cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 28/06/2011 Về danh mục, mức chi đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 03 tháng tại cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 15/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Ngày ban hành: 28-06-2011
  • Ngày có hiệu lực: 28-06-2011
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 08-04-2013
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 16-04-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1754 ngày (4 năm 9 tháng 24 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 16-04-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 16-04-2016, Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 28/06/2011 Về danh mục, mức chi đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 03 tháng tại cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 14/2016/QĐ-UBND ngày 16/04/2016 Về mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 15/2011/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 28 tháng 6 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC DANH MỤC, MỨC CHI ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ, DẠY NGHỀ DƯỚI 03 THÁNG TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

UỶ BAN NHÂN BÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 660/TTr-LĐTBXH-TC ngày 22 tháng 6 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục, mức chi đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng tại các cơ sở dạy nghề, cơ sở khác có tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Danh mục và mức chi đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 03 tháng được áp dụng đối với lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Ưu tiên dạy nghề cho lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

Chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 (ba) tháng của từng nghề là chương trình đào tạo tối thiểu bắt buộc các cơ sở dạy nghề phải thực hiện. Các cơ sở dạy nghề được phép điều chỉnh từ 10% đến 30% chương trình khung này cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; nhu cầu của doanh nghiệp; nhu cầu xã hội; nhu cầu của người học nghề và đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Mức chi hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 (ba) tháng để thực hiện đào tạo nghề cho các đối tượng hưởng lợi của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là mức hỗ trợ tối đa. Mức chi hỗ trợ đào tạo nghề không bao gồm tiền ăn, tiền đi lại cho các đối tượng ưu tiên.

Điều 3. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tài chính và các ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số: 11/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2010 của UBND tỉnh.

Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các ngành, địa phương liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VB QPPL, Bộ Tư Pháp;
- TT/Tỉnh uỷ, TT/HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở LĐTBXH,Tài chính, KH&ĐT, NN&PTNT; Công thương; Hội nông dân tỉnh; Kho bạc nhà nước tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Các phó VP, CV;
- Lưu VT, VX.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

DANH MỤC VÀ MỨC CHI ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DẠY NGHỀ DƯỚI 03 THÁNG ĐỂ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

(Kèm theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Trị)

TT

Tên nghề đào tạo

Số học sinh/ lớp học

(Người)

Thời gian đào tạo (Tháng)

Tổng số tiết giảng dạy/ khóa học

Trong đó

Mức kinh phí hỗ trợ tối đa

(Đồng/HS/Khóa)

Lý thuyết

(tiết)

Thực hành

(giờ)

Hoạt động đánh giá

(giờ)

1

Sửa chữa, bảo trì xe, máy và thiết bị cơ khí

22- 35

3

390

90

280

20

1.800.000

2

Kỹ thuật Hàn và gia công cơ khí

22- 35

4

464

115

329

20

1.900.000

3

Kỹ thuật gò, hàn

22- 35

3

337

87

230

20

1.600.000

4

Sửa chữa xe máy

22- 35

4

464

115

329

20

1.600.000

5

Điện công nghiệp

22- 35

4

436

104

312

20

1.600.000

6

Điện dân dụng

22- 35

3

337

87

230

20

1.400.000

7

Điện lạnh dân dụng

22- 35

4

436

104

312

20

1.200.000

8

Mộc dân dụng

22- 35

3

387

100

267

20

1.600.000

9

Mộc công nghiệp

22- 35

3

387

100

267

20

1.600.000

10

Mộc mỹ nghệ

22- 35

4

464

115

329

20

1.900.000

11

Kỹ thuật xây dựng (Nề)

22- 35

3

387

100

267

20

1.400.000

12

Điện nước xây dựng

22- 35

3

390

90

280

20

1.600.000

13

May công nghiệp

22- 35

4

436

104

312

20

1.800.000

14

Đan lát truyền thống

22- 35

2

264

55

194

15

1.200.000

15

Kỹ thuất sản xuất chổi đót

22- 35

1

120

10

102

8

500.000

16

Vận hành máy thi công công trình (xúc/đào/ủi)

22- 35

3

375

94

261

20

1.800.000

17

Sửa chữa vận hành máy nông nghiệp – ngư nghiệp

22- 35

3

375

94

261

20

1.500.000

18

Tin học văn phòng (Dạy nghề cho người tàn tật)

22- 35

3

375

94

261

20

1.500.000

19

Xoa bóp bấm huyệt (Dạy nghề cho người tàn tật)

22- 35

3

375

94

261

20

1.500.000

20

Kỹ thuật chế biến món ăn

22- 35

1

120

10

102

8

800.000

21

Chăm sóc da

22- 35

2

264

55

194

15

1.200.000

22

Thiết kế tạo mãu tóc

22- 35

2

264

55

194

15

1.200.000

23

Trang điểm thẩm mỹ

22- 35

2

264

55

194

15

1.200.000

24

Trồng rau an toàn

22- 35

2

264

55

194

15

1.200.000

25

Kỹ thuật trồng cây ăn quả (Cam/dứa/bưởi/quýt …)

22- 35

1

120

10

102

8

500.000

26

Kỹ thuật trồng hoa cúc/hồng/đồng tiền …

22- 35

1

120

10

102

8

500.000

27

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh

22- 35

2

264

55

194

15

1.000.000

28

Kỹ thuật trồng sắn/ngô/ lúa/đậu phụng …

22- 35

1

120

10

102

8

500.000

29

Trồng chăm sóc/khai thác cao su

22- 35

1

120

10

102

8

500.000

30

Kỹ thuật trồng chăm sóc /thu hoạch cà phê

22- 35

1

120

10

102

8

500.000

31

Kỹ thuật trồng chăm sóc/ thu hoạch hồ tiêu

22- 35

1

120

10

102

8

500.000

32

Kỹ thuật sản xuất nước mắm

22- 35

1,5

176

22

144

10

900.000

33

Chế biến và bảo quản nông sản

22- 35

1

120

10

102

8

600.000

34

Kỹ thuật trồng nấm sò/rơm/linh chi

22- 35

1

120

10

102

8

600.000

35

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

22- 35

1

120

10

102

8

500.000

36

Kỹ thuật chế biến hấp sấy cá mực

22- 35

1

120

10

102

8

600.000

37

Phòng trừ sâu bệnh cây lương thực

22- 35

1

120

10

102

8

700.000

38

Kỹ thuật nuôi và trừ bệnh cho lợn

22- 35

1

120

10

102

8

700.000

39

Phòng trừ sâu bệnh cây công nghiệp

22- 35

1

120

10

102

8

700.000

40

Kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh cho gà, vịt

22- 35

1

120

10

102

8

700.000

41

Phòng trừ bệnh trên cây ăn quả

22- 35

1

120

10

102

8

700.000

42

Kỹ thuật gieo tinh cho heo/bò

22- 35

1

120

10

102

8

700.000

43

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu/bò/dê

22- 35

1

120

10

102

8

700.000

44

Kỹ thuật sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi trang trại

22- 35

2

264

66

183

15

1.200.000

45

Nuôi ong lấy mật

22- 35

1

120

10

102

8

600.000

46

Dệt thổ cẩm

22- 35

2

264

66

183

15

1.200.000

47

Lái phương tiện thuỷ nội địa

22- 35

3

375

94

261

20

1.800.000

48

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ném

22- 35

2

264

66

183

15

1.000.000

49

Phục vụ buồng

22- 35

3

387

100

267

20

1.600.000

50

Cắt, uốn tóc, giặt là

22- 35

3

387

100

267

20

1.600.000

51

Nghiệp vụ lễ tân

22- 35

3

387

100

267

20

1.600.000

52

Pha chế đồ uống - Bar

22- 35

3

387

100

267

20

1.600.000

Ghi chú:

1. Khung định mức chi:

- Chi phí cho giáo viên dạy lý thuyết không vượt quá 10% so với tổng chi phí cho một lớp đào tạo.

- Chi phí dạy thực hành bao gồm: Lương giáo viên, phôi liệu, nguyên vật liệu, thiết bị, khấu hao tài sản cố định lớp học (nếu có), thuê vận chuyển thiết bị, đối với những nghề dạy lưu động; chỉnh sửa biên soạn chương trình (nếu có) không dưới 75% tổng chi cho một lớp đào tạo.

- Chi quản lý, tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, tài liệu học viên, thuê địa điểm học (nếu có), cấp chứng chỉ nghề, coi chấm thi hoàn thành khóa học… không vượt quá 15% so với tổng chi phí cho một lớp đào tạo.

2. Riêng đối tượng là lao động nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là người tàn tật, quy mô 01 lớp tối thiểu có thể 18 người/lớp.