cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 06/09/2011 Quy định mức chi, quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 53/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Ngày ban hành: 06-09-2011
  • Ngày có hiệu lực: 16-09-2011
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 26-12-2014
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-12-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 817 ngày (2 năm 2 tháng 27 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 11-12-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 11-12-2013, Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 06/09/2011 Quy định mức chi, quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 3017/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 Hỗ trợ kinh phí cho các huyện, thành phố, thị xã để thực hiện đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015””. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 53/2011/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 06 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC CHI, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc Hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2011/NQ-HĐND ngày 26/7/2011 của Hội đồng nhận dân tỉnh ban hành Quy định về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 109/TTr-STP ngày 22/8/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mức chi, quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Thiệu

 

QUY ĐỊNH

VỀ MỨC CHI, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 06/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về mức chi, quản lý và sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

1. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh do ngân sách Nhà nước cấp kinh phí.

2. Quy định này áp dụng chi cho kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí:

1. Việc sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.

2. Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp do ngân sách Nhà nước bảo đảm và các nguồn huy động hợp pháp khác.

3. Kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cấp nào thì ngân sách cấp đó đảm bảo và được bố trí trong dự toán của Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

Chương II

NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI

Điều 4. Nội dung chi và mức chi:

1. Chi hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

a) Các nội dung chi:

- Chi tổ chức các cuộc hội thảo nghiệp vụ, họp định kỳ, đột xuất của Hội đồng;

- Chi văn phòng phẩm và biên soạn tài liệu phục vụ các hoạt động của Hội đồng;

- Chi các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra;

- Chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng…

b) Mức chi: Áp dụng theo mức chi quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Chi xây dựng và xét duyệt Đề án, Chương trình, Kế hoạch, Đề cương triển khai (Luật, Pháp lệnh, Nghị định....): Mức chi tùy theo quy mô, tính chất và nhiệm vụ của từng Chương trình, Đề án nhưng không quá các mức quy định dưới đây:

a) Xây dựng Đề cương chi tiết giới thiệu Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật:

+ Đề cương chi tiết do Báo cáo viên cấp tỉnh xây dựng: 50.000 đồng/trang A4 (mỗi trang tối thiểu phải đạt 400 từ), mức chi tối đa không quá 900.000 đồng/Đề cương;

+ Đề cương chi tiết do Báo cáo viên cấp huyện xây dựng: 40.000 đồng/trang A4 (mỗi trang tối thiểu phải đạt 400 từ), mức chi tối đa không quá 600.000 đồng/Đề cương;

+ Đề cương chi tiết do tuyên truyền viên cấp xã xây dựng: 30.000 đồng/trang A4 (mỗi trang tối thiểu phải đạt 400 từ), mức chi tối đa không quá 300.000đồng/Đề cương;

b) Xây dựng Đề cương, Chương trình, Đề án hoàn chỉnh:

+ Chương trình, Đề án cấp tỉnh xây dựng: 1.500.000 đồng/Chương trình, Đề án.

+ Chương trình, Đề án cấp huyện xây dựng: 1.000.000 đồng/Chương trình, Đề án;

+ Chương trình, Đề án cấp xã xây dựng: 700.000 đồng/Chương trình, Đề án.

c) Xét duyệt Đề cương, Đề án, Chương trình, Kế hoạch:

- Chủ tịch Hội đồng xét duyệt Đề cương, Đề án, Chương trình, Kế hoạch:

+ Cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp huyện: 150.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp xã: 100.000 đồng/người/buổi.

- Thành viên Hội đồng, thư ký:

+ Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp huyện:  100.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp xã: 80.000 đồng/người/buổi.

- Đại biểu đ­ược mời tham dự:

+ Cấp tỉnh: 70.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp huyện:  50.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp xã: 40.000 đồng/người/buổi.

- Nhận xét, phản biện của Hội đồng:

+ Cấp tỉnh: 200.000 đồng/bài viết;

+ Cấp huyện:  150.000 đồng/bài viết;

+ Cấp xã: 100.000 đồng/bài viết.

- Nhận xét của ủy viên Hội đồng:

+ Cấp tỉnh: 150.000 đồng/bài viết;

+ Cấp huyện:  100.000 đồng/bài viết;

+ Cấp xã: 80.000 đồng/bài viết.

d) Lấy ý kiến thẩm định Đề án, Chương trình, Kế hoạch bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý (trường hợp không thành lập Hội đồng):

 - Cấp tỉnh: 300.000 đồng/bài viết;

- Cấp huyện:  250.000 đồng/bài viết;

- Cấp xã: 200.000 đồng/bài viết.

3. Chi thù lao Báo cáo viên, Tuyên truyền viên, Cộng tác viên, biên dịch:

a) Thù lao Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật, Cộng tác viên tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt:

- Báo cáo viên cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/buổi (hoặc 01 chuyên đề);

- Báo cáo viên cấp huyện: 150.000 đồng/người/buổi (hoặc 01 chuyên đề);

- Tuyên truyền viên cấp xã, Cộng tác viên: 100.000 đồng/người/buổi.

b) Thù lao biên dịch tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật sang tiếng dân tộc thiểu số: 60.000 đồng/trang (tối thiểu mỗi trang phải đạt 300 từ của bản gốc).

4. Chi cho công tác hòa giải:

a) Thù lao hòa giải:

- 150.000 đồng/vụ việc hòa giải thành/tổ (căn cứ vào hồ sơ cụ thể có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc hòa giải thành của tổ hòa giải cơ sở).

- 100.000 đồng/vụ việc hòa giải không thành/tổ (căn cứ vào hồ sơ cụ thể có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc hòa giải không thành của tổ hòa giải cơ sở).

b) Chi in, mua tài liệu, văn phòng phẩm, sổ sách … phục vụ công tác hòa giải: 100.000 đồng/tổ/tháng.

5. Chi xây dựng và duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt:

a) Chi hỗ trợ tiền ăn cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ pháp luật: 20.000 đồng/người/ngày (không quá 01 ngày);

b) Chi tiền nước uống cho người dự sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt: 5.000 đồng/người/buổi.

6. Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, thuê người dẫn đường:

a) Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số kiêm người dẫn đường (trường hợp phải thuê người ngoài): 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước qui định cho khu vực quản lý hành chính.

b) Chi thuê người dẫn đường (không phải phiên dịch): 130% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước qui định cho khu vực quản lý hành chính.

 c) Nội dung và mức chi qui định tại các Điểm a, b Khoản này chỉ áp dụng đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt tại vùng sâu cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

7. Chi tổ chức các cuộc thi, Hội thi tìm hiểu pháp luật:

a) Chi biên soạn đề thi (bao gồm cả hướng dẫn và biểu điểm): Thực hiện theo qui định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn mức chi xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi cấp địa phương và cấp quốc gia.

b) Chi bồi dưỡng chấm thi (ban giám khảo), xét công bố kết quả cuộc thi (tối đa không quá 07 người và không quá 05 ngày):

+ Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/ngày;

+ Cấp huyện:  100.000 đồng/người/ngày;

+ Cấp xã: 80.000 đồng/người/ngày.

c) Chi bồi dưỡng cho thành viên Ban tổ chức cuộc thi.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng thi, Thư ký: 150.000 đồng/người/ngày:

+ Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/ngày;

+ Cấp huyện:  100.000 đồng/người/ngày;

+ Cấp xã: 80.000 đồng/người/ngày.

d) Chi giải thưởng:

* Giải thưởng cuộc thi tổ chức quy mô cấp tỉnh:

- Tập thể:

+ Giải nhất: 1.500.000 đồng;

+ Giải nhì:  1.000.000 đồng;

+ Giải ba: 800.000 đồng;

+ Giải khuyến khích:  500.000 đồng.

- Cá nhân:

+ Giải nhất: 750.000 đồng;

+ Giải nhì:  500.000 đồng;

+ Giải ba: 400.000 đồng;

+ Giải khuyến khích:  250.000 đồng.

* Giải thưởng cuộc thi tổ chức quy mô cấp huyện:

- Tập thể:

+ Giải nhất: 1.000.000 đồng;

+ Giải nhì:  800.000 đồng;

+ Giải ba: 600.000 đồng;

+ Giải khuyến khích:  400.000 đồng.

- Cá nhân:

+ Giải nhất: 600.000 đồng;

+ Giải nhì:  500.000 đồng;

+ Giải ba:  400.000 đồng;

+ Giải khuyến khích:  200.000 đồng.

* Giải thưởng cuộc thi tổ chức quy mô cấp xã:

- Tập thể:

+ Giải nhất: 800.000 đồng;

+ Giải nhì:  600.000 đồng;

+ Giải ba:  400.000 đồng.

+ Giải khuyến khích:  300.000 đồng.

- Cá nhân:

+ Giải nhất: 500.000 đồng;

+ Giải nhì:  400.000 đồng;

+ Giải ba:  250.000 đồng;

+ Giải khuyến khích:  150.000 đồng.

8. Đối với các khoản chi đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không quy định cụ thể trong quy định này được áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Chương III

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ

Điều 5. Lập dự toán, cấp phát, sử dụng và quyết toán kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

1. Lập dự toán và cấp phát kinh phí:

- Hàng năm, căn cứ vào Quyết định phê duyệt Chương trình, Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lập dự toán kinh phí, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để tổng hợp bố trí trong dự toán hàng năm cho đơn vị, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Riêng khoản kinh phí đảm bảo hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được chi vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan thường trực Hội đồng.

- Trên cơ sở dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm, cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc cấp phát nguồn kinh phí cho cơ quan lập dự toán.

2. Sử dụng và quyết toán kinh phí:

a) Kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được phân bổ và quyết toán theo quy định hiện hành.

b) Việc sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

Điều 6. Cơ quan quản lý và thanh toán, quyết toán kinh phí:

Cơ quan quản lý và thanh toán, quyết toán kinh phí là cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và các cơ quan, đơn vị có thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được đảm bảo kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Tổ chức thực hiện:

1. Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm kiểm tra về việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.

Điều 8. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời kiến nghị bằng văn bản gửi về Sở Tư pháp, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.