cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 28/07/2009 Về quy định chi hỗ trợ cho các hoạt động trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 25/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Ngày ban hành: 28-07-2009
  • Ngày có hiệu lực: 07-08-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 05-02-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2373 ngày (6 năm 6 tháng 3 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 05-02-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 05-02-2016, Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 28/07/2009 Về quy định chi hỗ trợ cho các hoạt động trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 165/QĐ-UBND ngày 05/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2009/QĐ-UBND

Pleiku, ngày 28 tháng 7 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHI HỖ TRỢ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HĐND, UBND CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 09/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức chi hỗ trợ cho các hoạt động trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định về chi hỗ trợ cho các hoạt động trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH





Phạm Thế Dũng

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHI HỖ TRỢ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HĐND, UBND CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 25 /2009/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2009 của UBND tỉnh)

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh

 Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy định này là các văn bản do HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh ban hành; đáp ứng đầy đủ các yếu tố và được xây dựng, ban hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND và Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND.

Điều 2. Nội dung chi và mức chi

1. Xây dựng đề cương (đối với cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản):

a) Xây dựng đề cương văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh:

- Nghị quyết, quyết định có nội dung phức tạp: 300.000 đồng/ đề cương.

- Nghị quyết, quyết định có nội dung đơn giản: 200.000 đồng/ đề cương.

- Chỉ thị: 150.000 đồng/ đề cương.

b) Xây dựng đề cương văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện):

- Nghị quyết, quyết định có nội dung phức tạp: 200.000 đồng/ đề cương.

- Nghị quyết, quyết định có nội dung đơn giản: 150.000 đồng/ đề cương.

- Chỉ thị: 100.000 đồng/ đề cương.

c) Xây dựng đề cương văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã): 100.000 đồng/ đề cương.

2. Soạn thảo dự thảo (đối với cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản):

a) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh:

- Nghị quyết, quyết định có nội dung phức tạp: 1.000.000 đồng/ dự thảo.

- Nghị quyết, quyết định có nội dung đơn giản: 700.000 đồng/ dự thảo.

- Chỉ thị có nội dung phức tạp: 500.000 đồng/ dự thảo.

- Chỉ thị có nội dung đơn giản: 300.000 đồng/ dự thảo.

b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện:

- Nghị quyết, quyết định có nội dung phức tạp: 700.000 đồng/ dự thảo.

- Nghị quyết, quyết định có nội dung đơn giản: 500.000 đồng/ dự thảo.

- Chỉ thị có nội dung phức tạp: 300.000 đồng/ dự thảo.

- Chỉ thị có nội dung đơn giản: 200.000 đồng/ dự thảo.

c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp xã: 200.000 đồng/ dự thảo.

3. Soạn thảo báo cáo chỉnh lý; báo cáo thẩm định, thẩm tra; góp ý vào dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh không do UBND tỉnh trình; góp ý của cơ quan tư pháp đối với dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện; góp ý kiến của Công chức Tư pháp - Hộ tịch.

a) Cấp tỉnh:

- Mức chi 150.000 đồng/ báo cáo thẩm định hoặc báo cáo thẩm tra.

- Mức chi 100.000 đồng/ báo cáo góp ý hoặc báo cáo chỉnh lý.

b) Cấp huyện:

- Mức chi 100.000 đồng/ báo cáo thẩm định hoặc báo cáo thẩm tra.

- Mức chi 50.000 đồng/ báo cáo góp ý hoặc báo cáo chỉnh lý.

c) Cấp xã: Mức chi 50.000 đồng/ báo cáo góp ý hoặc báo cáo chỉnh lý.

4. Chi cho cá nhân tham gia hội thảo; phục vụ công tác lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh; soạn thảo, chỉnh lý dự thảo; thẩm định, thẩm tra dự thảo:

- Cấp tỉnh: 40.000 đồng/ người/ buổi.

- Cấp huyện: 30.000 đồng/ người/ buổi.

- Cấp xã: 20.000 đồng/ người/ buổi.

5. Chi cho công tác tổ chức lấy ý kiến rộng rãi:

a) Chi lấy ý kiến theo phiếu điều tra, phiếu lấy ý kiến được duyệt (về số phiếu và diện đối tượng điều tra, lấy ý kiến):

- Cấp tỉnh: 20.000 đồng/ phiếu.

- Cấp huyện: 15.000 đồng/ phiếu.

- Cấp xã: 10.000 đồng/ phiếu.

b) Chi cho công tác tổng hợp và xây dựng bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo:

- Cấp tỉnh: 80.000 đồng/ bản tổng hợp.

- Cấp huyện: 60.000 đồng/ bản tổng hợp.

- Cấp xã: 40.000 đồng/ bản tổng hợp.

Điều 3. Giới hạn mức chi

1. Tổng mức chi để thực hiện các nội dung quy định tại Điều 2 của Quy định này không được vượt quá mức tối đa dưới đây:

a) Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND tỉnh: tối đa không quá 3.500.000 đồng/ văn bản.

b) Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND cấp huyện: tối đa không quá 2.500.000 đồng/ văn bản.

c) Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND cấp xã: tối đa không quá 1.500.000 đồng/ văn bản.

d) Đối với dự thảo chỉ thị của UBND:

- Cấp tỉnh tối đa không quá 1.000.000 đồng/ văn bản.

- Cấp huyện tối đa không quá 800.000 đồng/ văn bản.

- Cấp xã tối đa không quá 500.000 đồng/ văn bản.

2. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực có nội dung phức tạp (liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực) được chi với mức cao hơn mức quy định tại Điều 2 Quy định này, nhưng không được vượt quá mức tối đa dưới đây:

a) Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND tỉnh: tối đa không quá 4.000.000 đồng/ văn bản.

b) Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND cấp huyện: tối đa không quá 3.000.000 đồng/ văn bản.

c) Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND cấp xã: tối đa không quá 2.000.000 đồng/ văn bản.

d) Đối với dự thảo chỉ thị của UBND:

- Cấp tỉnh tối đa không quá 1.500.000 đồng/ văn bản;

- Cấp huyện tối đa không quá 1.000.000 đồng/ văn bản;

- Cấp xã tối đa không quá 700.000 đồng/ văn bản.

Điều 4. Nguồn kinh phí và quản lý kinh phí

1. Nguồn kinh phí chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND do ngân sách các cấp đảm bảo theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

2. Hàng năm, các cơ quan, tổ chức căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình và dự kiến kế hoạch xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND, lập dự toán kinh phí gửi Sở Tư pháp đối với cấp tỉnh; Văn phòng HĐND và UBND đối với cấp huyện; Cán bộ Văn phòng - Thống kê đối với cấp xã để tổng hợp vào dự toán kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND trình HĐND cùng cấp phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Căn cứ dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ở cấp huyện và cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phân bổ và sử dụng kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành; Đối với cấp tỉnh, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện chi, quyết toán theo quy định.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh; tham mưu Thường trực HĐND, UBND tỉnh quyết định các tiêu chí để xác định văn bản có tính chất phức tạp quy định tại khoản 2 điều 3 Quy định này.

2. Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp có văn bản hướng dẫn cụ thể về cách thức, trình tự, thủ tục lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán khoản kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật./.