Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 12/07/2010 Về Quy định chế độ nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo chí được sử dụng trên Website của tỉnh, Bản Thông tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài Truyền thanh huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 2002/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Ngày ban hành: 12-07-2010
- Ngày có hiệu lực: 12-07-2010
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 13-12-2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Ngày hết hiệu lực: 00/00/0000
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2002/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 12 tháng 7 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN WEBSITE CỦA TỈNH, BẢN THÔNG TIN NỘI BỘ CỦA BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY, ĐÀI TRUYỀN THANH CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 01/7/2003 của liên Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Tài chính hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông và Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 18/TTr-STTTT-STC ngày 06/7/2010 về việc đề nghị ban hành Quy định chế độ nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo chí được sử dụng trên website của tỉnh, Bản thông tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo chí trên Website của tỉnh, Bản Thông tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN WEBSITE CỦA TỈNH, BẢN THÔNG TIN NỘI BỘ CỦA BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY, ĐÀI TRUYỀN THANH CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2002/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương).
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Chế độ nhuận bút và thù lao nêu tại Quy định này áp dụng đối với các tác phẩm được sử dụng trên Trang thông tin điện tử tỉnh (website tỉnh), Bản thông tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (tài liệu sinh hoạt chi bộ), Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương (sau đây gọi chung là đơn vị sử dụng tác phẩm), trong đó:
1. Nhuận bút là khoản tiền do đơn vị sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc đồng tác giả; chủ sở hữu tác phẩm hoặc đồng chủ sở hữu tác phẩm khi tác phẩm được sử dụng.
2. Thù lao là khoản tiền do đơn vị sử dụng tác phẩm trả cho những người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm được sử dụng.
3. Tác phẩm bao gồm các thể loại: Tin; bài; phóng sự; phỏng vấn; bài dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (dịch xuôi), từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài (dịch ngược); hình ảnh; đoạn phim (có thời lượng tối đa 30 phút).
II. ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG NHUẬN BÚT, THÙ LAO
1. Tác giả hoặc chủ sở hữu có tác phẩm được đơn vị sử dụng tác phẩm sử dụng.
2. Biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) đối với phát thanh.
3. Tác giả là người thuộc đơn vị sử dụng tác phẩm (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) sáng tạo tác phẩm ngoài nhiệm vụ được giao thì được hưởng 100% nhuận bút. Trưởng Ban biên tập (hoặc Thủ trưởng đơn vị) có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể (định mức) cho cán bộ, công chức, viên chức (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) để làm cơ sở giải quyết chế độ nhuận bút.
4. Ngoài các đối tượng quy định tại các mục 1, 2, 3 nêu trên, những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm như: người sưu tầm, người cung cấp tác phẩm (văn bản, tài liệu, tin ngắn, tin sử dụng lại của báo chí, thông tấn đã công bố, …), biên tập viên… tuỳ theo mức độ đóng góp được đơn vị sử dụng tác phẩm trả thù lao thông qua hợp đồng thoả thuận.
Những người thuộc đơn vị sử dụng tác phẩm (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) thực hiện các công việc trên ngoài nhiệm vụ được giao thì được hưởng 100% thù lao.
III. CÁCH CHI TRẢ NHUẬN BÚT, THÙ LAO
1 Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương tối thiểu theo quy định hiện hành.
2. Nhuận bút được tính trả theo mức hệ số nhuận bút trong khung nhuận bút (phần IV quy định này) nhân với giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút.
Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút
3. Tùy theo thể loại, chất lượng tác phẩm, Trưởng ban biên tập (hoặc thủ trưởng đơn vị) quyết định mức hệ số nhuận bút của tác phẩm.
4. Đối với tác phẩm là bài viết, tin viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài được trả nhuận bút bằng 150% tổng nhuận bút của tác phẩm viết bằng tiếng Việt.
5. Đối với bản dịch từ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt hoặc ngược lại được hưởng từ 40-65% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại tương ứng bằng tiếng Việt. Mức nhuận bút do thủ trưởng đơn vị sử dụng tác phẩm quy định.
6. Tác giả của tác phẩm thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm như thiên tai, chiến tranh được hưởng thêm nhuận bút khuyến khích, tối đa bằng mức nhuận bút của tác phẩm đó.
7. Tác phẩm thuộc quyền sở hữu của đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu tác phẩm thì tỷ lệ hưởng nhuận bút giữa những người là đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu tác phẩm đó tự thoả thuận.
8. Đối với tác phẩm được biên tập lại từ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính hoặc tài liệu khác đã được công bố ở các cuộc hội thảo, hội nghị, nhuận bút được trả cho người biên tập lại là 50% mức tương ứng quy định.
9. Việc sử dụng tác phẩm và trả nhuận bút phải thông qua hợp đồng thỏa thuận bằng văn bản.
10. Tiền thù lao được tính trong quỹ nhuận bút.
11. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày tác phẩm được công bố, phổ biến, bên sử dụng tác phẩm phải trả hết tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo đúng hợp đồng ký kết. Trường hợp trả chậm hơn phải được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm.
IV. ĐỊNH MỨC CHI NHUẬN BÚT, THÙ LAO
1. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sử dụng trên website tỉnh và Bản Thông tin nội bộ của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy (tài liệu sinh hoạt chi bộ):
a) Các tác phẩm được phân loại theo các nhóm tin, bài, bản dịch, phim, ảnh, bài phỏng vấn, trả lời chính sách, đoạn phim (có thời lượng tối đa 30 phút), cụ thể như sau:
- Tin viết: Mang tính phản ánh, tường thuật sự kiện; có sự so sánh đánh giá các sự kiện; sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu.
- Bài viết: Có sự tổng hợp, so sánh, phát hiện vấn đề mới; sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, dễ đọc, dễ hiểu.
- Tin, bài dịch ngược: Dịch tổng thuật từ một hay nhiều nguồn tin tiếng Việt; có lựa chọn thông tin, tổng hợp, xâu chuỗi nội dung thông tin.
- Tin, bài dịch xuôi: Dịch tổng thuật từ một hay nhiều nguồn tin tiếng nước ngoài; có sự lựa chọn thông tin, tổng hợp, sắp xếp nội dung vấn đề.
- Đối với các loại phim, ảnh, đoạn phim (video clip): là hình ảnh, đoạn phim, có chất lượng, minh họa rõ nét cho tin, bài viết.
- Bài phỏng vấn: Bao gồm bài phỏng vấn, trả lời phỏng vấn, tọa đàm, phát biểu chỉ đạo; chủ đề bài phỏng vấn đề cập đến vấn đề xã hội đang quan tâm, nội dung câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn ngắn gọn, rõ ràng; thể hiện quan điểm chính thống, nhất quán của cơ quan nhà nước về vấn đề được phỏng vấn.
- Trả lời chính sách: Trả lời những câu hỏi của bạn đọc về các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
b) Hệ số nhuận bút, thù lao áp dụng cho website tỉnh và Bản Thông tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (tài liệu sinh hoạt chi bộ): (đính kèm phụ lục 1).
2. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm phát sóng trên Đài Truyền thanh các huyện, thị xã
2.1. Nhuận bút cho các thể loại tác phẩm phát thanh, truyền hình theo Nghị định số 61/2002/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
a) Tin tức: gồm có tin vắn, tin thu thanh, tin phỏng vấn, tin người tốt - việc tốt. Nội dung tin có tính phản ánh, tường thuật sự kiện; có sự so sánh đánh giá các sự kiện; sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Trong đó:
- Tin vắn: tin có tính chất thông báo nhanh, chuyển những thông điệp cô đọng nhất về một sự kiện nào đó.
- Tin bậc 1: Tin có các thành phần kết cấu tương đối đầy đủ, phản ánh những thông điệp đặc trưng về một sự kiện nào đó.
- Tin bậc 2: Tin có các thành phần kết cấu tin đầy đủ, có lượng thông tin về một sự kiện, một vấn đề nào đó.
- Tin bậc 3: Tin có lượng thông tin lớn hơn so với 2 loại thông tin trên. Nó không chỉ phản ánh diện mạo của sự kiện mà còn phân tích, đánh giá đặc điểm, ý nghĩa, tác động và hệ quả của sự kiện đối với xã hội.
- Tin thu thanh:
+ Bậc 1: Tin có các thành phần kết cấu tin đầy đủ, có thu tiếng hiện trường;
+ Bậc 2: Tin có các thành phần kết cấu tin đầy đủ, có thu tiếng hiện trường nhằm nâng cao chất lượng của một bản tin sâu;
+ Bậc 3: Tin được thực hiện nhanh, kịp thời một bản tin sâu có đầy đủ kết cấu tin, có thu tiếng hiện trường nhằm nâng cao chất lượng của một bản tin sâu.
b) Nhóm bài: gồm có bài phản ánh, bình luận, xã luận, phóng sự, phóng sự chân dung, phóng sự điều tra, phóng sự tài liệu, phát biểu - phỏng vấn – trao đổi.
- Bậc 1: Có kết cấu chặt chẽ, phản ánh trung thực, sắc gọn, kịp thời một vấn đề, một sự kiện nào đó trong xã hội, có phân tích đặc điểm ý nghĩa của sự kiện đó.
- Bài bậc 2: Bài viết sâu sắc hơn bậc 1, phản ánh vấn đề mang tính thời sự tại địa phương, phân tích sâu quá trình diễn biến và cách giải quyết các mâu thuẫn của sự kiện đó.
- Bài bậc 3: Bài viết tinh tế, có tài liệu, tư liệu dẫn chứng, có phân tích chặt chẽ những diễn biến, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình diễn biến của sự kiện và cách giải quyết vấn đề theo quan điểm chung của Đảng và Nhà nước.
2.2. Nhuận bút cho các thể loại tác phẩm phát thanh, truyền hình không có trong Nghị định số 61/2002/NĐ-CP:
Đài Truyền thanh các huyện, thị xã ngoài chức năng thực hiện các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao về việc truyền thanh trên địa bàn; phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của địa phương, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, còn tổ chức sản xuất nhiều thể loại khác như: các chuyên đề về văn hóa, đời sống, sức khỏe, giáo dục…; các chương trình tọa đàm, các chương trình văn nghệ, thể thao, giải trí. Do vậy, căn cứ vào tính chất, mức độ đầu tư thực hiện của từng thể loại chưa được quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP bổ sung khung nhuận bút cho các thể loại này, cụ thể như sau:
a) Câu chuyện truyền thanh:
- Bậc 1: Câu chuyện có nội dung đơn giản, có từ 3 nhân vật thoại trở xuống.
- Bậc 2: Câu chuyện có cốt truyện hay, chất lượng khá, có từ 4 nhân vật thể hiện trở lên.
- Bậc 3: câu chuyện có cốt truyện hay, đề tài mang tính phát hiện, chất lượng tốt, có từ 4 nhân vật thể hiện trở lên.
b) Chương trình chuyên đề: Có chủ đề sử dụng các hình thức phóng sự, phát biểu trong chương trình để nêu bật chủ đề cần đề cập. (ví dụ: các chuyên đề về tuyên truyền pháp luật, an ninh quốc phòng, thường thức gia đình, nông nghiệp, nông thôn… phần phóng sự trong từng chuyên đề có thay thế bằng tiểu phẩm, hoạt cảnh, bài hát…
- Bậc 1: Chương trình có thời lượng dưới 8 phút. Chương trình đơn giản, nêu và giải quyết một vấn đề cụ thể trong cuộc sống, có 01 phóng sự ngắn minh họa và ý kiến phát biểu của đối tượng có liên quan để minh họa.
- Bậc 2: Chương trình có thời lượng từ 8 phút đến 12 phút, chương trình có nội dung chuyên sâu, nêu và giải quyết một vấn đề phức tạp, có kịch bản chi tiết, có 01 phóng sự với nội dung sâu sắc (hoặc 02 phóng sự ngắn) để dẫn dắt vấn đề và số lượng phát biểu của đối tượng có liên quan nhiều hơn.
- Bậc 3: Chương trình có thời lượng trên 12 phút, có nội dung nhạy cảm cao hoặc liên quan đến chính sách chế độ cho nhiều người, nêu và giải quyết một vấn đề phức tạp, có kịch bản chi tiết, công phu; có 02 phóng sự với nội dung sâu sắc (hoặc 01 tiểu phẩm kịch) để dẫn dắt vấn đề và một tọa đàm đảm bảo chất lượng.
c) Chương trình truyền thanh trực tiếp: là một hình thức tuyên truyền đảm bảo thông tin nhanh nhất, cùng lúc với các sự kiện đang diễn ra. Mỗi 01 êkíp phát thanh trực tiếp bao gồm các khâu: chỉ đạo, tổ chức sản xuất, biên tập, đạo diễn, kỹ thuật truyền dẫn…Tùy vào thời lượng, tính chất của từng cuộc phát thanh trực tiếp để áp dụng chế độ nhuận bút và mức thù lao chi tiết.
d) Tiểu phẩm: đây là dạng kịch ngắn có nhân vật thể hiện.
- Bậc 1: Tiểu phẩm đơn giản, có 02 nhân vật thể hiện.
- Bậc 2: Tiểu phẩm chất lượng trung bình, có dàn dựng từ 2 - 3 nhân vật thể hiện.
- Bậc 3: Tiểu phẩm chất lượng khá, dàn dựng công phu có từ 03 nhân vật trở lên thể hiện.
2.3. Hệ số nhuận bút, thù lao áp dụng cho Đài Truyền thanh huyện, thị xã: (đính kèm phụ lục 2).
3. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm phát sóng trên Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn:
3.1. Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn bên cạnh việc thực hiện tiếp âm tuyên truyền trên loa phóng thanh các chương trình phát sóng của Đài Phát thanh Trung ương, Đài tỉnh và Đài huyện, Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn còn có những tin, bài phục vụ cho nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cụ thể như sau:
- Tin tức: gồm có tin vắn, tin thu thanh, tin phỏng vấn, tin người tốt - việc tốt. Nội dung tin có tính phản ánh, tường thuật sự kiện.
- Bài: gồm có các bài viết có yếu tố tổng hợp tình hình hoạt động của địa phương; bài viết phản ánh sự việc, sự vụ diễn ra tại địa phương.
3.2. Hệ số nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm phát sóng trên Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn: (đính kèm phụ lục 3).
V. QUỸ NHUẬN BÚT
- Quỹ nhuận bút thực hiện theo Điều 30 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP.
- Nguồn kinh phí dùng để trả tiền nhuận bút và tiền thù lao được bố trí trong dự toán chi hàng năm của các đơn vị (nguồn kinh phí không tự chủ):
+ Trung tâm Thông tin điện tử, trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông (đơn vị quản lý, vận hành Website của tỉnh);
+ Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng, trực thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (đơn vị thực hiện Bản thông tin nội bộ (tài liệu sinh hoạt chi bộ) của tỉnh);
+ Đài Truyền thanh các huyện, thị xã (đơn vị thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương);
+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (cơ quan quản lý Đài Truyền thanh của xã, phường, thị trấn chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương)./.
PHỤ LỤC 1
HỆ SỐ NHUẬN BÚT, THÙ LAO ÁP DỤNG CHO WEBSITE TỈNH VÀ BẢN THÔNG TIN NỘI BỘ CỦA BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY (TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ)
(Kèm theo Quyết định số 2002 /QĐ-UBND ngày 12 tháng 07 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
Nhóm | THỂ LOẠI | Đơn vị tính | Hệ số áp dụng | ||
Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | |||
I | Nhuận bút cho các thể loại tác phẩm báo in, báo điện tử theo Nghị định 61/2002/NĐ-CP | ||||
1 | Tin: | ||||
- Tin vắn : có tính chất thông báo nhanh | Tin | 0.4 |
|
| |
- Tin tức: có kết cấu tin đầy đủ, chuyên sâu | Tin | 0.8 | 1.0 | 1.2 | |
- Trả lời bạn đọc | Bài | 1.0 | |||
2 | Tranh: | ||||
Tranh minh hoạ; tranh cổ động;… | Tấm | 0.8 | 1.5 | 2.0 | |
3 | Ảnh: | ||||
- Ảnh trang bìa | Tấm | 0.8 | 1.5 | 2.0 | |
- Ảnh kèm bài (ảnh thời sự; minh hoạ; ảnh nghệ thuật; nhóm ảnh (từ 3 đến 5 ảnh) |
| 0.5 | 0.6 | 0.7 | |
4 | Đoạn phim (có thời lượng tối đa 30 phút) | Cả ê kíp | 2.0 | 4.0 | 5.0 |
5 | Chính luận: | ||||
- Bài chính luận, xã luận, bình luận, chuyên luận, vấn đề bạn đọc quan tâm… | Bài | 4.0 | 5.0 | 6.0 | |
- Bài lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành | Bài | 6.0 | 7.0 | 8.0 | |
6 | Phóng sự, ký, phỏng vấn: | ||||
Bài phản ánh, tường thuật, phóng sự, phỏng vấn, ... | Bài | 3.0 | 4.0 | 5.0 | |
7 | Nghiên cứu: | ||||
Các bài viết chuyên đề nghiên cứu về quản lý kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng. | Bài | 6.0 | 7.0 | 8.0 | |
8 | Các tác phẩm được biên tập lại từ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính hoặc các tài liệu khác đã được công bố ở các cuộc hội thảo, hội nghị. | Tin, bài | Được tính bằng 50 % mức tương ứng quy định. | ||
II | Nhuận bút cho các thể loại tác phẩm báo in, báo điện tử không có trong Nghị định số 61/2002/NĐ-CP: | ||||
| Thù lao Ban biên tập bao gồm: trưởng ban biên tập, phó trưởng ban biên tập, thư ký, biên tập viên, thiết kế dàn trang và trình bày mỹ thuật: 20%/ tổng nhuận bút. |
Ghi chú: Công chức, viên chức phụ trách kỹ thuật Website không thuộc đối tượng được hưởng.
PHỤ LỤC 2
HỆ SỐ NHUẬN BÚT, THÙ LAO ÁP DỤNG CHO ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN, THỊ XÃ
(Kèm theo Quyết định số 2002 /QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Nhóm | Thể loại | Đơn vị tính | Đối tượng hưởng | Hệ số áp dụng | ||
Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | ||||
I | Nhuận bút cho các thể loại tác phẩm phát thanh theo Nghị định 61/2002/NĐ-CP | |||||
1 | Tin: | |||||
- Tin vắn | Tin | Tác giả | 0,3 | |||
- Tin tức | Tin | Tác giả | 0.5 | 0.7 | 0.8 | |
- Tin thu thanh | Tin | Tác giả | 0.7 | 0.9 | 1.2 | |
- Tin phỏng vấn | Tin | Tác giả | 0.9 | 1.2 | 1.5 | |
- Tin người tốt, việc tốt | Tin | Tác giả | 0.9 | 1.2 |
| |
2 | Bài : | |||||
- Bài phản ánh | Bài | Tác giả | 2,0 | 2,5 |
| |
- Bài bình luận, xã luận | Bài | Tác giả | 2,5 | 3.0 | 3.5 | |
- Phóng sự thường | Bài | Tác giả | 2.0 | 2.5 | 3.0 | |
- Phóng sự chân dung, người tốt việc tốt. | Bài | Tác giả | 2.5 | 3.0 | 3.5 | |
- Phóng sự điều tra | Bài | Tác giả | 4.0 | 5.0 | 6.0 | |
- Bài phát biểu, phỏng vấn, trao đổi | Bài | Tác giả | 0.9 | 1.2 | 1.5 | |
II | Nhuận bút cho các thể loại tác phẩm phát thanh không có trong Nghị định số 61/2002/NĐ-CP: | |||||
1 | Câu chuyện truyền thanh (10 – 15 phút) | Tiết mục | Tác giả, đạo diễn, chọn nhạc | 3.0 | 4.5 | 6.0 |
2 | Chương trình chuyên đề | Chương trình | Tác giả kịch bản, đạo diễn, dẫn chương trình | 4.0 | 6.0 | 8.0 |
3 | Truyền thanh trực tiếp | Cuộc | Tác giả kịch bản, đạo diễn, dẫn chương trình | 5.0 | 7.0 | 9.0 |
4 | Tiểu phẩm | Tiết mục | Tác giả, đạo diễn, chọn nhạc | 2.0 | 2.5 | 3.0 |
5 | Thù lao: | |||||
a. Duyệt chịu trách nhiệm nội dung chương trình, chuyên mục | Chương trình, tiết mục | Người duyệt | 12.000 đ | |||
b. Cộng tác viên tham gia các chương trình câu chuyện truyền thanh, tiểu phẩm truyền thanh | Tiết mục | Diễn viên | Bậc 1: 12.000 đ Bậc 2: 20.000 đ Bậc 3: 30.000 đ | |||
c. Cộng tác viên tham gia các chương trình tọa đàm, trả lời phỏng vấn, phát biểu | Chương trình | Người phát biểu | 70.000 đ – 200.000 đ (theo học hàm, học vị, chức danh của người phát biểu) | |||
d. Phát thanh viên các chương trình, chuyên mục | Chương trình | Phát thanh viên | 20.000 đ | |||
đ. Biên tập viên các chương trình, chuyên mục | Chương trình | Biên tập viên | 18.000 đ | |||
e. Kỹ thuật viên thu, xử lý thực hiện các chương trình, chuyên mục | Chương trình | Kỹ thuật viên | 12.000 đ | |||
f. Trực phát sóng | Ngày | Người trực | 5.000 đ | |||
g. Cung cấp, tuyển chọn tin đăng lại của báo chí, cơ quan thông tấn, website khác đã công bố hoặc sưu tầm tác phẩm đã được công bố | Tin, bài | Người thực hiện | Tin, bài bậc 1, 2: 7.000 đ Tin, bài bậc 3: 10.000 đ |
PHỤ LỤC 3
NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHÁT SÓNG TRÊN ĐÀI TRUYỀN THANH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN.
(Kèm theo Quyết định số 2002 /QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Nhóm | THỂ LOẠI | Đơn vị tính | Đối tượng hưởng | Hệ số áp dụng |
1 | Tin: | |||
Tin vắn | Tin | Tin | 0.12 | |
Tin thu thanh | Tin | Tin | 0.28 | |
Tin người tốt , việc tốt | Tin | Tin | 0.36 | |
2 | Bài (bài phản ánh, bài tổng hợp…) | Bài | Bài | 0.8 |
3 | Chương trình chuyên đề (an toàn giao thông, tuyên truyền pháp luật, gia đình, trẻ em, thanh niên). | Chương trình | Tác giả kịch bản, đạo diễn, dẫn chương trình | 1.6 |
4 | Thù lao | |||
- Duyệt chịu trách nhiệm nội dung chương trình, chuyên mục. | Chương trình, tiết mục | Người duyệt | 5.000 đồng |