN

48

1.200

3.000.000

2

Sửa chữa xe máy

SCN

20

500

2.500.000

3

Sửa chữa máy nông nghiệp

SCN

16

400

2.000.000

4

Tin học văn phòng

SCN

12

300

1.500.000

5

May dân dụng

SCN

12

300

1.500.000

6

May công nghiệp

SCN

12

300

1.500.000

7

Nghiệp vụ du lịch, nhà hàng

SCN

12

300

1.500.000

8

Sửa chữa máy tàu thủy

SCN

12

300

1.500.000

9

Sửa chữa điện thoại di động

SCN

16

400

2.000.000

10

Sửa chữa rắp ráp máy tính

SCN

12

300

1.500.000

11

Đan len

SCN

12

300

1.500.000

12

Ráp len

SCN

12

300

1.500.000

13

Kết tóc giả

SCN

12

300

1.500.000

14

Lái máy kéo

SCN

12

300

1.500.000

15

Lái xe hạng B2

SCN

13

568

3.000.000

16

Lái xe hạng C

SCN

20

888

3.000.000

17

Lái xe 3 bánh

DNTX

4

112

500.000

18

Thuyền, máy trưởng - hạng 4

DNTX

4

148 (tiết)

1.000.000

19

Thuyền, máy trưởng - hạng 5

DNTX

4

90 (tiết)

800.000

20

Thuyền, máy trưởng - hạng nhỏ

DNTX

4

45 (tiết)

550.000

21

Thuyền viên đi biển

DNTX

4

32 (tiết)

250.000

22

Làm muối sạch

DNTX

4

100

500.000

D

Tiểu thủ công nghiệp

 

 

 

 

1

Thủ công mỹ nghệ sò, ốc

SCN

12

300

1.500.000

2

In lụa

SCN

12

300

1.500.000

3

Đính kết cườm

SCN

12

300

1.500.000

4

Thêu máy

SCN

12

300

1.500.000

5

Kỹ thật trang điểm, cắt tóc

SCN

16

400

2.000.000

6

Tranh cát

DNTX

24

600

3.000.000

7

Dệt thổ cẩm

DNTX

12

384

1.500.000

8

Sản xuất gốm mỹ nghệ

DNTX

12

384

1.500.000

9

Dệt chiếu cói

DNTX

12

384

1.500.000

10

Đan, mây, tre, lát

DNTX

8

200

1.000.000

11

Thêu tay

DNTX

8

200

1.000.000

E

Nữ công gia chánh

 

 

 

 

1

Nữ công gia chánh

SCN

12

300

1.500.000

2

Làm bánh kem

DNTX

8

200

1.000.000

3

Cắm hoa - kết hoa

DNTX

4

100

500.000

Ghi chú: Đối với những nghề trong thực tế triển khai phát sinh ngoài Bảng danh mục trên thì mức hỗ trợ học phí học nghề là 500.000 đồng/người/tháng.