Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 29/06/2010 Sửa đổi Quyết định 44/2008/QĐ-UBND Quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 06/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Ngày ban hành: 29-06-2010
- Ngày có hiệu lực: 09-07-2010
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 04-02-2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1671 ngày (4 năm 7 tháng 1 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 04-02-2015
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2010/QĐ-UBND | Mỹ Tho, ngày 29 tháng 6 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 44/2008/QĐ-UBND NGÀY 19/12/2008 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU TỪ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2007 và 2008;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính; Thông tư số 04/2006/TT-BTC ngày 18/01/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả;
Căn cứ Thông tư số 51/2010/TT-BTC ngày 14/4/2010 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 60/TTr-STC ngày 02 tháng 6 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ-UBND ngày 19/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1, Chương I như sau:
“Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
Quy định này được áp dụng trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của các lực lượng có chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bao gồm: Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường, Kiểm lâm, Thanh tra chuyên ngành, Thuế, Hải quan và các lực lượng chức năng khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo quy định của pháp luật.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5, Điều 3, Chương II như sau:
“5. Chi phí mua tin (nếu có): mức chi mua tin của mỗi vụ việc tối đa là mười phần trăm (10%) số thu từ xử lý vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự của vụ việc đó; đối với những vụ việc mà tài sản tịch thu là hàng giả, hàng hóa phải tiêu hủy hoặc có giá trị thấp thì không khống chế chi phí mua tin theo tỷ lệ trên số thu. Mức chi mua tin tối đa không được vượt quá năm mươi triệu đồng (50.000.000 đồng).
Việc thanh toán chi phí mua tin phải có đầy đủ chứng từ theo quy định; trường hợp yêu cầu phải giữ bí mật tên người cung cấp tin, việc thanh toán khoản chi mua tin căn cứ vào phiếu chi với đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền cho người cấp tin, của thủ quỹ, kế toán và Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc thanh toán chi mua tin, đảm bảo chi đúng người, đúng việc và hiệu quả.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 4, Chương II như sau:
“Điều 4. Sau khi trừ chi phí nêu tại Điều 3 Quy định này, cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả chủ trì xử lý vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được trích sử dụng số tiền đã thu, nộp còn lại trên tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động và khen thưởng cho những tổ chức, cá nhân tham gia phát hiện, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Cụ thể như sau:
- Đối với vụ hàng giả được sử dụng 100% tổng số tiền đã thu, nộp.
- Đối với vụ buôn lậu, gian lận thương mại được sử dụng 50% tổng số tiền đã thu, nộp.
Số kinh phí này được coi là 100% và sử dụng như sau:
1. Dành 40% để chi cho các nội dung:
- Chi khen thưởng đột xuất hoặc cuối năm cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Mức tiền thưởng đối với cá nhân do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu quyết định trên cơ sở nguồn kinh phí được sử dụng cho nội dung này.
- Chi bồi dưỡng trong thời gian điều trị cho các cán bộ, chiến sỹ của cơ quan, đơn vị chống buôn lậu bị tai nạn, bị thương hoặc bị chết trong quá trình điều tra bắt giữ; chi tiền viện phí cho các trường hợp không có chế độ bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm y tế chi trả một phần, cụ thể:
+ Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ, công chức thuộc lực lượng tham gia xử lý vi phạm hành chính bị thương, tai nạn: tối đa không quá 6.000.000 đồng/người/vụ.
+ Chi hỗ trợ cho gia đình của cán bộ, công chức bị chết khi thi hành nhiệm vụ: tối đa không quá 20.000.000 đồng/người/vụ.
- Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm cho cán bộ, chiến sỹ tham gia công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ngoài mức chi theo quy định của Nhà nước đã được tính trong chi phí vụ việc, mức chi tối đa là 2.000.000 đồng/người/tháng.
Đối với vụ việc mà số thu không lớn nhưng có nhiều lực lượng tham gia xử lý thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu được sử dụng thêm tối đa không quá 10% tổng số kinh phí được sử dụng (10% này lấy từ số kinh phí sử dụng cho nội dung chi tại Khoản 2 dưới đây) để bổ sung chi bồi dưỡng, khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích theo quy định tại Khoản 1 của Điều này. Trường hợp một vụ việc có nhiều lực lượng cùng tham gia, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu có trách nhiệm căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc và mức độ tham gia của từng cơ quan, đơn vị để xem xét, chi bồi dưỡng, khen thưởng cho các cơ quan, đơn vị tham gia, phối hợp đảm bảo công khai, dân chủ.
- Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng, chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
- Chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Chi hội nghị, hội thảo, khảo sát chuyên đề chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Chi hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên. Các cơ quan quản lý lực lượng tham gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bộ, ngành Trung ương về mức chi (nhưng tối đa không quá 10% số kinh phí được sử dụng cho các nội dung quy định tại Khoản này) và việc quản lý, sử dụng đối với nội dung chi này.
2. Số tiền còn lại sau khi được trích chi cho các nội dung quy định tại Khoản 1 của Điều này được sử dụng để chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Việc chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động phải thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành. Trường hợp nội dung chi chưa có tiêu chuẩn, chế độ, định mức thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Số tiền trích cho cơ quan, đơn vị chủ trì xử lý vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả không phản ánh vào ngân sách nhà nước.
Số kinh phí được bổ sung cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng cho các nội dung theo quy định này.
Điều 2. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Công an tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Công an tỉnh và Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |