Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND ngày 23/12/2009 Quy định nội dung và mức chi đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 26/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Ngày ban hành: 23-12-2009
- Ngày có hiệu lực: 02-01-2010
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 07-12-2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1070 ngày (2 năm 11 tháng 10 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 07-12-2012
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2009/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 23 tháng 12 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ NỘI DUNG VÀ MỨC CHI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 của Liên bộ: Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách đảm bảo cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Căn cứ khả năng ngân sách và tình hình thực tế tại địa phương;
Căn cứ Nghị quyết số 28/2009/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI kỳ họp thứ 13 về nội dung và mức chi đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 937/TTr-STC ngày 16/6/2008 về việc ban hành Quy định về nội dung và mức chi đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về nội dung và mức chi đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
(Có Quy định kèm theo)
Điều 2: Giao cho Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan đơn vị trong việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo đúng các quy đinh hiện hành của Nhà nước.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp; Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ NỘI DUNG VÀ MỨC CHI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Kèm theo Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND ngày 23/12/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
Quy định này áp dụng đối với công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp hàng năm.
Điều 3. Nguồn kinh phí chi trả.
1. Đối với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, do ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện ngoài định mức chi thường xuyên giao khoán ổn định hàng năm (bố trí trong dự toán chi nghiệp vụ không thường xuyên của cơ quan, đơn vị).
2. Đối với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung đơn giản, do đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được giao khoán ổn định.
Điều 4. Nội dung chi xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật.
Ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân theo đúng các nội dung quy định tại mục 1, phần II Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2007 của liên Bộ: Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Mức chi cho công tác xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
1. Mức chi cho công tác lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND, quyết định, chỉ thị của UBND cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh):
a. Mức chi tổ chức các cuộc họp xét duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh: Mức chi tối đa không quá 500.000 đồng/văn bản quy phạm pháp luật do cấp tỉnh ban hành, trong đó:
- Chi cho cuộc họp: Chi tiền nước uống, chi văn phòng phẩm để in ấn tài liệu cho cuộc họp: Mức chi thực hiện theo chế độ hội nghị hiện hành.
- Chi cho cá nhân tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo về lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh: Mức chi không quá 50.000 đồng/người/buổi.
b. Mức chi về chế độ chi tại điểm a, khoản 1 Điều này không quy định cho các cuộc họp xét duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Quy định này. Tuỳ vào điều kiện thực tế và khả năng nguồn kinh phí chi hoạt động thuờng xuyên được giao, đơn vị có thể quy định mức chi cho nội dung này trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
2. Mức chi cho công tác soạn thảo, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật:
Căn cứ vào tình hình thực tế và mức độ phức tạp của văn bản cần xây dựng, đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện chi theo chế độ tài chính hiện hành, nhưng mức chi tối đa không quá các mức được quy định sau đây:
a. Chi xây dựng đề cương: Mức chi tối đa không quá 500.000 đồng/đề cương đối với văn bản quy phạm pháp luật do cấp tỉnh ban hành; 200.000 đồng/đề cương đối với văn bản quy phạm pháp luật do cấp huyện ban hành; 100.000 đồng/đề cương đối với văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành.
b. Chi cho soạn thảo dự thảo:
- Nội dung chi: Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật để đánh giá, tổng kết tình hình thi hành pháp luật; nghiên cứu thông tin tư liệu có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chi mua tài liệu hoặc in ấn tài liệu phục vụ cho công tác soạn thảo; hội thảo lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo; công tác chỉnh lý; công thẩm định, thẩm tra nội bộ trong quá trình xây dựng dự thảo; công tác tổng hợp và xây dựng văn bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo.
- Mức chi tối đa không quá 2.000.000 đồng/văn bản quy phạm pháp luật do cấp tỉnh ban hành; 1.000.000 đồng/văn bản quy phạm pháp luật do cấp huyện ban hành; 600.000 đồng/văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành. Trong đó quy định mức chi cụ thể cho một số nội dung như sau:
+ Chi điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để đánh giá, tổng kết tình hình thi hành pháp luật; nghiên cứu thông tin tư liệu có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Mức chi tối đa cho nội dung này không quá 600.000 đồng/văn bản quy phạm pháp luật do cấp tỉnh ban hành; 400.000 đồng/văn bản quy phạm pháp luật do cấp huyện ban hành; 300.000 đồng/văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành.
+ Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia quá trình soạn thảo văn bản (bao gồm cả nội dung chi cho công tác tổng hợp và xây dựng bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo và trình cấp có thẩm quyền theo quy định): Chế độ chi tính theo chế độ tiền lương làm ngoài giờ hành chính hiện hành nhưng mức chi bồi dưỡng tối đa không quá 1.000.000 đồng/văn bản quy phạm pháp luật do cấp tỉnh ban hành; 400.000 đồng/văn bản quy phạm pháp luật do cấp huyện ban hành; 300.000 đồng/văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành.
+ Chi cho hội nghị hội thảo, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Nội dung chi, mức chi được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều này.
- Cơ quan tổ chức chủ trì soạn thảo có thể sử dụng phương thức ký hợp đồng soạn thảo theo yêu cầu của các nội dung soạn thảo nhưng tổng mức chi của các hợp đồng và các nội dung chi tại đơn vị trong quá trình soạn thảo không quá mức chi quy định tại điểm c khoản 2, Điều này.
c. Chi cho công tác tổ chức lấy ý kiến rộng rãi: Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật quyết định việc đưa ra lấy ý kiến đối với dự thảo, lựa chọn quyết định hình thức lấy ý kiến nội dung cần lấy ý kiến cho phù hợp, tiết kiệm và đạt hiệu quả. Mức chi lấy ý kiến phụ thuộc vào quy mô tổ chức lấy ý kiến, địa điểm tổ chức lấy ý kiến; số lượng đối tượng điều tra, lấy ý kiến và hình thức lấy ý kiến. Trong đó:
- Mức chi lấy ý kiến rộng rãi tối đa không quá 20.000 đồng/phiếu.
- Mức chi tổ chức cuộc họp tham gia ý kiến không quá 20.000 đồng/người tới dự.
- Mức chi đối với trường hợp lấy ý kiến tham gia bằng văn bản không quá 100.000 đồng/văn bản có ý kiến tham gia.
3. Chi cho công tác thẩm tra của các Ban của Hội đồng nhân dân đối với dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện:
a. Đối với cấp tỉnh: Mức chi tối đa không quá 200.000 đồng/báo cáo.
b. Đối với cấp huyện: Mức chi tối đa không quá 100.000 đồng/báo cáo.
4. Chi soạn thảo báo cáo chỉnh lý; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND đối với dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện; báo cáo thẩm định của cơ quan Tư pháp đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình; báo cáo thẩm định của cơ quan Tư pháp đối với dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND cấp tỉnh và cấp huyện; báo cáo góp ý của UBND cấp tỉnh vào dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh không do UBND cấp tỉnh trình; báo cáo góp ý của cơ quan Tư pháp đối với dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện; báo cáo góp ý kiến của công chức Tư pháp - Hộ tịch vào dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
a. Đối với báo cáo thẩm định hoặc báo cáo thẩm tra: Mức chi tối đa không quá 200.000 đồng/báo cáo đối với cấp tỉnh; 100.000 đồng/báo cáo đối với cấp huyện.
b. Đối với báo cáo góp ý hoặc báo cáo chỉnh lý: Mức chi tối đa không quá 100.000 đồng/báo cáo đối với cấp tỉnh; 70.000 đồng/báo cáo đối với cấp huyện; 50.000 đồng/báo cáo đối với cấp xã.
5. Căn cứ vào dự toán kinh phí được giao và tính chất phức tạp của mỗi loại văn bản, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phân bổ mức chi cho từng văn bản cho phù hợp, mức phân bổ kinh phí để thực hiện các nội dung chi tại khoản 1, 2, 3, 4, Điều này và không được vượt quá mức quy định dưới đây:
a. Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân: Cấp tỉnh tối đa không quá 5.000.000 đồng/văn bản; cấp huyện tối đa không quá 3.000.000 đồng/văn bản; cấp xã tối đa không quá 2.000.000 đồng/văn bản.
b. Đối với dự thảo chỉ thị của Uỷ ban nhân dân: Cấp tỉnh tối đa không quá 2.000.000 đồng/văn bản; cấp huyện tối đa không quá 1.000.000 đồng/văn bản; cấp xã tối đa không quá 500.000 đồng/văn bản.
c. Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trong một số lĩnh vực có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, mức chi có thể cao hơn nhưng tối đa không quá 7.000.000 đồng/văn bản.