cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 Điều chỉnh Quyết định 77/2008/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ tầng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 68/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Ngày ban hành: 12-11-2010
  • Ngày có hiệu lực: 22-11-2010
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-12-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1115 ngày (3 năm 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 11-12-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 11-12-2013, Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 Điều chỉnh Quyết định 77/2008/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ tầng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 3017/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 Hỗ trợ kinh phí cho các huyện, thành phố, thị xã để thực hiện đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015””. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 68/2010/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 12 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

ĐIỀU CHỈNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 77/2008/QĐ-UBND NGÀY 25/11/2008 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm;
Căn cứ Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 14/7/2008 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước;
Thực hiện Công văn số 3526/UBND-SX ngày 20/10/2010 của UBND tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1195/SNN-KL ngày 01/11/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh lại Điều 7 tại Quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ tầng trên địa bàn tỉnh (ban hành kèm theo Quyết đinh số 77/2008/QĐ-UBND ngày 25/11/2008 của UBND tỉnh), cụ thề như sau:

Từ nội dung:

“Điều 7. Xử lý trách nhiệm đối với chủ rừng.

1. Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm được quy định tại Điều 3 quy định này, để rừng bị phá, bị khai thác, trái phép, bị cháy sẽ bi xử phạt theo quy đinh tại Điều 12, 18, 19 Nghị đinh số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Đối với chủ rừng Nhà nước, đồng thời với việc xử phạt vi phạm hành chính còn bị kiểm điểm, xem xét, nếu không thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 3 Quy định này sẽ bị cách chức.

2. Không xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp:

a) Hậu quả hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 18, 19 của Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

b) Tái phạm các hành vi quy định tại Điều 175, Điều 189 Bộ Luật Hình sự năm 1999.”

Điều chỉnh lại thành:

“Điều 7. Xử lý trách nhiệm đối với chủ rừng

1. Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm được quy định tại điều 3 Quy định này, để rừng bị phá, bị khai thác trái phép, bị cháy sẽ xử phạt theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản hiện hành.

Đối với chủ rừng Nhà nước, đồng thời với việc xử phạt vi phạm hành chính còn bị kiểm điểm, xem xét, nếu không thực hiện trách nhiệm được quy định theo tại điều 3 Quy định này sẽ bị cách chức.

2. Không xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp:

a) Hậu quả hành vi vi phạm vượt mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản hiện hành.

b) Tái phạm các hành vi quy định tại Điều 175, Điều 189 Bộ Luật hình sự năm 1999.”

Điều 2. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND cấp xã; Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan và các chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Thiệu