cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/04/2011 Quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 18/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Ngày ban hành: 20-04-2011
  • Ngày có hiệu lực: 30-04-2011
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 02-11-2012
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 25-08-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1213 ngày (3 năm 3 tháng 28 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 25-08-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 25-08-2014, Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/04/2011 Quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 Hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2011/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 04 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ Về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ Về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ Về thu tiền sử dụng đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Căn cứ Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ Về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất thuê mặt nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường tại Tờ trình số 197/TT-TNMT ngày 15/4/2011 Về việc ban hành bản quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 10/11/2009 của UBND tỉnh Về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 4066/QĐĐC-UBND ngày 20/11/2009 đính chính quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 10/11/2009; Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của bản quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Ban hành quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

QUY ĐỊNH

VỀ THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo quyết định số 18 /2011/QĐ ngày 20/04/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bản quy định này quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Những nội dung không quy định tại bản quy định này thì thực hiện theo các quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân người nước ngoài đang sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế thì được bồi thường, hỗ trợ về đất, về tài sản và được hỗ trợ, bố trí tái định cư theo quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và bản quy định này;

2. Cơ quan, cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Điêu 3. Những trường hợp không áp dụng quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại bản quy định này

1. Dự án sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, nhà đầu tư được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.

2. Người thuê, mượn nhà đất của người có nhà đất bị thu hồi; nhận góp vốn liên doanh, liên kết mà chưa chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản vào liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật; các đối tượng không được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

3. Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình công cộng phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ.

Điều 4. Khấu trừ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.

 1. Trường hợp nhà đầu t­ư thực hiện ứng tr­ước tiền bồi th­ường, hỗ trợ, tái định c­ư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi th­ường, giải phóng mặt bằng theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tr­ước ngày 01/10/2009 (ngày Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của chính phủ có hiệu lực thi hành), theo chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định c­ư, khi Nhà nước thu hồi đất. Đối với dự án đã chi trả xong, đang thực hiện chi trả hoặc chưa thực hiện chi trả thì được ngân sách Nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Mức được trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất, số tiền thuê đất phải nộp.

 Trường hợp nhà đầu t­ư thực hiện ứng tr­ước tiền bồi th­ường, hỗ trợ, tái định c­ư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi th­ường, giải phóng mặt bằng theo ph­ương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau ngày 01/10/2009 (theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ) thì được ngân sách Nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ số tiền đã ứng trước vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Mức trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất, số tiền thuê đất phải nộp, phần còn lại được đưa vào vốn đầu tư của dự án

2. Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã phê duyệt được tính vào vốn đầu tư của dự án.

3. Trường hợp chủ đầu tư ứng trước kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho diện tích đất hành lang giao thông, đất nhỏ lẻ khó canh tác ngoài chỉ giới giao cho thuê đất của dự án, khi có dự án triển khai vào diện tích đã bồi thường nêu trên chủ đầu tư mới có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ kinh phí mà nhà đầu tư trước đã chi trả, theo phương án bồi thường giải phóng mặt bằng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cộng lãi xuất tiền vay ngân hàng Nhà nước theo từng năm.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1 BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ ĐẤT

Điều 5. Nguyên tắc bồi thường

 Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo Bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành ngày 01 tháng 01 hàng năm. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:

1) Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch;

2) Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 bản quy định này.

Điều 6. Điều kiện để được bồi thường về đất

Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.

Điêu 7. Những trường hợp không được bồi thường về đất

1. Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của bản quy định này.

2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

3. Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định sau:

a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

b) Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;

c) Người sử dụng đất cố ý huỷ hoại đất;

d) Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền

đ) Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây

- Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;

- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

e) Cá nhân sử dụng đất đã mất mà không có người thừa kế;

f) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

g) Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;

h) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;

i) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền (12 tháng); đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền (18 tháng); đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền (24 tháng);

k) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền (12 tháng) hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng (24 tháng) so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.

Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối với các trường hợp bị thu hồi đất quy định tại khoản 3 này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

4. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;

5. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;

6. Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại Điều 6 của bản quy định này nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2,3,4 và 5 Điều này.

Điều 8. Khấu trừ nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện

Việc khấu trừ nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện vào tiền bồi thường, hỗ trợ được quy định cụ thể như sau:

1. Người được bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với diện tích đất bị thu hồi thì phải khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ (không khấu trừ vào tiền bồi thường tài sản; tiền hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm).

2. Nghĩa vụ tài chính về đất đai khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

Điều 9. Giá đất để tính bồi thường và chi phí đầu tư vào đất còn lại

1. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng đã được UBND tỉnh quy định và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng.

a) Trường hợp thực hiện bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm bồi thường do UBND tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất thì bồi thường theo giá tại thời điểm trả tiền bồi thường. Nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất;

b) Trường hợp thực hiện bồi thường chậm do người bị thu hồi đất gây ra, nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

2. Chi phí đầu tư vào đất còn lại quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là các chi phí thực tế hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được. Các khoản chi phí đầu tư vào đất phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh. Chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định bằng ( = ) tổng chi phí thực tế hợp lý tính thành tiền đã đầu tư vào đất trừ ( - ) đi số tiền đầu tư phân bổ cho thời gian đã sử dụng đất. Các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm:

a) Tiền sử dụng đất của thời hạn chưa sử dụng đất trong trường hợp giao đất có thời hạn, tiền thuê đất đã nộp trước cho thời hạn chưa sử dụng đất (có chứng từ, hóa đơn nộp tiền );

b) Các khoản chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất được giao, được thuê phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trường hợp thu hồi đất mà đã được bồi thường về đất thì không được bồi thường chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất;

c) Các khoản chi phí khác có liên quan;

3. Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ về chi phí đã đầu tư vào đất đối với đất phi nông nghiệp thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ vào đầu tư thực tế để xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Điều 10. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân.

1. Đất nông nghiệp được bồi thường gồm: Đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất là rừng trồng; đất nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp khác.

2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng. Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng;

3. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đang sử dụng v­ượt 2,0 ha thì việc bồi th­ường đ­ược thực hiện nh­ư sau:

a) Trường hợp v­ượt hạn mức do đ­ược thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nh­ượng từ người khác, thì đ­ược bồi th­ường về đất, cây trồng trên đất, th­ưởng giải phóng mặt bằng nhanh;

b) Diện tích đất v­ượt hạn mức giao đất nông nghiệp (2ha) của các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì không đ­ược bồi th­ường về đất, chỉ đ­ược bồi thường chi phí đầu t­ư vào đất còn lại bằng 20% giá đất nông nghiệp cùng hạng.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dung đất nông nghiệp không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 84/2007/NĐ-CP khi bị Nhà n­ước thu hồi thì đ­ược bồi th­ường về đất, cây trồng trên đất, th­ưởng giải phóng mặt bằng nhanh, nh­ưng diện tích đ­ược bồi th­ường, hỗ trợ không v­ượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp (2ha).

5. Trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Nếu tiền chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất bằng 20% giá đất nông nghiệp cùng hạng.

6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh trước ngày có quyết định chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại bằng 20% giá đất nông nghiệp cùng hạng ;

7. Thửa đất sau khi thu hồi có diện tích còn lại từ 50 m2 trở xuống hoặc có diện tích hình thể phức tạp khó canh tác, nếu chủ sử dụng đất có đơn đề nghị thu hồi hết và được chính quyền địa phương xác nhận thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm kiểm tra thửa đất tại thực địa. Trường hợp thu hồi đề nghị UBND cấp huyện ra quyết định thu hồi đất, lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và giao UBND xã quản lý.

Điều 11. Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; đất nông nghiệp để lại khó giao theo Nghị định số 64/CP ; đất kênh mương nội đồng ;

1. Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; đất nông nghiệp để lại khó giao theo Nghị định số 64/CP khi Nhà nước thu hồi thì không được bồi thường, nhưng được hỗ trợ về đất tương đương như đất nông nghiệp quỹ I cùng hạng (bồi thường về đất; hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; hỗ trợ thưởng giải phóng mặt bằng nhanh).

 Số tiền hỗ trợ trên được phân chia như sau.

a) Chi cho người nhận thầu khoán theo các mức :

Mức 20% giá đất nông nghiệp cùng hạng đối với diện tích đất nhận khoán và đã sử dụng liên tục từ 03 năm trở lên ;

Mức 10% giá đất nông nghiệp cùng hạng đối với diện tích đất nhận khoán và đã sử dụng dưới 03 năm;

Mức hỗ trợ trên áp dụng cho cả việc thuê ao, hồ, đầm để nuôi trồng thủy sản. Trường hợp đã được tính bồi thường hoặc hỗ trợ công đào đắp, nạo vét, cải tạo thì không được tính hỗ trợ theo quy định trên.

b) Khoản tiền còn lại nộp vào ngân sách của xã, phường, thị trấn và chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng của xã, phường, thị trấn theo quy định;

2. Khi Nhà nước thu hồi đất là đường giao thông nội đồng, mương nội đồng, nếu không xác định được chi phí đầu tư xây dựng thì được hỗ trợ theo diện tích đất thu hồi, mức hỗ trợ bằng 100% giá đất nông nghiệp liền kề tại vị trí thu hồi đất. Số tiền hỗ trợ chuyển vào ngân sách xã, phường, thị trấn quản lý để sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật ;

Điều 12. Xử lý một số trường hợp cụ thể về đất ở

1. Người bị thu hồi đất ở không thuộc đối tượng được bồi thường theo quy định của bản Quy định này nếu không còn nơi ở nào khác thì được xem xét giao đất mới và phải nộp tiền sử dụng đất theo giá quy định của UBND tỉnh.

2. Đất vườn, ao liền kề với đất ở được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư :

a) Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ trước ngày 18/12/1980 mà trong hồ sơ địa chính hoặc có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì toàn bộ diện tích đó được xác định là đất ở . Trường hợp ranh giới thửa đất chưa được xác định trong hồ sơ địa chính hoặc trên các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì diện tích đất ở được xác định bằng 03 lần hạn mức giao đất ở của UBND tỉnh, nhưng tổng diện tích không vượt quá diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng. Phần diện tích đất còn lại (nếu có) sau khi đã xác định thửa đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất ;

b) Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/07/2004 và người đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 5, Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở, đất vườn, ao được xác định theo giấy tờ đó ;

c) Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/07/2004 và người đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1 ,2 ,5, Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở, đất vườn, ao được xác định như sau:

- Diện tích đất ở được xác định theo hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh quy định (hạn mức đất ở đối với khu vực đô thị là 120m2; hạn mức đất ở đối khu vực nông thôn: đồng bằng là 200m2, trung du là 300m2, miền núi là 400m2). Phần diện tích đất còn lại được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

- Đối với những vùng nông thôn có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ, thì hạn mức đất ở được xác định không quá 3 lần hạn mức giao đất ở nông thôn theo quy định của UBND tỉnh, nhưng tổng diện tích không vượt quá diện tích đất bị thu hồi.

3. Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần đất ở của người đang sử dụng để xây dựng theo quy hoạch mà phần diện tích đất ở còn lại phải thu hồi theo quy định tại Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ, nếu điều kiện thực tế có thể hợp khối với thửa đất liền kề phù hợp với quy hoạch xây dựng thì UBND cấp huyện ra thông báo bằng văn bản để chủ sử dụng đất hợp khối trong thời hạn tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo. Quy trình hợp khối thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và Luật Xây dựng.

Quá thời hạn nêu trên mà chủ sử dụng đất chưa hợp khối thì UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện theo thẩm quyền ra quyết định thu hồi. UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý chống lấn chiếm để sử dụng theo quy hoạch và gộp chung vào một phương án bồi thường cùng với phần diện tích đất nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định chung. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ để thu hồi phần diện tích đất còn lại ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng đối với trường hợp trên do người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chi trả và được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định.

4. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất nhưng đã cấp trái thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của tổ chức khi bị Nhà nước thu hồi đất thì thực hiện như sau:

a) Hộ gia đình cá nhân được cấp đất trước ngày 15/10/1993 khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng 60% giá đất ở theo quy định của UBND tỉnh cho diện tích nằm trong hạn mức giao đất ở hiện hành, diện tích đất vượt hạn mức thì không được bồi thường về đất.

b) Hộ gia đình cá nhân được cấp đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ Về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành thì được bồi thường 50% giá đất ở theo quy định của UBND tỉnh cho diện tích nằm trong hạn mức giao đất ở hiện hành, diện tích đất vượt hạn mức thì không được bồi thường về đất.

c) Hộ gia đình cá nhân được cấp đất từ ngày Nghi định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ có hiệu lực thi hành thì không được bồi thường về đất.

5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do lấn chiếm xây dựng nhà ở, nếu phù hợp với quy hoạch khu dân cư khi bị Nhà nước thu hồi đất, thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, thì được bồi thường về đất bằng 50% giá đất ở theo quy định của UBND tỉnh đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở mới; diện tích đất vượt hạn mức thì không được bồi thường về đất.

b) Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 về sau thì không được bồi thường về đất.

Điều 13. Bồi thường thiệt hại đối với đất phi nông nghiệp

1. Người sử dụng đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất, nhưng được bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại Điều 9 của bản quy định này, nếu tiền đó không thuộc nguồn vốn của ngân sách nhà nước.

2. Người sử dụng đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thời hạn đã nộp tiền sử dụng đất hoặc được nhà nước cho thuê đất và đã nộp tiền thuê đất một lần , được Nhà nước cho thuê đất đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền thuê đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất nhưng được bồi thường chi phí đã đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại Điều 9 của bản quy định này.

3. Người sử dụng đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất với thời hạn lâu dài và đã nộp tiền sử dụng đất nhưng tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất.

Tổ chức sử dụng đất phi nông nghiệp bị thu hồi đất theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều này được xem xét giao hoặc cho thuê đất mới. Việc giao đất, cho thuê đất mới phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và phù hợp với dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở, thì được bồi thường theo giá đất ở.

Điều 14. Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Trường hợp thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực tế của thửa đất nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được bồi thường, hỗ trợ theo quy định sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp khi thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị định 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ thì thực hiện bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế; Đ­ược hỗ trợ 100% các khoản bồi th­ường, hỗ trợ của diện tích chênh lệch thiếu so với giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu mốc giới, hình thể của thửa đất không thay đổi so với thời điểm được giao đất hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đ­ược chính quyền địa ph­ương xác nhận.

b) Hộ gia đình, cá nhân có đất ở; đất trồng cây lâu năm; đất lâm nghiệp và đất do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho, khi Nhà nước thu hồi thì được bồi th­ường, hỗ trợ theo diện tích đo đạc thực tế. 

2. Trường hợp diện tích đo đạc thực tế lớn hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc tr­ước đây thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng ký tr­ước đây ng­ười sử dụng đất không kê khai hết diện tích nh­ưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã đ­ược xác định, không có tranh chấp với những chủ sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm thì đ­ược bồi th­ường, hỗ trợ:

- Diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đât được bồi thường về đất, hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; bồi thường hoa màu trên đất; hỗ trợ th­ưởng giải phóng mặt bằng nhanh.

- Phần diện tích lớn hơn được bồi thường về đất; hoa màu trên đất; th­ưởng giải phóng mặt bằng nhanh.

3. Không bồi thường về đất đối với phần diện tích đất nhiều hơn diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, nếu diện tích đất nhiều hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có.

Điều 15. Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn

Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước không thu hồi đất được quy định cụ thể như sau:

1. Trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất:

a) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, từ đất ở sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng;

b) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng.

2. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (Nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình) nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng thì được bồi thường bằng tiền cụ thể như sau:

a) Đất nằm trong hành lang bao vệ an toàn lưới điện cao áp trên không:

- Bồi thường về đất: Chủ sử dụng đất được bồi thường một lần bằng 60% giá đất cùng mục đích sử dụng theo quy định của UBND tỉnh tại vị trí có diện tích đất nằm trong phạm vi an toàn lưới điện cao áp. Điều kiện được bồi thường về đất theo quy định tại Điều 6 của bản quy định này.

- Bồi thường về tài sản: Đối với nhà cửa và vật kiến trúc có chiều cao gây nguy cơ mất an toàn theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 thì phải tháo rỡ và được bồi thường, hỗ trợ theo Điều 18 của Bản quy định này.

- Bồi thường về cây trồng: Đối với cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp khi trưởng thành có chiều cao gây nguy cơ mất an toàn theo Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ thì phải chặt bỏ và được bồi thường, hỗ trợ một lần, sau đó phải chuyển sang trồng loại cây trồng khác không gây ảnh hưởng tới lưới điện. Mức bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo khoản 2, khoản 3 Điều 20 của bản quy định này.

b) Quy định đối với hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.

Đất nằm trong hành lang bảo vệ các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường bộ, đường sắt không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dung đất thì hội đồng bồi thường GPMB có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định cụ thể mức độ hạn chế sử dụng để bồi thường thiệt hại.

3. Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 16: Nhà nước thu hồi đất do Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý để giao cho các chủ đầu tư khác.

1. Trường hợp thu hồi đất giao cho dự án sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật, thì chủ đầu tư phải hoàn trả cho Trung tâm phát triển quỹ đất chi phí bồi th­ường giải phóng mặt bằng theo ph­ương án đ­ược duyệt và những chi phí hợp lý khác theo quy định.

2. Trường hợp giao đất cho dự án sản xuất, kinh doanh:

a) Dự án sản xuất, kinh doanh mà vốn đầu tư không phải nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp khi giao đất phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án theo quy định của pháp luật.

b) Trường hợp đặc biệt (vị trí đất có lợi thế kinh doanh không thuận lợi; hạ tầng giao thông ch­ưa đầy đủ hoặc không có người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án) thì UBND tỉnh quyết đinh thu hồi giao cho thuê đất. Chủ đầu tư phải hoàn trả toàn bộ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án được duyệt và các chi phí hợp lý khác, Sở Tài chính chủ trì định giá thuê đất đảm bảo phù hợp, công bằng với các dự án tham gia đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án tại điểm a khoản này.

MỤC 2 BỒI THƯỜNG TÀI SẢN

Điều 17. Nguyên tắc bồi thường về tài sản

1. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường.

2. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.

3. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi đã có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường.

4. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01/7/2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì không được bồi thường.

5. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất đã được công bố thì không được bồi thường.

6. Hệ thống máy móc, dây truyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.

7. Khi xây dựng các công trình có hành lang bảo vệ an toàn mà Nhà nước không thu hồi đất nhưng thiệt hại về tài sản, cây trồng, vật kiến trúc thì được bồi thường theo mức thiệt hại thực tế.

Điều 18. Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất

1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình được ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Đối với nhà, công trình xây dựng và các tài sản vật kiến trúc khác không thuộc đối tượng trên thì được bồi thường theo mức bồi thường tại Bảng giá số 1B kèm theo quyết định này.

3. Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình. Trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.

4. Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại các khoản: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11, Điều 8 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP và các Điều: 44, 45 của Nghị định 84/2007/NĐ-CP nhưng tại thời điểm xây dựng mà chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này.

5. Nhà, công trình khác được xây dựng trước ngày 01/7/2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại các khoản: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11, Điều 8 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP và các Điều: 44, 45 của Nghị định 84/2007/NĐ-CP mà khi xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và cắm mốc hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cắm mốc thì không được bồi thường. Trường hợp đặc biệt, UBND tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể.

6. Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại các khoản: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11, Điều 8 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP và các Điều: 44, 45 của Nghị định 84/2007/NĐ-CP mà khi xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng thì không được bồi thường, không được hỗ trợ; người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải tự tháo dỡ và chịu chi phí phá dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền phá dỡ.

7. Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường.

8. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 4,6,7 và 10 Điều 38 của Luật Đất đai thì không được bồi thường.

9. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2,3,5,8,9,11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai thì việc xử ly tài sản theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

Điều 19. Bồi thường về di chuyển mồ mả

Đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền bồi thường được tính cho chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Mức bồi thường cụ thể theo Bảng giá số 3 kèm theo Quyết định này. Trường hợp đặc biệt do UBND tỉnh quyết định.

Điều 20. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi.

1. Mức bồi thường, hỗ trợ (di chuyển, chặt hạ) đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong ba năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

2. Mức bồi thường đối với cây lâu năm được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất. Mức bồi thường được tính theo bảng giá số 2A kèm theo Quyết định này. Một số trường hợp cụ thể quy định như sau:

a) Đối với các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ: tính theo mật độ cây trồng chính trên hecta (cây/ha) theo bảng về mật độ cây trồng kèm theo;

b) Đối với những cây trồng xen ghép trước khi công bố chủ trương quy hoạch và thu hồi đất, thì được xem xét hỗ trợ; mức hỗ trợ không quá 50% theo giá quy định của từng loại cây trồng;

c) Đối với cây trồng xen ghép sau khi đã công bố quy hoạch và thu hồi đất thì không được bồi thường, hỗ trợ;

d) Đối với cây trồng ươm (đang ở thời kỳ ươm giống): chỉ hỗ trợ di chuyển;

đ) Đối với cây trồng xen canh ngắn ngày theo mùa vụ thì tính bồi thường theo thực tế.

3. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý, chăm sóc, bảo quản thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo quản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Đối với vật nuôi trong nuôi trồng thuỷ sản được bồi thường theo quy định sau:

a) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không được bồi thường ;

b) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch được thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra.

Điều 21. Xử lý tiền bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước

Tổ chức bị Nhà nước thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản do Nhà nước giao quản lý sử dụng, phải di dời đến cơ sở mới thì được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 22. Bồi thường cho người lao động do ngừng việc

Việc bồi thường cho người lao động do ngừng việc được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

MỤC 3 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Điều 23. Hỗ trợ di chuyển

1. Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi 3km được hỗ trợ 4.000.000đ/hộ; di chuyển trên 3km được hỗ trợ 5.000.000đ/hộ.

2. Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ toàn bộ chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt.

3. Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác, trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới, được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong 06 tháng, mỗi tháng 1.000.000 đ/hộ.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất phải dỡ nhà ở, phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển bằng mức quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Trường hợp tái định cư tại chỗ (không phải di chuyển sang nơi ở khác), nhưng phải tháo dỡ toàn bộ nhà ở chính thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở hoặc làm nhà tạm trong 06 tháng, mỗi tháng 1.000.000đ/hộ.

Điều 24. Quy định về tái định cư

1. Đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.

2. Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái định cư trong các trường hợp sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).

b) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

d) Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để xem xét bố trí tái định cư cho phù hợp.

3. Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó. Trường hợp không nhận đất ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.

Diện tích một suất tái định cư tối thiểu quy định là 50m2.

4. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở (không nhận đất ở tái định cư) thì được hỗ trợ một khoản tiền trừ trường hợp đã nhận tiền hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 3 Điều này, như sau:

a) Các xã, phường thuộc thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên là: 50 triệu đồng/ hộ ;

b) Vùng còn lại là: 40 triệu đồng/ hộ ;

Khi có biến động về giá thì UBND tỉnh sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ cho phù hợp.

5. Việc lập và thực hiện dự án tái định cư, bố trí tái định cư, điều kiện khu tái định cư, quyền, nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thực hiện theo Điều 34, 36, 37, 38 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP; khoản 5, Điều 4 Nghị định 17/2006/NĐ-CP.

Điều 25. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất

1. Đối tượng được hưởng hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi bị Nhà nước thu hồi đất.

a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp khi thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994, Nghị định 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999, Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ;

b) Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại điểm a khoản này nh­ưng phát sinh sau thời điểm giao đất, hiện nay đang sử dụng đất nông nghiệp có nguồn gốc đ­ược giao do nhận chuyển nh­ượng, nhận thừa kế (diện tích đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn được Nhà nước giao của người đã chết), đ­ược tặng cho, được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó;

c) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối t­ượng đủ điều kiện giao đất nông nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này nh­ưng ch­ưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế; được tặng, cho được uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.

2. Mức hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất theo quy định như sau :

a) Đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản: 15.000đ/m2.

Diện tích được hỗ trợ không vượt quá diện tích được giao theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ tại các xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

 b) Đất rừng trồng sản xuất: 1.500đ/m2;

Diện tích đất rừng sản xuất được áp dụng để hỗ trợ tại điểm b, khoản này không vượt quá 30 ha hạn mức giao đất (quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật Đất đai năm 2003)

3. Đối với các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ 20% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận trong biểu thu thuế đã nộp thuế của 3 năm đó.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh trước ngày có quyết định chuyển thành Công ty trách hữu hạn Nhà nước một thành viên khi Nhà nước thu hồi đất mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp thì được hỗ trợ bằng tiền. Mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ bằng 30% giá đất trồng cây hàng năm; hỗ trợ bằng 20% giá đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp cho những hộ đã nhận khoán và sử dụng đất từ 03 năm trở lên;

- Hỗ trợ bằng 10% giá đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp cho những hộ đã nhận khoán và sử dụng đất dưới 03 năm;

- Diện tích được hỗ trợ không vượt quá diện tích được giao theo các Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994, Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ tại các xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

Điều 26. Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp, đất vườn ao không được công nhận là đất ở

Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông thì ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ trợ bằng 40% giá đất ở của thửa đất đó. Diện tích được hỗ trợ không quá 03 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương.

Điều 27. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 25, nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 26 của bản quy định này thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền. Mức hỗ trợ bằng 2,0 lần giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp đối với diện tích đất bị thu hồi. Nhưng diện tích được hỗ trợ không vượt quá diện tích giao đất theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994, Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ tại các xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

Điều 28. Hỗ trợ khác

1. Hộ gia đình, cá nhân nhận tiền bồi thường và giao đất cho các dự án theo đúng thời gian và kế hoạch thì được hỗ trợ bằng hình thức thưởng giải phóng nhanh mặt bằng nhanh theo qui định dưới đây:

a) Mức thưởng 2.000đ/m2 đối với tất cả các loại đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp trồng rừng sản xuất đã giao cho các hộ gia đình 50 năm;

b) Mức thưởng 1.000đ/m2 đối với đất nông nghiệp còn lại gồm: Đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm thuộc các nông lâm trường quản lý có hợp đồng canh tác sản xuất đối với các hộ gia đình;

c) Mức thưởng 20.000 đ/m2 đối với đất ở;

d) Mức thưởng 2.000.000đ/hộ đối với các hộ phải di chuyển nhà ở.

Tất cả mức thưởng trên chỉ áp dụng đối với những hộ thực hiện giao trả đất đúng thời gian, đúng kế hoạch.

2. Gia đình chính sách, hộ gia đình đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của Nhà nước theo xác nhận của Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội khi phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi nhà ở, đất ở được hỗ trợ như sau:

a) Người hoạt động Cách mạng trước năm 1945; Anh hùng lực lượng vũ trang; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lao động; thân nhân của liệt sỹ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên được hỗ trợ 7.000.000đ/chủ hộ sử dụng nhà, đất;

b) Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% đến dưới 81% được hỗ trợ 6.000.000đ/chủ hộ sử dụng nhà, đất;

c) Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 41% đến dưới 61% được hỗ trợ 5.000.000đ/chủ hộ sử dụng nhà, đất;

d) Gia đình Liệt sĩ, người có công giúp đỡ Cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng; thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 21% đến dưới 41% được hỗ trợ 4.000.000đ/chủ hộ sử dụng nhà, đất;

đ) Hộ gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội khác của Nhà nước được hỗ trợ 3.000.000đ/chủ hộ sử dụng nhà, đất;

Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều người thuộc diện được hưởng một trong các mức hỗ trợ trên thì hộ gia đình chỉ được tính hỗ trợ một lần theo mức cao nhất.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 29. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng

1. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng dự án, UBND tỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thành, thị (sau đây gọi chung là Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện) hoặc giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất (gọi chung là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng).

2. Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do lãnh đạo UBND cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm:

a) Đại diện cơ quan Tài chính ;

b) Đại diện cơ quan Tài nguyên & Môi trường ;

- Tổ chức phát triển quỹ đất (cấp huyện)

c) Đại diện cơ quan Kế hoạch và Đầu tư ;

d) Chủ đầu tư ;

đ) Đại diện UBND cấp xã có đất bị thu hồi ;

e) Đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người ;

g) Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương ;

3. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp UBND cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì theo phía có ý kiến của Chủ tịch hội đồng.

4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

5. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng, gồm:

- Đo đạc, lập bản đồ hiện trạng; trích lục bản đồ, trích sao hồ sơ địa chính (trường hợp chưa có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính đã bị biến động không còn phù hợp với hiện trạng thì trích đo, lập hồ sơ thửa đất);

- Lập phương án về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Lập và thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư;

- Dịch vụ khác về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Điều 30. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư

1. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung của dự án đầu tư do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ tái định cư phối hợp với chủ đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu tư; trường hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất có trách nhiệm xem xét, chấp thuận về phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Nội dung phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:

a) Diện tích các loại đất dự kiến thu hồi;

b) Tổng số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất;

c) Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ;

d) Việc bố trí tái định cư (dự kiến về nhu cầu, địa điểm, hình thức tái định cư);

đ) Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng.

Điều 31. Trình tự, thủ tục lập và hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập phương án về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ , theo quy định sau đây:

1. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:

a) Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;

b) Diện tích, loại đất, hạng đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;

c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;

d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;

đ) Việc bố trí tái định cư;

e) Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;

g) Việc di dời mồ mả.

2. Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

a) Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến;

b) Việc niêm yết phương án bồi thường phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi;

c) Thời gian niêm yết phương án bồi thường và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.

3. Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

a) Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định;

b) Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.

Điều 32. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Việc thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo qui định như sau:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp:

a) Phương án do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ tái định cư hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất (thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường) thực hiện;

b) Các dự án thu hồi đất có liên quan từ hai huyện, thị xã, thành phố trở lên;

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp còn lại.

3. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các địa phương đã thành lập), Trung tâm phát triển quỹ đất gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có trách nhiệm thẩm định quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này để tổ chức thẩm định.

a) Hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:

- Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã hoàn chỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP;

- Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi.

b) Nội dung thẩm định gồm:

- Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;

- Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;

- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;

- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;

- Việc bố trí tái định cư;

- Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;

- Việc di dời mồ mả.

Điều 33. Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư

1.Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

2. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư.

Điều 34. Quy định về bàn giao đất đã bị thu hồi

1. Khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, người có đất bị thu hồi có trách nhiệm nộp (bản gốc) các giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường làm thủ tục thu hồi, chỉnh lý hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với phần diện tích đất không bị thu hồi.

2. Trong thời hạn không quá hai mươi (20) ngày, kể từ ngày được thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

 Việc bàn giao đất giữa Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và người có đất bị thu hồi phải lập thành biên bản và có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi. Trường hợp người được nhận bồi thường ủy quyền cho người khác nhận tiền bồi thường thì phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Trường hợp việc bồi thường được thực hiện theo tiến độ thì chủ đầu tư được nhận bàn giao phần diện tích mặt bằng đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ để triển khai dự án.

3. Trường hợp chủ đầu tư và những người bị thu hồi đất đã thỏa thuận bằng văn bản thống nhất về phương án bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất hoặc khu đất thu hồi không phải giải phóng mặt bằng thì ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

Điều 35. Chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Mức chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tối đa cho một dự án:

 a) Dự án có tổng mức bồi thường dưới 5 tỷ đồng và các dự án đường giao thông, đường điện, đường nước được dự toán chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng 2% tổng mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

 b) Dự án có tổng mức bồi thường từ 5 tỷ đồng trở lên được dự toán chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng 1,5% tổng mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định như: công tác phí, hội nghị, hội họp, kiểm kê, chi phí làm thêm giờ, xác định đất đai tài sản thiệt hại… thì được thực hiện theo quy định hiện hành.

3. Đối với các khoản chi Nhà nước chưa có tiêu chuẩn định mức, như: Điều tra khảo sát thực tế, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì tuỳ yêu cầu công việc thực tế phải thực hiện và đặc điểm của từng dự án để lập dự toán.

4. Dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện lập, trình thì Chủ tịch UBND huyện, thành, thị phê duyệt. Dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức phát triển quỹ đất lập, trình thì do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Việc quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo quy định hiện hành.

5. Mức chi phí cho công tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng 10% tổng mức chi phí của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

6. Căn cứ vào dự toán được duyệt và thực tế yêu cầu nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được ứng trước bằng tiền mặt để chi cho từng nội dung cụ thể theo thực tế. Khi chi tiền phải lập đầy đủ sổ sách theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Quyền hạn, trách nhiệm của UBND các cấp, của các sở, ban, ngành, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường- hỗ trợ và tái định cư và của hộ gia đình, cá nhân có liên quan:

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Chỉ đạo các sở, ban ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện:

- Lập dự án tái định cư, khu tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất;

- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền.

c) Phê duyệt hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

d) Phê duyệt giá đất; ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy định các mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền; phương án bố trí tái định cư, phương án đào tạo chuyển đổi nghề theo thẩm quyền được giao;

đ) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền pháp luật quy định;

e) Bảo đảm sự khách quan, công bằng khi xem xét và quyết định việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo thẩm quyền quy định tại quy định này;

g) Quyết định hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện cưỡng chế đối với các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của Nhà nước theo thẩm quyền;

h) Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc địa bàn quản lý; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án;

b) Chủ trì cùng với hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện việc kê khai, kiểm đếm, xác nhận nguồn gốc, chủ sử dụng đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi.

c) Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng.

4. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành.

a) Sở Tài Nguyên và Môi trường:

- Chủ trì việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp của bản quy định này;

- Hướng dẫn giải đáp những vướng mắc về xác định diện tích đất, loại đất, điều kiện được bồi thường và không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;

- Hướng dẫn việc xác định quy mô diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường hoặc không được bồi thường, mức độ bồi thường hoặc hỗ trợ cho từng người sử dụng đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng;

b) Sở Tài chính:

Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan:

- Trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt bảng giá tài sản (trừ nhà và công trình xây dựng khác) để tính bồi thường trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; giải quyết những vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi;

- Giải quyết vướng mắc trong xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại; chi phí hỗ trợ thuê trụ sở, nhà xưởng cho tổ chức theo quy định này;

- Giải quyết những vướng mắc về thực hiện nghĩa vụ tài chính của người bị thu hồi đất đối với Nhà nước;

- Xác định xuất đầu tư hạ tầng khu tái định cư cho các hộ dân và thu nộp về ngân sách đối với trường hợp chủ đầu tư thực hiện dự án bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trình UBND tỉnh phê duyệt.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Là đầu mối tiếp nhận những kiến nghị và hướng dẫn chủ đầu tư về thủ tục đầu tư di chuyển trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc lập và thực hiện các dự án tái định cư; 

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính cân đối và điều chỉnh nguồn vốn ngân sách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho bồi thường hỗ trợ tái định cư theo kế hoạch được UBND tỉnh giao.

d) Sở Xây dựng:

- Hướng dẫn việc xác định quy mô, diện tích, tính chất hợp pháp, không hợp pháp của các công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng;

- Xác định giá nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường trình ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xác định vị trí quy mô khu tái định cư cho phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch theo quy định của pháp luật và chủ trì giải quyết những vướng mắc về quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền;

- Cung cấp thông tin quy hoạch, thoả thuận quy hoạch cho các tổ chức di chuyển bị thu hồi đất để đảm bảo yêu cầu tiến độ giải phóng mặt bằng;

- Hướng dẫn tổ chức bồi thường hỗ trợ tái định cư giải quyết những vướng mắc trong việc xắc định mức bồi thường nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc;

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng xây dựng các khu tái định cư theo quy định hiện hành.

đ) Cục Thuế tỉnh:

- Chỉ đạo chi cục thuế cấp huyện xác định mức thu nhập sau thuế của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh;

- Hướng dẫn hoặc chủ trì giải quyết những vướng mắc liên quan đến nghĩa vụ thuế của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

e) Thanh tra tỉnh:

Kết luận giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

f) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan trình UBND tỉnh ban hành định mức, năng xuất cây trồng, vật nuôi đối với trường hợp có thay đổi hoặc phát sinh mới.

g) Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan giải quyết những chế độ về lao động việc làm chuyển đổi nghề khi Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức sản xuất kinh doanh và hộ gia đình, cá nhân.

5. Trách nhiệm của Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

a) Xây dựng và triển khai công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư

- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chịu trách nhiệm về tính chính xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Triển khai thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức bàn giao mặt bằng;

b) Đôn đốc việc thực hiện các nội dung xác nhận của UBND cấp xã và các cơ quan theo kế hoạch tiến độ đã được phê duyệt.

c) Căn cứ tình hình thực tế, chủ trì phối hợp với chủ đầu tư được Nhà nuớc giao đất, cho thuê đất đề xuất biện pháp giải quyết vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

d) Xây dựng và trình UBND cấp huyện phê duyệt quy chế tái định cư, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện quy chế tái định cư.

e) Lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

f) Tổng hợp, gửi báo cáo theo định kỳ công tác giải phóng mặt bằng hàng tháng, quý, 06 tháng và hàng năm trên địa bàn cho UBND cấp huyện và tỉnh.

6. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất

Quyền của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất

 Yêu cầu tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư phổ biến đầy đủ thông tin pháp lý sau:

 - Các văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chủ trương thu hồi đất theo quy hoạch và thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền ;

- Giá quyền sử dụng đất và tài sản trên đất làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ tái định cư ;

- Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng cho dự án ;

- Địa điểm và phương án bố trí tái định cư (trường hợp có tái định cư);

- Kế hoạch, tiến độ giải phóng mặt bằng;

- Quyết định thu hồi đất của từng hộ gia đình cá nhân; quyết định thu hồi đất giao đất cho thuê đất;

 Yêu cầu UBND cấp huyện, xã, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ, tái định cư thực hiện đúng chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật và của tỉnh:

 - Kiến nghị bằng đơn gửi tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư, UBND cấp xã, cấp huyện , tỉnh để thực hiện công khai, công bằng đúng pháp luật;

- Có quyền khiếu nại và được giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật;

 Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân được tái định cư có quyền:

 - Có đơn đề nghị gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tái định cư không đảm bảo như đã thông báo, niêm yết công khai;

- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đúng thời gian quy định của pháp luật khi đã nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính.

Nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất

- Kê khai thực hiện đúng và đủ diện tích đất bị thu hồi;

- Tạo điều kiện thuận lợi và cộng tác chặt chẽ đầy đủ với tổ chức được Nhà nước giao bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư và chủ đầu tư trong công tác điều tra khảo sát, xác minh số liệu làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Bàn giao mặt bằng đúng với lịch tiến độ quy định;

- Kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện hành, nếu vi phạm phải sử phạt theo quy định;

- Trường hợp được giao đất tái định cư: Thực hiện xây dựng nhà, công trình theo đúng quy định của cấp có thẩm quyền quy định;

- Nộp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định để chuyển cho cấp có thẩm quyền chỉnh lý theo quy định.

Điều 37. Xử lý những vấn đề chuyển tiếp

 Những dự án, hạng mục đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước khi quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt, không áp dụng bản quy định này. Trường hợp thực hiện chậm thì giá đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.

Điều 38. Cưỡng chế thu hồi đất

Được thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ. Trường hợp có khiếu nại thì việc ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cấp có thẩm quyền.

Điều 39. Điều khoản thi hành

Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan nghiên cứu đề xuất điều chỉnh đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi có biến động về giá trên thị trường hoặc trong trường hợp các chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước có những quy định mới, mà các nội dung cụ thể của bản quy định này không còn phù hợp, trình UBND tỉnh quyết định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và điều chỉnh cho phù hợp./.

BẢNG ĐƠN GIÁ SỐ 1A

NHÀ Ở XÂY DỰNG MỚI
(Ban hành kèm theo QĐ số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh VP)

Cấp, hạng, nhà

Loại nhà

Đơn giá: 1.000đ/m2 sàn XD

Vĩnh Yên và các huyện, thị khác

Thị trấn nghỉ mát Tam Đảo

I

NHÀ ĐỦ TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP XẾP HẠNG

Nhà cấp IV

1

Nhà 1 tầng mái ngói sườn gỗ xẻ hoặc mái tôn sườn thép, tường xây gạch chỉ 110 bổ trụ, tường bao quanh cao > 3m (không tính chiều cao tường thu hồi), không có trần

1.748

1.887

2

Nhà 1 tầng mái ngói sườn gỗ xẻ hoặc mái tôn sườn thép, tường xây gạch chỉ 110 bổ trụ, tường bao quanh cao<= 3m (không tính chiều cao tường thu hồi), không có trần

1.224

1.321

3

Nhà 1 tầng mái ngói sườn gỗ xẻ hoặc mái tôn sườn thép, tường xây gạch chỉ 220, tường bao quanh cao> 3m (không tính chiều cao tường thu hồi), không có trần

1.907

2.065

4

Nhà 1 tầng mái ngói sườn gỗ xẻ hoặc mái tôn sườn thép, tường xây gạch chỉ 220, tường bao quanh cao<= 3m (không tính chiều cao tường thu hồi), không có trần

1.334

1.446

5

Nhà 1 tầng tường xây gạch chịu lực, sàn mái bằng bê tông cốt thép. Chống nóng, chống thấm bằng lợp mái ngói sườn gỗ xẻ hoặc mái tôn sườn thép.

3.078

3.322

6

Nhà 1 tầng tường, khung BTCT chịu lực, tường xây gạch chỉ, sàn mái bằng bê tông cốt thép. Chống nóng, chống thấm bằng lợp mái ngói sườn gỗ xẻ hoặc mái tôn sườn thép.

3.541

3.818

7

Nhà 2-3 tầng, tường xây gạch chịu lực, sàn mái bằng bê tông cốt thép. Chống nóng, chống thấm bằng lợp mái ngói sườn gỗ xẻ hoặc mái tôn sườn thép.

3.992

4.387

8

Nhà 2-3 tầng, khung BTCT chịu lực, tường xây gạch bao che, sàn mái bằng bê tông cốt thép. Chống nóng, chống thấm bằng lợp mái ngói sườn gỗ xẻ hoặc mái tôn sườn thép.

4.594

5.042

Nhà cấp III

1

Nhà 4-5 tầng, khung BTCT chịu lực, tường xây gạch bao che, sàn mái bằng BTCT. Chống nóng, chống thấm bằng lợp mái ngói sườn gỗ xẻ hoặc mái tôn sườn thép.

4.875

5.270

2

Nhà 6-8 tầng, khung BTCT chịu lực, tường xây gạch bao che, sàn mái bằng BTCT. Chống nóng, chống thấm bằng lợp mái ngói sườn gỗ xẻ hoặc mái tôn sườn thép.

5.121

5.529

Nhà biệt thự

1

Biệt thự riêng biệt (biệt lập): Kiến trúc xây dựng đẹp, vật liệu xây dựng chất lượng cao, nội ngoại thất được thiết kế hợp lý, đẹp.

5.705

7.320

2

Biệt thự song đôi ghép (song lập): Kiến trúc xây dựng đẹp, vật liệu xây dựng tốt, nội ngoại thất được thiết kế đẹp và hợp lý.

5.412

6.483

II

NHÀ KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP XẾP HẠNG

 

 

Nhà gỗ lợp ngói hoặc tấm lợp khác, tường tooc xi vôi rơm, nền láng xi măng, bó hè gạch chỉ.

Ghi chú: Đơn giá bồi thường nhà gỗ lợp ngói gồm chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp dựng và làm mới láng nền, bó hè, bù hao hụt vật tư.

612

660

 

CHÚ THÍCH BẢNG 1A

1- Bảng giá nhà ở XD mới nêu trên đã bao gồm chi phí xây dựng phần kiến trúc và các thiết bị của hệ thống điện, cấp thoát nước, thiết bị khu vệ sinh.

2. Nhà cấp IV loại 1 tầng mái ngói hoặc mái tôn nếu có trần thì được tính thêm.

+ Trần cót ép (dầm trần gỗ)

111.411 đ/m2

+ Trần gỗ dán (dầm trần gỗ)

175.816 đ/m2

+ Trần thạch cao (dầm thanh nhôm)

194.040 đ/m2

+ Trần nhựa liên doanh (dầm trần thanh hợp kim)

105.105 đ/m2

+ Trần xốp

64.680 đ/m2

+ Trần toóc xi, vôi rơm

129.360 đ/m2

+ Trần bạt

16.170 đ/m2

3- Nhà công nghiệp (khung thép, mái lợp tấm lợp) được xác định khối lượng tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt lại theo thực tế để tính giá trị bồi thường.

4- Đối với những loại nhà không lợp mái, hoặc lợp mái bằng vật liệu khác với quy định ở bảng 1A thì tính chiết trừ chênh lệch giảm phần mái theo bảng giá 1B.

5- Những loại nhà, bộ phận của nhà hoặc công trình xây dựng độc lập không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, không áp dụng được đơn giá theo quy định tại bảng 1A thì tính toán khối lượng xây dựng thực tế và áp dụng theo đơn giá tại bảng giá 1B.

BẢNG SỐ 1B

BẢNG ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG TÀI SẢN LÀ VẬT KIẾN TRÚC (TÀI SẢN KHÔNG THUỘC GIÁ NHÀ Ở XÂY DỰNG MỚI)
(Kèm theo quyết định số: 18/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 04 năm 2011)

Đơn vị tính: Đồng

TT

LOẠI CÔNG TÁC

ĐVT

ĐƠN GIÁ

GHI CHÚ

 

I- VẬT KIẾN TRÚC

 

 

 

 

A- Công tác xây mới

 

 

 

 

1- Phần xây dựng

 

 

 

 

Nhóm công việc xây, trát, bê tông

 

 

 

1

Móng xây đá hộc

m3

817.000

Cả đào, lấp đất

2

Móng xây gạch chỉ KT (22x10,5x6) cm

m3

1.209.000

Cả đào, lấp đất

3

Móng xây gạch xỉ, đá ong (40x20x15) cm

m3

877.000

 

4

Xếp khan móng và tường đá hộc không chít mạch

m3

324.000

 

5

Xếp khan móng và tường đá hộc có chít mạch vữa mác 50

m3

401.000

 

6

Bó vỉa xây gạch chỉ(22x10,5x6) cm

m3

1.331.000

Cả đào, lấp đất

7

Tường xây gạch chỉ dày<=11 cm không trát

m3

1.243.000

 

8

Tường xây gạch chỉ dày<=11 cm có trát và quét vôi 2 mặt

m3

2.669.000

 

9

Tường xây gạch chỉ dày>=22 cm không trát

m3

1.110.000

 

10

Tường xây gạch chỉ dày>=22 cm có trát và quét vôi 2 mặt

m3

1.823.000

 

11

Tường xây đá ong, gạch xỉ (40x20x15) cm không trát

m3

806.000

 

12

Tường xây đá ong, gạch xỉ (40x20x15) cm , có trát 2 mặt

m3

1.495.000

 

13

Tường xây gạch đất (30x15x10) cm dày 15 cm vữa đất

m3

326.000

 

14

Tường xây gạch chỉ (22x10,5x6) cm dày 22 cm vữa đất

m3

957.000

 

15

Tường xây gạch xi măng trộn bột đá (6.5x12x25), chiều dày<=33 cm, vữa XM, chưa trát

m3

1.483.000

 

16

Tường xây gạch xi măng trộn bột đá (6.5x12x25), chiều dày<=33 cm, vữa XM, có trát 2 mặt

m3

1.586.000

 

17

Tường xây gạch bê tông 10x20x40 tường dày <=30cm, vữa XM, chưa trát

m3

832.000

 

18

Tường xây gạch bê tông 10x20x40 tường dày <=30cm, vữa XM, có trát 2 mặt

m3

936.000

 

19

Xây tường đá hộc chiều dày <=60cm, vữa XM, không trát

m3

828.000

 

20

Tường trình hoặc đắp đất cho mọi độ dày

m3

148.000

 

21

Vách toóc xi hoặc bùn rơm

m2

138.000

 

22

Trụ độc lập xây gạch chỉ không trát

m3

1.293.000

 

23

Trụ độc lập xây gạch chỉ có trát và quét vôi 4 mặt

m3

2.819.000

 

24

Tang giếng, bể nước xây gạch chỉ không trát và quét nước xi măng

m3

1.259.000

 

25

Tang giếng, bể nước xây gạch chỉ có trát và đánh màu

m3

2.292.000

 

26

Thành giếng xếp, kè gạch chỉ

m2

152.000

 

27

Sàn, mái, sê nô, bê tông cốt thép M 200

m3

3.194.000

 

28

Dầm, bê tông cốt thép M 200

m3

5.928.000

 

29

Cột bê tông cốt thép M 200

m3

7.466.000

 

30

Nền, móng bê tông không cốt thép M150

m3

977.000

 

 

Nhóm công việc ốp lát, hoàn thiện

 

 

 

31

Nền lát gạch chỉ nằm

m2

81.000

 

32

Nền lát gạch đất nung

m2

86.000

 

33

Nền lát gạch xi măng hoa (bông) 20x20cm

m2

68.000

 

34

Nền bê tông gạch vỡ mác 150 láng vữa xi măng

m2

86.000

 

35

Nền láng vữa xi măng mác 75

m2

28.000

 

36

Nền, móng bê tông gạch vỡ

 

523.000

 

37

Nền lát gạch men kích thước gạch 40x40cm vữa xi măng

m2

110.000

 

38

Nền lát gạch men kích thước gạch 30x30cm vữa xi măng

m2

107.000

 

39

Nền đá granito lắp ghép

m2

204.000

 

40

Nền đá granito mài tại chỗ

m2

318.000

 

41

Lát gạch sân, nền đường, vỉa hè bằng gạch xi măng tự chèn, chiều dày 5,5 cm

m2

118.000

 

42

Làm mặt sàn gỗ ván dày 2 cm

m2

319.000

 

43

Sơn tường

m2

30.000

 

44

Trát granito tường

m2

253.000

 

45

Ốp cột trụ bằng đá xẻ kích thước đá 40x40cm vữa xi măng

m2

546.000

 

46

Ốp cột trụ bằng đá xẻ kích thước đá 30x30cm vữa xi măng

m2

512.000

 

47

Công tác ốp đá granit tự nhiên vào tường

m2

559.000

 

48

Ốp gạch men sứ 20x25 cm

m2

229.000

 

49

Ốp gạch men sứ 20x30 cm

m2

224.000

 

50

Ốp gạch men sứ 30x30 cm

m2

215.000

 

51

Ốp gạch men sứ 40x40 cm

m2

198.000

 

52

Ốp gạch men sứ 50x50 cm

m2

246.000

 

53

Ốp gạch men sứ 60x60 cm

m2

281.000

 

54

Cổng sắt các loại

m2

476.000

 

55

Sản xuất cửa sắt, hoa sắt

m2

213.000

 

56

Cửa sắt xếp có bọc tôn

m2

448.000

 

57

Cổng gỗ ván nẹp dày 4cm gỗ nhóm 5-6

m2

314.000

 

58

Cửa đi pa nô, gỗ nhóm 2

m2

1.163.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

59

Cửa đi pa nô kính, gỗ nhóm 2

m2

1.093.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

60

Cửa đi pa nô, gỗ nhóm 3

m2

985.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

61

Cửa đi pa nô kính, gỗ nhóm 3

m2

915.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

62

Cửa đi pa nô, Cửa gỗ nhóm 4

m2

845.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

63

Cửa đi pa nô kính, Cửa gỗ nhóm 4

m2

775.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

64

Cửa sổ kính, gỗ nhóm 2

m2

1.023.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

65

Cửa sổ pa nô chớp, gỗ nhóm 2

m2

1.163.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

66

Cửa sổ kính, gỗ nhóm 3

m2

775.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

67

Cửa sổ pa nô chớp, gỗ nhóm 3

m2

985.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

68

Cửa sổ kính, gỗ nhóm 4

m2

705.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

69

Cửa sổ pa nô chớp, gỗ nhóm 4

m2

845.000

Cả lắp đặt, chưa có khuôn

70

Khuôn cửa gỗ nhóm 2, khuôn đơn 70 x 140mm

m2

163.000

Cả lắp đặt

71

Khuôn cửa gỗ nhóm 2, khuôn kép 70 x 250mm

m2

270.000

Cả lắp đặt

72

Cửa đi kính khuôn nhôm, khung tiết diện 25x76, kính màu 5 ly

m2

369.000

Cả lắp đặt

73

Cửa đi kính khuôn nhôm, khung tiết diện 25x76, kính trắng 5 ly

m2

341.000

Cả lắp đặt

74

Cửa đi dưới pa nô nhôm trên kính, khung tiết diện 25x76, kính màu, kính trắng 5 ly

m2

411.000

Cả lắp đặt

75

Cửa sổ kính khuôn nhôm, khung tiết diện 25x76, kính màu 5 ly

m2

369.000

Cả lắp đặt

76

Cửa sổ kính khuôn nhôm, khung tiết diện 25x76, kính trắng 5 ly

m2

341.000

Cả lắp đặt

77

Vách kính khuôn nhôm, kính 5ly

m2

340.000

Cả lắp đặt

78

Gia công và lắp đặt tay vịn thang bằng gỗ, kích thước 8x10cm

m2

129.000

 

79

Gia công và lắp đặt lan can sắt cho cầu thang

m2

644.000

 

80

Trần tôn lạnh sườn gỗ tròn

m2

227.000

Cả xà gồ

81

Trần tôn lạnh sườn gỗ xẻ

m2

259.000

Cả xà gồ

 

Nhóm công việc lợp mái

 

 

 

82

Mái ngói đỏ 22viên/m2 sườn gỗ

m2

243.000

Cả xà gồ, cầu phong, ly tô

83

Mái ngói đỏ 22viên/m2 sườn tre

m2

166.000

Cả xà gồ, cầu phong, ly tô

84

Mái lá cọ, rơm, dạ sườn tre

m2

162.000

Cả xà gồ, cầu phong, ly tô

85

Mái Phi Brô xi măng sườn gỗ xẻ

m2

122.000

Cả xà gồ, cầu phong, ly tô

86

Mái Phi Brô xi măng sườn gỗ mỡ tròn

m2

76.000

Cả xà gồ

87

Mái tôn múi sườn gỗ xẻ; mái tôn sườn thép

m2

183.000

Cả xà gồ

88

Mái tôn múi sườn gỗ mỡ tròn

m2

151.000

Cả xà gồ

89

Kèo gỗ xẻ khẩu độ 4,6m không cột

Bộ

1.563.000

Cả xà gồ

90

Bán kèo gỗ xẻ khẩu độ 2,3m

Bộ

781.000

Cả lắp dựng

91

Kèo gỗ mỡ tròn khẩu độ 4,6m không cột

Bộ

371.000

Cả lắp dựng

92

Kèo gỗ mỡ tròn khẩu độ 4,6m có 2 cột

Bộ

736.000

Cả lắp dựng

93

Bán kèo gỗ mỡ tròn khẩu độ 2,3m

Bộ

185.000

Cả lắp dựng

94

Kèo tre khẩu độ 4,6m không cột

Bộ

240.000

Cả lắp dựng

95

Kèo tre khẩu độ 4,6m có 2 cột

Bộ

428.000

Cả lắp dựng

96

Bán kèo tre khẩu độ 2,3m

Bộ

120.000

Cả lắp dựng

97

Vì kèo thép hình khẩu độ <=9m

kg

30.000

Cả gia công và lắp đặt

98

Vì kèo thép hình khẩu độ <=12m

kg

28.000

Cả gia công và lắp đặt

99

Vì kèo thép hình khẩu độ <=18m

kg

26.000

Cả gia công và lắp đặt

100

Gia công và lắp dựng cột thép

kg

23.000

 

 

Nhóm công việc đào đắp, hạ tầng

 

 

 

101

Đào giếng ở mọi độ sâu

m3

314.000

Cả lắp dựng

102

Giếng khoan

cái

3.947.000

 

103

Đào ao thả cá

m3

23.000

 

104

Đắp đất công trình

m3

28.000

 

105

Đào kênh mương, rãnh thoát nước

m3

30.000

 

106

Đắp kênh mương

m3

12.000

 

107

Đắp nền đường

m3

10.000

 

108

Ống cống bê tông đường kính 1m

m

799.000

Chưa có đào, đắp đất

109

Ống cống bê tông đường kính 0,8m

m

573.000

Chưa có đào, đắp đất

110

Ống cống bê tông đường kính 0,75m

m

414.000

Chưa có đào, đắp đất

111

Ống cống bê tông đường kính 0,6m

m

300.000

Chưa có đào, đắp đất

112

Ống cống bê tông đường kính 0,5m

m

282.000

Chưa có đào, đắp đất

113

Ống cống đường kính 0,5m

m

162.000

Chưa có đào, đắp đất

114

Ống cống bê tông đường kính 0,3m

m

76.000

Chưa có đào, đắp đất

115

Ống cống bê tông đường kính 0,2m

m

60.000

Chưa có đào, đắp đất

116

Ống cống bê tông đường kính 0,15m

m

49.000

Chưa có đào, đắp đất

117

Cột điện hạ thế chữ H cao <8m

Cột

1.755.000

Cả lắp đặt

118

Cột điện hạ thế li tâm cao <10m

Cột

1.671.000

Cả lắp đặt

119

Hầm Biogas vòm cầu lắp cố định

m3

566.000

Cả lắp đặt

120

Hầm Biogas hình hộp nắp đạy bằng vật liệu Composite

m3

739.000

Cả lắp đặt

121

Hàng rào lưới thép B40

m2

573.000

 

 

2- Phần điện

 

 

 

122

Cầu dao 3 cực 1 chiều <=60A

bộ

150.000

 

123

Cầu dao 3 cực 1 chiều <=100A

bộ

428.000

 

124

Át tô mát 1 pha<=10A

bộ

115.000

 

125

Át tô mát 1 pha<=50A

bộ

195.000

 

126

Át tô mát 1 pha<=100A

bộ

203.000

 

127

Bảng điện gỗ hoặc nhựa

cái

42.000

 

128

Công tắc điện loại 1 hạt

cái

27.000

 

129

Công tắc điện loại 2 hạt

cái

37.000

 

130

Công tắc điện loại 3 hạt

cái

50.000

 

131

Ổ cắm đơn

cái

55.000

 

132

Ổ cắm đôi

cái

74.000

 

133

Ổ cắm ba

cái

83.000

 

134

Đèn ống 1 bóng dài 1,2m có hộp đèn, chụp nhựa gắn vào tường

bộ

105.000

 

135

Đèn ống 1 bóng dài 0,6m có hộp đèn, chụp nhựa gắn vào tường

bộ

78.000

 

136

Đèn có chao chụp

bộ

36.000

 

137

Quạt trần

bộ

135.000

Đã trừ thu hồi vật liệu

138

Quạt treo tường

bộ

81.000

Đã trừ thu hồi vật liệu

139

Ống nhựa luồn dây điện đi nổi<=27

m

23.000

 

140

Ống nhựa luồn dây điện đi chìm<=27

m

60.000

 

141

Dây điện lõi đồng bọc nhựa PVC1x 4mm2 luồn trong ống nhựa gắn nổi

m

18.000

 

142

Dây điện lõi đồng bọc nhựa PVC1x 3mm2 luồn trong ống nhựa gắn nổi

m

16.000

 

143

Dây điện lõi đồng bọc nhựa PVC1x 2,5mm2 luồn trong ống nhựa gắn nổi

m

13.000

 

144

Dây điện lõi đồng bọc nhựa PVC1x 1,5mm2 luồn trong ống nhựa gắn nổi

m

10.000

 

145

Dây điện lõi đồng bọc nhựa PVC1x 1,0mm2 luồn trong ống nhựa gắn nổi

m

8.000

 

146

Dây cáp bọc nhựa PVC2x6 treo trên cột

m

39.000

 

147

Dây điện đôi mềm lõi đồng bọc nhựa PVC 2x075mm2

m

10.000

Cả lắp đặt

148

Dây điện đôi mềm lõi đồng bọc nhựa PVC 2x1mm2

m

12.000

Cả lắp đặt

149

Dây điện đôi mềm lõi đồng bọc nhựa PVC 2x1,5mm2

m

15.000

Cả lắp đặt

150

Dây điện đôi mềm lõi đồng bọc nhựa PVC 2x2,5mm2

m

21.000

Cả lắp đặt

151

Dây điện đôi mềm lõi đồng bọc nhựa PVC 2x4,0mm2

m

30.000

Cả lắp đặt

 

3- Phần cấp thoát nước

 

 

 

152

Ống thép tráng kẽm kiểu nối măng sông ĐK: D=32mm đi nổi

m

93.000

Cả lắp đặt

153

Ống thép tráng kẽm kiểu nối măng sông ĐK: D=25mm đi nổi

m

64.000

Cả lắp đặt

154

Ống thép tráng kẽm kiểu nối măng sông ĐK: D=20mm đi nổi

m

58.000

Cả lắp đặt

155

Ống thép tráng kẽm kiểu nối măng sông ĐK: D=15mm đi nổi

m

55.000

Cả lắp đặt

156

Ống nhựa nối bằng măng sông, đường kính d=15mm

m

22.000

Cả lắp đặt

157

Ống nhựa nối bằng măng sông, đường kính d=21mm

m

25.000

Cả lắp đặt

158

Ống nhựa nối bằng măng sông, đường kính d=27mm

m

27.000

Cả lắp đặt

159

Ống nhựa PVC kiểu nối măng sông ĐK: D=34mm đi nổi

m

32.000

Cả lắp đặt

160

Ống nhựa PVC kiểu nối măng sông ĐK: D=48mm đi nổi

m

47.000

Cả lắp đặt

161

Ống nhựa PVC kiểu nối măng sông ĐK: D=76mm đi nổi

m

64.000

Cả lắp đặt

162

Ống nhựa nối bằng măng sông, đường kính d=90mm

m

38.000

Cả lắp đặt

163

Ống nhựa nối bằng măng sông, đường kính d=110mm

m

94.000

Cả lắp đặt

164

Cút tráng kẽm nối bằng măng sông, đường kính d=15mm

cái

21.000

Cả lắp đặt

165

Cút tráng kẽm nối bằng măng sông, đường kính d=20mm

cái

30.000

Cả lắp đặt

166

Cút nhựa đường kính d=34mm

cái

8.000

Cả lắp đặt

167

Cút nhựa đường kính d=42mm

cái

11.000

Cả lắp đặt

168

Cút nhựa đường kính d=48mm

cái

13.000

Cả lắp đặt

169

Cút nhựa đường kính d=60mm

cái

15.000

Cả lắp đặt

170

Cút nhựa đường kính d=90mm

cái

30.000

Cả lắp đặt

171

Cút nhựa đường kính d=110mm

cái

44.000

Cả lắp đặt

172

Tê tráng kẽm nối bằng măng sông, đường kính d=15mm

cái

32.000

Cả lắp đặt

173

Tê tráng kẽm nối bằng măng sông, đường kính d=20mm

cái

44.000

Cả lắp đặt

174

Tê nhựa đường kính d=34mm

cái

12.000

Cả lắp đặt

175

Tê nhựa đường kính d=42mm

cái

13.000

Cả lắp đặt

176

Tê nhựa đường kính d=48mm

cái

19.000

Cả lắp đặt

177

Tê nhựa đường kính d=60mm

cái

25.000

Cả lắp đặt

178

Tê nhựa đường kính d=90mm

cái

45.000

Cả lắp đặt

179

Tê nhựa đường kính d=110mm

cái

68.000

Cả lắp đặt

180

Vòi tắm hương sen 1 vòi 1 sen

bộ

517.000

 

181

Vòi rửa 1 vòi

bộ

83.000

 

182

Chậu rửa bằng sứ liên doanh có 1 vòi

bộ

631.000

 

183

Bệ xí xổm loại liên doanh

bộ

622.000

 

184

Bệ xí bệt loại liên doanh

bộ

1.664.000

 

185

Gương soi

Cái

200.000

 

186

Kệ kính

Cái

82.000

 

187

Giá treo

Cái

73.000

 

188

Hộp đựng

cái

52.000

 

189

Di chuyển điểm đấu cấp nước

Điểm

155.000

 

 

B- Công tác tháo dỡ, lắp đặt lại

 

 

 

190

Tháo dỡ và lắp dựng lại vì kèo gỗ mái ngói, khẩu độ<=6,9m

m3

2.244.000

 

191

Tháo dỡ và lắp dựng lại mái ngói, cao <=4m

m2

38.000

 

192

Tháo dỡ và lắp dựng lại khung gỗ dầm sàn

m3

2.218.000

 

193

Tháo dỡ và lắp dựng lại trần gỗ

m2

42.000

 

194

Tháo dỡ và lắp dựng lại vách ngăn gỗ

m2

79.000

 

195

Tháo dỡ và lắp dựng lại ván sàn

m2

215.000

 

196

Tháo dỡ và lắp dựng lại cửa gỗ

m2

82.000

 

197

Tháo dỡ và lắp dựng lại khuôn cửa đơn, khuôn gỗ

m2

33.000

 

198

Tháo dỡ và lắp dựng lại khuôn cửa kép, khuôn gỗ

m2

51.000

 

199

Tháo dỡ và lắp dựng lại mái tôn cao <=4m

m2

13.000

 

200

Tháo dỡ và lắp dựng lại mái tôn cao <=16m

m2

15.000

 

201

Tháo dỡ và lắp dựng lại xà gồ thép

kg

3.000

 

202

Tháo dỡ và lắp dựng lại vì kèo thép khẩu độ <=18m

kg

4.000

 

203

Tháo dỡ và lắp dựng lại vì kèo thép khẩu độ >18m

kg

5.000

 

204

Tháo dỡ và lắp dựng lại cột thép cap <= 4m

kg

5.000

 

205

Tháo dỡ và lắp dựng lại cột thép cap <= 16m

kg

5.000

 

206

Tháo dỡ và lắp dựng lại dầm thép tường, dầm thép cột, dầm thép cầu trục

kg

4.000

 

207

Tháo dỡ và lắp dựng lại điều hoà nhiệt độ

bộ

476.000

 

208

Tháo dỡ và lắp dựng lại bình đun nước nóng

bộ

446.000

 

209

Tháo dỡ và lắp dựng lại chậu xí xổm

bộ

297.000

 

210

Tháo dỡ và lắp dựng lại chậu xí bệt

bộ

297.000

 

211

Tháo dỡ và lắp dựng lại chậu rửa 1 vòi

bộ

165.000

 

 

BẢNG GIÁ SỐ 3

BỒI THƯỜNG DI CHUYỂN MỒ MẢ
(Ban hành kèm theo QĐ số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/04/2011 của UBND tỉnh VP)

Số TT

Diễn giải

Quy cách

ĐVT

Đơn giá(đ/ngôi)

1

Mộ đã có người nhận

a- Mộ đã cải táng trên đắp đất

Ngôi

3.100.000

b- Mộ chưa cải táng trên đắp đất

,,

 

- Chôn trên 36 tháng

,,

3.500.000

- Chôn từ 25 đến 35 tháng

,,

4.500.000

- Chôn từ 13 đến 24 tháng

,,

6.800.000

- Chôn từ 04 đến 12 tháng

,,

8.000.000

2

Mộ xây

- Phần đào đắp áp dụng như mộ đắp đất

 

 

- Phần xây đo khối lượng cụ thể để áp dụng mức giá xây dựng tương ứng

 

 

3

Mộ chưa có người nhận

a- Mộ đã cải táng

Ngôi

1.700.000

b- Mộ chưa cải táng

,,

2.400.000

 

BẢNG SỐ 2B

MẬT ĐỘ CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo QĐ số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/04/2011 của UBND tỉnh VP)

1. Cây ăn quả

- Nhãn, vải, hồng ngâm, muỗm, quéo, trám, mít, sấu: 20-30 m2/cây

- Táo, lê, mơ, đào, mận, dừa, khế, chay, hồng chín: 15-20 m2/cây

- Ổi, trứng gà, doi, bưởi, cam, bồ kết: 8-10 m2/cây

- Na, sơn, trầu: 5 m2/cây

- Đu đủ: 4 m2/cây

- Cau ăn quả: 1 m2/cây

- Cau vua, cau cảnh: 5 m2/cây

- Dứa: 2 gốc/ m2

- Chè: 1,5khóm/m2

2. Cây lấy gỗ:

- Bạch đàn, keo: từ 1.600 – 3.000 cây/ha. Chu kỳ sinh trưởng là 8 năm, thời gian XDCB là 3 năm

- Thông: từ 1.600 – 2.500 cây/ha

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN