cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 28/09/2009 Phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015" (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 1470/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Ngày ban hành: 28-09-2009
  • Ngày có hiệu lực: 28-09-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 18-11-2011
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 781 ngày (2 năm 1 tháng 21 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 18-11-2011
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 18-11-2011, Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 28/09/2009 Phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015" (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 Phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015" do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1470/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 28 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2009 - 2015"

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Nghị Quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 999/TTr-SYT ngày 15/9/2009 về việc đề nghị phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015",

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án "Phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015" (có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Sở Y tế là cơ quan chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan của tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo nội dung đã được phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục & Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu tránh nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Thị Thanh Trà

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TỈNH YÊN BÁI

1. Tên đề án:

Phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015.

2. Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

3. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế.

4. Cơ quan đồng thực hiện:

Các Sở, Ban, ngành liên quan của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố.

5. Thời gian thực hiện: 2009 - 2015

6. Địa điểm thực hiện:

Tại: - Sở Y tế, các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Yên Bái

- Các Trường Đại học Y Dược, Trường Trung cấp Y tế tỉnh.

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2009 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

Phần I

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Sự cần thiết, các cơ sở pháp lý để xây dựng đề án

Yếu tố con người luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của ngành y tế nói riêng. Nguồn nhân lực y tế là yếu tố quyết định cho sự phát triển hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ như khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, sản xuất và phân phối thuốc, đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý các dịch vụ y tế và xây dựng chính sách. Nguồn nhân lực y tế bao gồm đội ngũ bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, hộ lý và một số người có ngành nghề khác làm việc trong các dịch vụ nêu trên. Vì vậy việc chuẩn bị nhân lực y tế là một việc làm cần thiết, mang tính lâu dài và cần có sự tham gia, phối hợp, quan tâm của nhiều ban, ngành, tổ chức cũng như của ngành y tế.

Hiện nay, nguồn nhân lực y tế của tỉnh đang thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng, nhất là đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng và dược sỹ Đại học. Việc thiếu hụt đội ngũ cán bộ y bác sỹ có tay nghề đã được lãnh đạo tỉnh Yên Bái và ngành y tế nhận thấy và đã có những cố gắng nỗ lực nhất định. Những năm qua, tỉnh đã quan tâm tăng cường cho công tác đào tạo cán bộ y tế: Cử cán bộ đi đào tạo sau Đại học, Đại học, nhờ đó đã bổ sung nguồn nhân lực cho y tế các tuyến, đáp ứng cơ bản yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Năm 2004, mô hình tổ chức ngành y tế thực hiện theo Nghị định 171, 172 và đến năm 2008 được thay đổi theo Nghị định 13, 14 của Chính phủ về qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND huyện. Tổ chức bộ máy ngành y tế liên tục thay đổi, nhiều đầu mối dẫn đến lực lượng bác sỹ bị phân tán, biến động. Sự sáp nhập chức năng dân số về ngành, đảm nhiệm thêm nhiệm vụ nặng nề nên thiếu người để thực hiện, nhiều bất cập về chính sách đối với cán bộ làm công tác dân số. Công tác y tế học đường chưa được quản lý tốt do chưa có cán bộ y tế ở các trường trên phạm vi toàn tỉnh.

Tỷ lệ phát triển dân số ở Yên Bái còn cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nhất là nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao. Trong những năm gần đây Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành y tế, thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, cần có cán bộ sử dụng để phát huy có hiệu quả những trang thiết bị máy móc được đầu tư. Nhân lực y tế thiếu ở tất cả các tuyến cả về số lượng và chất lượng. Xuất phát từ lý do đó, việc xây dựng đề án Phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015 là cần thiết, để có đủ nguồn nhân lực y tế đáp ứng đủ nhu cầu trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

* Các cơ sở pháp lý để xây dựng đề án:

- Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/5/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 47/NQ-TW ngày 22/3/2005 về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình”.

- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.

- Quyết định số 2260/QĐ-UBND ngày 04/12/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án qui hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010, 2015 và tầm nhìn 2020.

- Quyết định số 1338/2007/QĐ-UBND ngày 5/9/2007, Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 04/9/2008 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1338 của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái.

2. Đặc điểm nguồn nhân lực y tế

2.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế: Về tổ chức bộ máy của ngành y tế:

Năm 2006, thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của liên Bộ Bộ Y tế - Bộ Nội vụ: Thành lập Phòng Y tế thuộc UBND huyện, thị, thành phố, chia tách Trung tâm y tế huyện thành Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế dự phòng trực thuộc Sở Y tế.

Năm 2008, thực hiện Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ: Sáp nhập chức năng dân số về y tế, tiếp nhận quản lý Trạm y tế xã, thành lập các Chi cục DS-KHHGĐ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện và đơn vị sự nghiệp khác thuộc Sở Y tế.

Tính đến thời điểm 31/12/2008 ngành Y tế có 2.731 cán bộ. Trong đó:

a) Trình độ Bác sỹ: 503 người (01 Tiến sỹ, 02 Bác sỹ chuyên khoa cấp II; 172 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 24 Thạc sỹ, 304 Bác sỹ).

b) Trình độ dược sỹ Đại học: 24 người (01 Thạc sỹ; 7 dược sỹ chuyên khoa cấp I, 16 dược sỹ Đại học).

Ngoài ra còn có 40 cử nhân y khoa và 70 cán bộ Đại học khác. Tỷ lệ cán bộ sau Đại học/Đại học: chiếm 34%.

Tuy số lượng khá đông, nhưng sự phân bố các tuyến đối với bác sỹ và dược sỹ Đại học trên địa bàn tỉnh không đồng đều, tập trung chủ yếu ở tuyến tỉnh, cơ sở điều trị, các Trung tâm Y tế huyện, y tế xã thiếu bác sỹ (Có 77/180 trạm Y tế xã có bác sỹ đạt 42,8%; trạm Y tế xã mới có 01 y sỹ hoặc bác sỹ để khám chữa bệnh). Nhiều bác sỹ chuyển vùng về Hà Nội, tỉnh khác, ngành khác, ngoài công lập, trong khi đó bác sỹ, dược sỹ Đại học chính qui về tỉnh công tác ngày càng giảm. Số cán bộ nghỉ chế độ, số cán bộ xin thôi việc, bỏ việc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc hàng năm nhiều. Dược sỹ Đại học thiếu ở tất cả các tuyến (từ 1994 không có dược sỹ Đại học chính qui về tỉnh công tác). Đến nay tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân của tỉnh Yên Bái là 6,45 kể cả quản lý; tỷ lệ dược sỹ Đại học/1 vạn dân là 0,3 (theo qui định và mục tiêu của Bộ Y tế 7 bác sỹ/vạn dân, 01 dược sỹ đại học/vạn dân).

c) Số cử nhân, cao đẳng điều dưỡng ở các bệnh viện rất thấp so với qui định của Bộ Y tế tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ là 3/1 đến 3,5/1. Hiện tại tỷ lệ Điều dưỡng/bác sỹ ở mức 1,5/1 còn ở mức thấp. Về trình độ chuyên môn đội ngũ điều dưỡng không chỉ thiếu về số lượng, mà còn yếu về chất lượng: Trong tổng số điều dưỡng hiện có 553 người, Đại học 03 (0,54%), Cao đẳng 21 (3,8%), Trung cấp 366 (66,2%) và Sơ cấp 163 (29,4%).

(Phụ lục 1- Biểu 1. Thực trạng nhân lực ngành y tế hiện nay)

d) Chức danh cán bộ hệ điều trị hiện có và nhu cầu cần đến 2015:

Bác sỹ hệ điều trị hiện có: 257 người, so với nhu cầu thiếu: 128 người.

Dược sỹ đại học hiện có: 12 người, so với nhu cầu thiếu: 23 người.

Cử nhân điều dưỡng hiện có: 01 người, so với nhu cầu thiếu: 138 người.

Cao đẳng điều dưỡng hiện có: 16 người, so với nhu cầu thiếu: 288 người.

(Phụ lục 1- Biểu 2. Thực trạng nhân lực hệ điều trị tỉnh huyện)

e) Chức danh cán bộ hệ dự phòng tỉnh, huyện hiện có và nhu cầu cần đến 2015:

Bác sỹ hệ dự phòng hiện có: 107 người, so với nhu cầu thiếu: 70 người.

Dược sỹ Đại học hiện có: 6 người, so với nhu cầu thiếu: 19 người.

Cử nhân Y tế công cộng hiện có: 01 người, so với nhu cầu thiếu: 47 người.

Kỹ thuật viên xét nghiệm hiện có: 41 người, so với nhu cầu thiếu: 18 người.

(Phụ lục 1- Biểu 3. Thực trạng, nhu cầu nhân lực hệ dự phòng tỉnh, huyện)

f) Chức danh cán bộ quản lý nhà nước, đào tạo hiện có, nhu cầu cần đến 2015:

Bác sỹ hệ hiện có: 43 người, so với nhu cầu thiếu: 63 người.

Dược sỹ Đại học hiện có: 5 người, so với nhu cầu thiếu: 7 người.

Cử nhân điều dưỡng hiện có: 02 người, so với nhu cầu thiếu: 10 người.

Cử nhân hộ sinh hiện có: 01 người, so với nhu cầu thiếu: 8 người.

(Phụ lục 1- Biểu 4. Thực trạng nhân lực hệ quản lý nhà nước và hệ đào tạo)

Thực trạng, nhu cầu nhân lực y tế xã, phường

STT

Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố

Tổng số cán bộ y tế hiện có

Nhu cầu cán bộ y tế đến 2015 (theo Thông tư 08)

Tổng số

Bác sỹ

Y sỹ

Tổng số

Bác sỹ

Y sỹ

1

Huyện Lục Yên

135

4/24

64

144

24

72

2

Huyện Mù Cang Chải

56

0/14

29

84

14

42

3

Huyện Trạm Tấu

47

3/12

21

72

12

36

4

Huyện Trấn Yên

125

16/22

61

132

22

66

5

Huyện Văn Chấn

154

11/31

57

186

31

93

6

Huyện Văn Yên

146

10/27

79

162

27

81

7

Huyện Yên Bình

153

14/26

56

156

26

78

8

Thành phố Yên Bái

100

12/17

45

119

17

51

9

Thị xã Nghĩa Lộ

40

7/7

8

42

7

21

 

Tổng cộng

956

77/180

418

1097

180

540

g) Chức danh cán bộ y tế xã, phường hiện có và nhu cầu cần có đến 2015:

Số bác sỹ hiện có: 77 người, so với nhu cầu thiếu: 103 người.

Số y sỹ hiện có: 418 người, so với nhu cầu thiếu: 122 người.

h) Nhân viên y tế thôn bản, y tế học đường:

Số lượng nhân viên y tế thôn bản còn thiếu số lượng và chất lượng: Hiện tại có 1.852 nhân viên/2.321 thôn bản, khu phố; khoảng 1/4 nhân viên y tế thôn bản mới có trình độ dưới 6 tháng do đó, một số nơi lồng ghép chức năng nhân viên y tế thôn bản với cộng tác viên dân số để có đủ người làm việc.

Hầu hết số trường phổ thông thuộc ngành Giáo dục & Đào tạo đều không có cán bộ y tế trường học để quản lý theo dõi sức khỏe học sinh (theo Thông tư liên tịch Bộ Nội vụ - Bộ GD&ĐT). Số doanh nghiệp có nhiều công nhân trên địa bàn tỉnh cần có cán bộ y tế thực hiện công tác chăm sức khỏe cho người lao động là khá lớn.

Theo Thông tư số 08/2007/TTLT-BNV-BYT của Bộ Nội vụ, Bộ Y tế và số giường bệnh được giao hàng năm thì số biên chế phải tăng thêm cho toàn ngành năm 2009 là 698 biên chế, đến năm 2015 là trên 900 biên chế.

Từ nay đến 2015: Để có bác sỹ cho việc tăng giường bệnh so với tăng dân số hàng năm, bổ sung số cán bộ nghỉ hưu, chuyển vùng, chuyển công tác cần có từ 400-450 bác sỹ; từ 85-95 dược sỹ Đại học; 160 cử nhân điều dưỡng, 70 cử nhân y tế công cộng, 600 Cao đẳng điều dưỡng và 1300 Y sỹ đa khoa, chuyên khoa.

* Một số nguyên nhân dẫn đến việc nhân lực y tế thiếu về số lượng, yếu về chất lượng:

Sự phân bố cán bộ y tế không đồng đều do tác động của cơ chế thị trường nên chỉ tập trung chủ yếu ở tuyến tỉnh, hệ điều trị, cán bộ được cử đi học bác sỹ không muốn về địa phương công tác, bác sỹ chính qui mới ra trường không muốn lên vùng cao, vùng khó khăn công tác.

Lương của cán bộ là bác sỹ, dược sỹ mới ra trường thấp so với một số ngành nghề khác. Cơ sở y tế xã, phường điều kiện làm việc còn khó khăn, công tác quản lý cán bộ cũng còn nhiều hạn chế, công tác giáo dục chính trị tư tưởng ở một số đơn vị chưa tốt, chưa động viên khuyến khích cán bộ yên tâm công tác phục vụ lâu dài, mặt khác chế độ thưởng vật chất còn khó khăn do nguồn thu còn hạn chế.

Do có sự thay đổi mô hình tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ chuyên môn bị dàn trải cho các đơn vị do chia tách, thiếu cán bộ có năng lực, trình độ chuyên sâu.

Chính sách thu hút của tỉnh chưa đủ độ hấp dẫn đối với cán bộ có trình độ từ Đại học trở lên, do đó công tác tạo nguồn cán bộ bằng chính sách của tỉnh đối với ngành y tế đến nay chưa thực hiện được như: Công tác tuyên truyền, thông tin đến nhân dân chưa được đầy đủ, tâm lý sinh viên mới tốt nghiệp chỉ muốn được làm việc tại các bệnh viện tỉnh, không muốn đi công tác ở vùng cao, y tế dự phòng huyện, y tế xã.

2.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế:

Hiện nay Yên Bái có 01 trường Trung cấp Y tế với nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế có trình độ Trung cấp với lưu lượng học sinh hằng năm là 700-800 học sinh.

Trong các năm 2006, 2007, 2008 trường đã quan tâm mở rộng qui mô đào tạo, đa dạng các loại hình, mở rộng các hình thức đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu xã hội.

Đối với cán bộ có trình độ từ Cao đẳng, Cử nhân, Đại học y dược được đào tạo từ các trường Cao đẳng, Đại học:

Tổng số: Bác sỹ 172; Dược sỹ Đại học 31; Cử nhân điều dưỡng: 81; Cử nhân Y tế công cộng: 10 trong đó:

- Cán bộ đang công tác tại các đơn vị trong ngành được cử đi học: Hiện đang hợp đồng đào tạo với trường Đại học Y: 92 bác sỹ, 19 dược sỹ Đại học, 78 Cử nhân điều dưỡng.

- Đào tạo cử tuyển chính qui theo chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với người dân tộc vùng cao, vùng sâu, bằng nguồn Ngân sách Nhà nước: Hiện đang đào tạo cử tuyển: 23 bác sỹ, 7 dược sỹ Đại học.

- Đào tạo liên kết Đại học chính qui theo địa chỉ sử dụng bằng nguồn đóng góp của người đi học: Hiện đang hợp đồng liên kết đào tạo 19 bác sỹ.

(Phụ lục 2. Biểu 1. Số hiện đang đào tạo Đại học Y dược năm 2004-2008)

- Số lượng bác sỹ đi học chuyên khoa II rất ít: Đào tạo được 02 bác sỹ chuyên khoa cấp II lâm sàng. Không đào tạo được Tiến sỹ nào trong các năm qua.

- Đào tạo được 17 Thạc sỹ chuyên khoa lâm sàng, y tế công cộng.

- Đào tạo chuyên khoa I y, dược trung bình hàng năm có từ 9 - 12 người (55 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 3 dược sỹ chuyên khoa cấp I).

(Phụ lục 2- Biểu 2. Số lượng cán bộ đang đào tạo sau Đại học 2004-2008)

2.3. Công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý nguồn nhân lực y tế:

- Nguồn cán bộ ở một số chức danh thiếu do đó việc tuyển theo cơ cấu nhiều năm qua không đạt chỉ tiêu, nhất là bác sỹ, dược sỹ Đại học. Bác sỹ phân công đi huyện đã bỏ việc không nhận quyết định phân công. Những năm 90 do thiếu nguồn, trong khi có chỉ tiêu nhất là xóa xã trắng về y tế nên Sở Y tế, UBND huyện, xã vùng cao đã tuyển dụng cán bộ sơ cấp do đặc thù của địa phương.

- Sử dụng cán bộ y tế: Cơ bản là đảm bảo sử dụng đúng chuyên môn và yêu cầu công tác, năng lực sở trường. Quan tâm đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người địa phương đây là nguồn cán bộ ổn định phục vụ lâu dài cho địa phương. Thực hiện chế độ lương, chính sách phụ cấp, thưởng thành tích động viên khuyến khích cán bộ. Từng bước thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ y tế phục vụ vùng cao nhiều năm về các đơn vị vùng thấp, hợp lý hoá gia đình, ổn định tư tưởng yên tâm phục vụ tại tỉnh nhà.

- Về quản lý đội ngũ cán bộ y tế: Thực hiện theo Pháp lệnh công chức đối với công chức, viên chức. Thực hiện cam kết các nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ viên chức như: đi học phải viết cam kết sau học phải trở về cơ quan cũ công tác theo đúng qui định về thời gian phục vụ sau đào tạo. Phải đền bù kinh phí đào tạo nếu bỏ học, bỏ việc. Việc chuyển công tác, vị trí công tác phải được sự đồng ý của cơ quan cấp trên theo yêu cầu của cơ quan, công việc…

Tuy nhiên trước đòi hỏi nhu cầu của cơ chế thị trường tác động không thể đáp ứng yêu cầu cá nhân nên ảnh hưởng tới việc giữ cán bộ tại cơ sở, mặt khác việc bố trí cán bộ y tế trong hệ thống trường học, doanh nghiệp chưa được quan tâm nên dẫn tới thiếu hụt cán bộ….

3. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực y tế từ năm 2009 đến 2015

3.1. Dự báo biến động nguồn nhân lực y tế trong những năm tới:

- Biến động giảm: Do có sự chuyển đổi cơ chế chính sách, hệ thống y tế ngoài công lập phát triển thu hút một phần nguồn nhân lực y tế công lập ra ngoài công lập làm việc. Số lượng bác sỹ, dược sỹ sẽ thiếu hụt do nghỉ chế độ hưu trí. Một số lượng cán bộ chuyển vùng do hợp lý hoá gia đình, do nguyện vọng cá nhân, do điều động của cấp trên (tỉnh, Bộ Y tế) và các nguyên nhân khác khoảng (từ 15-20%).

- Nhu cầu tăng trong những năm tới cần một số lượng lớn cán bộ cho các đơn vị trong ngành vì:

+ Thực hiện Thông tư liên tịch số 08: biên chế của các đơn vị sự nghiệp ngành y tế cần được tăng dần cho đủ theo định mức qui định.

+ Đáp ứng cho nhu cầu của bộ máy tổ chức: Dự kiến xây dựng mới Bệnh viện đa khoa tỉnh 500 giường, thành lập mới bệnh viện Lao và bệnh phổi 100 giường, Bệnh viện Nội tiết 50 giường và một số bệnh viện chuyên khoa khác.

+ Ngoài ra một số bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn tỉnh cũng cần một số lượng bác sỹ cho khám bệnh và điều trị.

+ Cán bộ cho công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, y tế trường học, doanh nghiệp, trạm y tế xã theo qui định của Nhà nước.

+ Nhu cầu cán bộ Đại học: Bác sỹ, dược sỹ, cử nhân điều dưỡng, hộ sinh cho việc thành lập trường Cao đẳng Y tế Yên Bái, công tác quản lý nhà nước ở Sở Y tế, các Chi cục trực thuộc Sở, các Phòng Y tế thuộc UBND huyện, thị, thành phố.

3.2. Nhu cầu nguồn nhân lực trong những năm 2009 - 2015:

Đẩy nhanh hơn nữa việc đào tạo cán bộ từ nhiều loại hình để tạo nguồn cán bộ đáp ứng với yêu cầu hiện tại và ổn định lâu dài, cơ cấu lại các chức danh tiêu chuẩn cán bộ theo yêu cầu chuyên môn theo hướng tăng nhanh các chuyên ngành cần thiết trước mắt, chú ý phát triển ứng dụng các công nghệ cao; phát triển dịch vụ kỹ thuật y tế có chất lượng cao.

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ y tế của hệ thống y tế nhằm đưa các dịch vụ kỹ thuật y tế về gần dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân ở vùng cao, vùng khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng giai đoạn 2009-2015.

2. Mục tiêu cụ thể

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống y tế, phấn đấu đến năm 2015:

2.1. Đào tạo bác sỹ đạt 8,0 bác sỹ/vạn dân.

2.2. Đào tạo dược sỹ Đại học đạt 0,7 dược sỹ Đại học/vạn dân.

2.3. Đào tạo cử nhân điều dưỡng và cử nhân Y tế công cộng đạt 25%/tổng số cán bộ.

2.4. Tỷ lệ cán bộ Đại học được đào tạo sau Đại học (Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên khoa Y và Dược) đạt trên 40%.

2.5. Đào tạo bồi dưỡng 100% cán bộ y tế xã và nhân viên Y tế thôn bản; tiến tới đào tạo nhân viên y tế thôn bản có trình độ Trung cấp y.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1. Công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế

1.1. Đối tượng đào tạo:

Là cán bộ, công chức, viên chức và học sinh được đào tạo, tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực của tỉnh.

a) Bác sỹ, dược sỹ Đại học, Cử nhân điều dưỡng, Cử nhân y tế công cộng:

- Các y sỹ đa khoa, chuyên khoa định hướng, dược sỹ trung cấp, điều dưỡng trung cấp đang công tác làm việc tại các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã được cử đi đào tạo trình độ Đại học, có cam kết sau khi tốt nghiệp trở lại công tác tại đơn vị cử đi học.

- Học sinh đã trúng tuyển vào các trường Đại học Y, Dược chính quy, có nguyện vọng sau khi tốt nghiệp trở về công tác lâu dài tại tỉnh Yên Bái.

- Học sinh thi đại học khối A, B có số điểm thi thấp hơn điểm chuẩn, có nguyện vọng được đào tạo trình độ Đại học Y, Dược và cam kết sau khi tốt nghiệp về tỉnh công tác từ 5 năm trở lên.

- Cử tuyển các học sinh là dân tộc ít người và học sinh các xã vùng đặc biệt khó khăn.

b) Đào tạo sau và trên Đại học (Tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa cấp II, cấp I Y và Dược) khối điều trị, dự phòng, đào tạo và quản lý nhà nước.

Các bác sỹ đa khoa, chuyên khoa cấp I, Thạc sỹ y, Thạc sỹ dược, dược sỹ Đại học đang làm việc tại cơ sở y tế được cử đi đào tạo trên Đại học.

c) Đào tạo nhân viên y tế thôn bản lồng ghép với cộng tác viên dân số.

Đối tượng là cán bộ đang là nhân viên y tế thôn bản, công tác viên số có đủ tiêu chuẩn quy định nhưng chưa qua đào tạo, có cam kết sau khi học xong trở lại thôn bản nơi đơn vị cử đi học công tác.

1.2. Các chuyên ngành đào tạo:

a)Trình độ Đại học:

- Bác sỹ đa khoa, chuyên khoa,

- Dược sỹ Đại học,

- Cử nhân điều dưỡng,

- Cử nhân y tế công cộng.

b) Trình độ sau và trên Đại học:

- Tiến sỹ Y,

- Thạc sỹ Y, Dược,

- Chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II Y và Dược.

c) Nhân viên y tế thôn bản lồng ghép với cộng tác viên dân số.

1.3. Số lượng cụ thể:

Chia theo năm học từ năm 2009-2015:

Nămr

Chức danh

Tổng số

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013-2015

Bác sỹ:

- Hệ cử tuyển

- Hệ liên kết

- Hệ hợp đồng

 

70

200

210

 

10

30

30

 

10

30

30

 

10

30

30

 

10

30

30

 

30

80

90

Cộng:

480

70

70

70

70

200

Dược sỹ Đại học:

- Hệ cử tuyển

- Hệ hợp đồng

 

35

35

 

5

5

 

5

5

 

5

5

 

5

5

 

15

15

Cộng:

70

10

10

10

10

30

Cử nhân:

- ĐD hệ hợp đồng

- YTCC hệ hợp đồng

 

160

70

 

40

10

 

 

10

 

40

10

 

 

10

 

80

30

Đào tạo sau, trên Đại học:

- Tiến sỹ

- ThS Y

- ThS Dược

- Chuyên khoa cấp II Y

- Chuyên khoa cấp I Y

- Chuyên khoa cấp I Dược

 

4

20

2

30

60

10

 

1

3

 

5

10

2

 

 

3

1

5

10

2

 

1

3

 

5

10

2

 

 

3

1

5

10

2

 

2

8

 

10

20

2

Cộng:

126

21

21

21

21

41

Đào tạo bồi dưỡng CBYT xã, phường

1830

270

270

270

270

750

Đào tạo nhân viên YTTB gắn với cộng tác viên DS

1240

120

200

200

180

540

Đào tạo Y sỹ đa khoa, CK

900

300

200

100

100

200

2. Quản lý, tuyển dụng, sử dụng cán bộ y tế trong và sau đào tạo

- Ngay từ khi đang đào tạo tại các trường Đại học: Nắm được số lượng bác sỹ, dược sỹ hiện đang được đào tạo ở các trường Đại học hàng năm, để có đề xuất với tỉnh, ngành có kế hoạch tiếp cận sinh viên đưa thông tin về cơ chế chính sách thu hút, khuyến khích cán bộ Đại học trở lên về tỉnh công tác.

Lãnh đạo tỉnh, ngành trực tiếp gặp mặt, động viên sinh viên chính qui về tỉnh công tác có quà tặng nhân dịp gặp mặt sinh viên tỉnh Yên Bái. Nắm được số sinh viên y - dược có kết quả học tập đạt khá, giỏi, vận động sinh viên tình nguyện về tỉnh công tác theo chính sách thu hút của tỉnh.

- Trước kỳ thi tốt nghiệp Đại học, Sở Y tế có kế hoạch tổ chức gặp mặt sinh viên thông báo chủ chương của tỉnh sẽ tiếp nhận số lượng bác sỹ, dược sỹ Đại học về tỉnh.

- Tham mưu cho tỉnh tiếp nhận số cán bộ Đại học, thực hiện xét tuyển và phân công làm việc tại tuyến tỉnh để cho đi đào tạo cao hơn, đồng thời luân chuyển số cán bộ cũ tại cơ quan đi tăng cường cho cơ sở.

3. Thu hút bác sĩ, dược sỹ Đại học, Cử nhân y chính qui về tỉnh, huyện công tác, khuyến khích đào tạo sau Đại học và đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số

Thu hút cán bộ Đại học về tỉnh từ năm 2009 - 2015 được 7 cán bộ loại giỏi; 14 cán bộ loại khá:

Thu hút cán bộ Đại học về huyện, xã vùng cao từ năm 2009 - 2015:

Cán bộ chuyên môn, quản lý từ tuyến tỉnh: bác sỹ chuyên khoa cấp I: 6 người; Đại học: 10 người.

Bác sỹ, dược sỹ Đại học chính qui tốt nghiệp tình nguyện lên huyện, xã vùng cao: 12 người.

4. Thực hiện Đề án luân phiên cán bộ từ tuyến trên về tuyến dưới theo Quyết định số 1816 của Bộ Y tế

Giao Sở Y tế chủ trì, xây dựng kế hoạch triển khai phối hợp với các ngành liên quan triển khai Đề án luân phiên cán bộ của Sở Y tế giai đoạn 2008-2013 trên phạm vi toàn tỉnh. Góp phần nâng cao năng lực cán bộ y tế tuyến cơ sở, thực hiện đào tạo cán bộ tại chỗ, cầm tay chỉ việc, đồng thời giải quyết công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh tại chỗ giảm khó khăn cho người bệnh, giảm tải cho tuyến trên..

4.1. Tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận cán bộ từ các bệnh viện Trung ương (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Viện Tai Mũi Họng Trung ương,Bệnh viện Mắt Trung ương, Viện E...) lên luân phiên tại Yên Bái: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, Bệnh viện Tâm thần, một số Trung tâm tuyến tỉnh.

Thường xuyên theo đợt: Số lượng từ 6-7 cán bộ gồm các chuyên gia giỏi về chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cao đã đào tạo cho các thầy thuốc, cán bộ y tế Yên Bái rất có hiệu quả, được nhân dân tin tưởng.

4.2. Có kế hoạch triển khai luân phiên cán bộ y tế tuyến tỉnh về hỗ trợ tuyến huyện, nhất là 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu cả Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa huyện về chuyên môn và quản lý.

- Cán bộ lãnh đạo quản lý: 2 bác sỹ cho 2 trung tâm Y tế mỗi đợt 6 tháng.

- Cán bộ chuyên môn: 5 bác sỹ, kỹ thuật viên cho 2 bệnh viện đa khoa mỗi đợt 3 tháng.

4.3. Triển khai các đoàn cán bộ bệnh viện đa khoa huyện tổ chức đợt khám, chữa bệnh tại xã từ 2-3 ngày/đợt.

III. CHÍNH SÁCH, NHU CẦU KINH PHÍ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Chính sách

Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, học phí cho cán bộ y tế các chức danh chuyên môn sau đây:

1.1. Đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên khoa I, chuyên khoa II: Thực hiện theo Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 04/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về sửa đổi bổ sung Quyết định 1338/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái.

1.2. Đào tạo bác sỹ, dược sỹ Đại học hệ chính quy. Đối tượng là những học sinh đã trúng tuyển vào các trường Đại học Y Dược chính qui, có nguyện vọng sau khi tốt nghiệp trở về công tác lâu dài tại tỉnh Yên Bái. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% học phí trong thời gian đào tạo.

1.3. Đào tạo bác sỹ, dược sỹ Đại học hệ cử tuyển: Đối tượng đào tạo là học sinh dân tộc ít người và học sinh các xã vùng đặc biệt khó khăn. Cơ chế chính sách thực hiện theo Nghị định 143/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

1.4. Đào tạo bác sỹ, dược sỹ Đại học hệ liên kết: Đối tượng đào tạo là học sinh thi Đại học khối A, B có nguyện vọng được đào tạo trình độ Đại học Y, Dược và cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ về tỉnh công tác từ 5 năm trở lên. Cơ chế chính sách: ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo cho đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, dân tộc thiểu số, hộ nghèo; các đối tượng còn lại đóng góp 100% kinh phí đào tạo.

1.5. Đào tạo Bác sỹ, dược sỹ Đại học, Cử nhân điều dưỡng, Cử nhân Y tế công cộng hệ chuyên tu: Đối tượng là y sỹ, dược sỹ có trình độ Trung cấp đang làm việc tại các cơ sở y tế huyện và tuyến xã được cử đi đào tạo trình độ Đại học, có cam kết sau khi tốt nghiệp trở lại đơn vị công tác tại nơi đơn vị cử đi học. Cơ chế chính sách: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cho đối tượng ở vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số, các đối tượng còn lại ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo.

1.6. Đào tạo y sỹ tuyến xã và trường học: Đối tượng là cán bộ, học sinh được đào tạo tại trường Trung cấp y tế. Cơ chế chính sách: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cho đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, vùng đặc biệt khó khăn và cán bộ chuyên trách dân số xã được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, có cam kết sau khi học xong trở lại công tác tại nơi đơn vị cử đi học. Các đối tượng còn lại đóng góp 100% kinh phí đào tạo.

1.7. Đào tạo nhân viên y tế thôn, bản lồng ghép với cộng tác viên dân số: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo và sinh hoạt phí cho học sinh, với mức 0,5 triệu đồng/học sinh/tháng, với điều kiện, người đi học cam kết sau khi học xong trở lại thôn bản nơi đơn vị cử đi học.

2. Kinh phí thực hiện đề án:

Hàng năm Sở Y tế xây dựng kế hoạch kinh phí đào tạo cán bộ, kinh phí khuyến khích và thu hút trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt thực hiện.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác đào tạo gắn với việc sử dụng cán bộ sau đào tạo

1.1. Đào tạo cán bộ y tế các tuyến:

- Đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức: trong nước, nước ngoài, tập huấn, hội thảo, tập trung, tại chức, ...

- Lựa chọn lĩnh vực ưu tiên: đào tạo bác sỹ, dược sỹ Đại học, Cử nhân điều dưỡng, y tế công cộng, đào tạo sau Đại học các lĩnh vực chuyên sâu.

- Lập qui hoạch đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng sau đào tạo, theo yêu cầu của chuyên môn nghiệp vụ, quản lý.

- Người đi học phải có cam kết với ngành, tỉnh khi được cử đi đào tạo.

- Mở rộng diện được đào tạo, bồi dưỡng không chỉ với viên chức nhà nước mà cả lao động hợp đồng không trong chỉ tiêu biên chế tại các đơn vị y tế nhà nước, cả diện làm việc tại các cơ sở y tế ngoài công lập. Mở rộng đối tượng tuyển sinh để tăng nguồn tuyển cho đi đào tạo những cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng tốt sau đào tạo.

1.2. Tiếp nhận, tuyển dụng sử dụng, quản lý cán bộ sau đào tạo:

- Thực hiện chính sách thu hút, hỗ trợ của tỉnh đối với bác sỹ, dược sỹ Đại học chính qui về công tác tại các cơ sở y tế tỉnh, huyện.

- Chính sách cho cán bộ y tế phù hợp với nghề đặc thù: Thời gian phục vụ vùng cao ít nhất 3 năm đối với nữ, 5 năm đối với nam được chuyển vùng công tác, được đi học tập nâng cao. Có chính sách nâng lương sớm cho cán bộ lên vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

- Có kế hoạch sử dụng cán bộ sau đào tạo: Tiếp nhận hồ sơ thủ tục gọn, nhanh chóng đề xuất giải quyết, thực hiện việc xét tuyển, quyết định phân công nhanh nhất đảm bảo qui trình cải cách hành chính.

- Phối hợp các ban ngành trong việc quản lý số sinh viên đào tạo cử tuyển về phục vụ theo đúng nơi cử đi học.

Quản lý số sinh viên đào tạo liên kết theo đúng địa chỉ sử dụng: Cam kết với tỉnh sau học về công tác ít nhất 5 năm nếu không phải đền bù kinh phí đào tạo gấp 2 lần. Giữ bằng tốt nghiệp Đại học sau thời gian hoàn thành nghĩa vụ 5 năm mới trả cho cá nhân.

- Bố trí sử dụng cán bộ được đào tạo hợp lý nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân.

- Bố trí, giải quyết thực hiện chính sách đối với những cán bộ y tế chưa cập chuẩn (cán bộ y tế sơ cấp đang ở tuyến tỉnh, tuyến xã....) cho nghỉ việc, làm y tế thôn bản, hoặc đi học nâng cấp nếu có đủ điều kiện.

2. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho đề án

Từ nguồn ngân sách Trung ương đầu tư tập trung cho đề án, hỗ trợ của dự án nước ngoài, hàng năm ngân sách tỉnh cân đối một phần đầu tư thực hiện đề án.

Lồng ghép các nguồn vốn để triển khai đề án.

3. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ tay nghề cao góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân:

- Mở nhiều loại hình đào tạo, liên kết với các cơ sở đào tạo của Nhà nước và tư nhân để đào tạo cán bộ.

- Huy động vốn, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với đào tạo cán bộ: học bổng du học trong và ngoài nước, tài trợ về tài chính.

- Sự đóng góp của gia đình, người đi học.

- Qua mạng internet về kiến thức y học, thành tựu y khoa ngày nay giúp cho nâng cao sự hiểu biết về bệnh, tật, dịch bệnh...

4. Thực hiện việc nâng cấp trường Trung cấp Y tế thành trường Cao đẳng Y tế nhằm:

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo cán bộ có trình độ đạt Cao đẳng tạo nguồn cán bộ y tế có chất lượng cho nhu cầu của tỉnh, ngành y tế.

- Mở các mã ngành đào tạo: Cao đẳng điều dưỡng, Cao đẳng hộ sinh, dược sỹ Trung học.

- Mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo khác về các lĩnh vực đào tạo chuyên sâu cho ngành.

- Đào tạo trung cấp: Y sỹ đa khoa, chuyên khoa phục hồi chức năng, chuyên khoa y học cổ truyền,.... cho Trạm Y tế xã, trường học, cơ quan doanh nghiệp,...

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

1- Sở Y tế: Thành lập tổ công tác triển khai thực hiện đề án của tỉnh do Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách.

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả tổ chức triển khai thực hiện đề án để kịp thời chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, khó khăn về nguồn tuyển sinh và kinh phí cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế cho tỉnh. Xây dựng kế hoạch hằng năm trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện theo tiến độ.

Hàng năm Sở Y tế xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kinh phí chi cho các hoạt động đào tạo, luân phiên cán bộ, thu hút khuyến khích cán bộ, sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách.

2- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Bố trí nguồn kinh phí đáp ứng thực hiện đề án, theo dõi tiến độ.

3- Sở Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn vốn kinh phí cho các hoạt động của Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

4- Sở Nội vụ: Có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp Sở Y tế trong việc xây dựng đề xuất với tỉnh cơ chế tiếp nhận, bố trí, sử dụng, quản lý và đào tạo cán bộ, tham mưu xây dựng kế hoạch biên chế tuyển dụng cán bộ theo Thông tư số 08. Đề xuất giải quyết chế độ chính sách đối với những cán bộ y tế chưa cập chuẩn trong các đơn vị trong toàn ngành.

5- Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp Sở Y tế trong tuyển sinh đảm bảo số lượng chất lượng theo quy chế ban hành: Thực hiện Nghị định số 134 của Chính phủ về việc tuyển sinh đào tạo cử tuyển đúng địa chỉ địa phương cử đi học; tuyển các thí sinh thi Đại học có điểm sàn thấp hơn có nguyện vọng, cam kết sau học Đại học Y, dược về tỉnh công tác.

Phối hợp đề xuất tham mưu cho tỉnh về công tác đào tạo: Tăng chỉ tiêu đào tạo y sỹ hàng năm cho trường Trung cấp Y tế, xây dựng kế hoạch đào tạo cử tuyển Đại học y dược, Trung cấp kỹ thuật viên y chuyên khoa, đào tạo liên kết bác sỹ, dược sỹ Đại học. Chỉ đạo quản lý đào tạo nhân lực y tế và sử dụng quản lý cán bộ y tế trường học.

6- Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền trong nhân dân về nội dung Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và Đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009- 2015.

7- UBND huyện, thị xã, thành phố: Có trách nhiệm trong chỉ đạo tạo nguồn tuyển sinh đào tạo bác sỹ, dược sỹ hệ cử tuyển tại địa phương. Phối hợp ngành y tế triển khai thực hiện Đề án luân phiên cán bộ y tế từ tuyến trên về huyện, xã./.

 

PHỤ LỤC 1:

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TỈNH YÊN BÁI

Biểu 1. Số lượng, chất lượng nhân lực ngành y tế

Chức danh

Thực trạng nguồn nhân lực (Y, Dược)

Tổng số

Theo tuyến

Tốt nghiệp từ 2001-2008

Tỉnh

Huyện

Toàn tỉnh

2731

847

928

956

 

* Y khoa

 

 

 

 

 

- Tiến sỹ Y

01

01

 

 

01

- Thạc sỹ Y

24

21

03

 

15

- Bác sỹ chuyên khoa II

02

02

 

 

01

- Bác sỹ chuyên khoa I

172

120

52

 

61

- Bác sỹ

304

109

113

77

79

- Cử nhân Điều dưõng

03

03

 

 

03

- Cao đẳng Điều dưỡng

21

19

02

 

17

- Trung cấp Điều dưỡng

366

126

157

83

459

- Sơ cấp Điều dưỡng

163

23

40

100

 

- Cử nhân Hộ sinh

02

01

01

 

 

- Cao đẳng Hộ sinh

15

09

05

01

09

- Trung cấp Hộ sinh

340

26

105

209

 

- Cao đẳng Kỹ thuật viên Y

08

05

03

 

05

- Trung cấp Kỹ thuật viên Y

119

52

56

11

47

- Y sỹ

742

105

219

418

235

* Dược khoa

 

 

 

 

 

- Thạc sỹ Dược

01

01

 

 

01

- Dược sỹ chuyên khoa I

07

05

02

 

02

- Dược sỹ Đại học

16

08

07

01

09

- Dược sỹ Trung cấp

121

35

52

34

85

- Kỹ thuật viên dược

04

02

01

01

 

- Dược tá

46

10

15

21

 

* Cán bộ ngành khác:

- Đại học khác

- Cao đẳng khác

- Trung cấp khác

- Cán bộ công nhân viên khác

 

70

42

65

125

 

51

29

33

83

 

19

13

32

42

 

 

 

PHỤ LỤC 2:

Biểu 1. SỐ LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ ĐẠI HỌC Y, DƯỢC (2004-2008)

Năm

Bậc đào tạo

Tổng số

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Bác sỹ:

Chính qui:

- Chính qui

- Cử tuyển

- Liên kết

Chuyên tu:

- Thi tự do

- Hợp đồng

 

 

45

23

19

 

17

113

 

 

07

 

 

 

04

21

 

 

08

02

 

 

 

16

 

 

08

02

 

 

02

20

 

 

08

08

09

 

05

15

 

 

12

11

10

 

06

41

Cộng:

207

32

26

32

56

79

Dược sỹ đại học:

Chính qui

- Cử tuyển

- Liên kết

Chuyên tu:

- Thi tự do

- Hợp đồng

- Cử tuyển

 

 

07

 

 

07

15

02

 

 

 

 

 

02

02

01

 

 

 

 

 

 

02

01

 

 

 

 

 

 

03

 

 

03

 

 

02

02

 

 

04

 

 

03

06

 

Cộng:

31

05

03

03

07

13

Cử nhân

- Điều dưỡng

- Nữ hộ sinh

 

78

03

 

 

02

 

39

 

 

 

01

 

39

Cộng:

81

02

39

 

01

39

Cử nhân YTCC

- Tập trung

 

10

 

 

 

 

04

 

06

Cộng:

10

 

 

 

04

06

 

Biểu 2. SỐ LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ SAU ĐẠI HỌC Y, DƯỢC (2004-2008)

Năm

Bậc đào tạo

Tổng số

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

* Y khoa:

- Tiến sỹ

- Thạc sỹ

- Bác sỹ CK II

- Bác sỹ CKI

 

01

17

02

55

 

01

03

 

09

 

 

02

01

08

 

 

04

 

14

 

 

03

01

09

 

 

05

 

15

Cộng:

75

13

11

18

13

20

* Dược

- DS CKI

 

03

 

01

 

 

 

02

 

Cộng:

03

01

 

 

02

 

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN