cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 63/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 Về một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 63/2008/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Ngày ban hành: 31-12-2008
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-02-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3710 ngày (10 năm 2 tháng )
  • Ngày hết hiệu lực: 28-02-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 28-02-2019, Quyết định số 63/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 Về một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 983/QĐ-UBND ngày 28/02/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành đến ngày 31/12/2018”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 63/2008/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ  

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 26/06/2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết số 1157/NQ-UBTVQH11 ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/TTLT-BTP-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 59/2003 ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2008/NQ-HĐND ngày 9/12/2008 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 17 về việc quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại tờ trình số 2374/TTr-STC-HCSN ngày 17/12/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp Thành phố Hà Nội như sau:

1. Nội dung chế độ, định mức chi cụ thể thực hiện theo quy định tại phụ lục đính kèm.

2. Các nội dung chi không quy định tại khoản 1 điều này được thực hiện theo chế độ, định mức hiện hành của Nhà nước và Thành phố hoặc theo phê duyệt cụ thể của Thường trực HĐND từng cấp tương ứng.

3. Các khoản chi hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp nào thì được đưa vào dự toán của Hội đồng nhân dân cấp đó và được quyết toán với ngân sách cùng cấp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009.

Điều 3. Chánh Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố; Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thành phố, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Ban KT-NS HĐND TP;
- Như Điều 3;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc;
- VC, KT, TH, VH;
- Lưu VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Mạnh Hiển

 

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(kèm theo Quyết định số 63/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của UBND Thành phố)

Đơn vị: 1000 đồng

Nội dung chi của HĐND các cấp của Thành phố

Đơn vị tính

Định mức chi tối đa của HĐND các cấp đang áp dụng tại Thành phố Hà Nội

Cấp Thành phố

Cấp huyện

Cấp xã

I. Chi cho công tác thẩm tra nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của HĐND

 

 

 

 

1. Xây dựng các báo cáo thẩm tra: báo cáo, đề án, tờ trình dự thảo nghị quyết

 

 

 

 

+ Nội dung có độ phức tạp cao, liên quan đến nhiều ngành,nhiều lĩnh vực: cơ chế chính sách, quy hoạch, dự toán, quyết toán ngân sách, kinh tế xã hội.

báo cáo

1.000

300

200

+ Các nội dung còn lại

báo cáo

500

200

50

2. Tổ chức các cuộc họp thẩm tra, góp ý báo cáo thẩm tra

 

 

 

 

+ Bồi dưỡng đại biểu dự họp

 

50

30

20

+ Cán bộ phục vụ

 

20

20

10

3. Chi cho chuyên gia viết bài tham luận, góp ý phục vụ công tác thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết (bằng văn bản)

 

 

 

 

+ Nội dung có độ phức tạp cao, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực: cơ chế chính sách, quy hoạch, dự toán, quyết toán ngân sách, kinh tế xã hội

người/văn bản góp ý

200

100

50

+ Các nội dung còn lại

người/văn bản góp ý

100

50

20

4. Chi cho việc tổng hợp, tập hợp ý kiến thảo luận của các tổ đại biểu HĐND tại các Kỳ họp HĐND

văn bản

200

100

50

5. Chi cho công việc theo dõi, tập hợp, tổng hợp và phân loại ý kiến kết luận tại các kỳ họp HĐND

văn bản

300

200

100

II. Chi lấy ý kiến tham gia các dự án luật, đề án, kế hoạch, dự thảo Nghị quyết HĐND (đối với nội dung cần xin ý kiến do Thường trực HĐND quyết định)

 

 

 

 

1. Chi cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu góp ý bằng văn bản

 

 

 

 

- Dự án luật mới

 

 

 

 

+ Chi cho tổ chức

dự án

2.000

 

 

+ Chi cho cá nhân

dự án

300

 

 

- Dự án luật sửa đổi, bổ sung

 

 

 

 

+ Chi cho tổ chức

dự án

1.000

 

 

+ Chi cho cá nhân

dự án

200

 

 

- Xin ý kiến về đề án, kế hoạch, dự thảo nghị quyết của HĐND

 

 

 

 

+ Chi cho tổ chức

văn bản

1.000

 

 

+ Chi cho cá nhân

văn bản

200

 

 

2. Tổ chức họp góp ý

 

 

 

 

+ Viết bài tham luận

bài

200

100

50

+ Bồi dưỡng đại biểu dự họp

người/buổi

50

30

20

+ Cán bộ phục vụ

người/buổi

20

20

10

3. Viết báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia các dự án luật; góp ý đề án, kế hoạch, dự thảo Nghị quyết của HĐND

báo cáo

200

100

50

III. Chi cho công tác giám sát

 

 

 

 

1. Đoàn giám sát của các Ban của HĐND và các Tổ đại biểu

 

 

 

 

+ Thành viên đoàn giám sát, khách mời

người/ngày

50

50

30

+ Chi cán bộ phục vụ

người/ngày

30

20

10

+ Chi bồi dưỡng cho việc xây dựng nội dung, báo cáo, thông báo kết quả giám sát

văn bản/cả đợt giám sát

300

100

50

2. Đoàn giám sát của Thường trực HĐND

 

 

 

 

a) Chi xây dựng các văn bản

 

 

 

 

+ Xây dựng quyết định thành lập đoàn giám sát, kế hoạch giám sát, xây dựng nội dung giám sát

văn bản/đợt giám sát

200

50

 

+ Xây dựng báo cáo tổng hợp, thông báo kết quả giám sát

văn bản/đợt giám sát

400

100

50

b) Chi tổ chức cuộc họp

 

 

 

 

+ Bồi dưỡng đại biểu dự họp

người/buổi

50

30

20

+ Cán bộ phục vụ

người/buổi

20

20

10

c) Mức chi cho các đoàn khảo sát

 

 

 

 

+ Bồi dưỡng đại biểu dự họp

 

50

30

10

+ Bồi dưỡng cán bộ phục vụ

 

20

20

10

IV. Chi tiếp xúc cử tri

 

 

 

 

1. Tiếp xúc cử tri của HĐND các cấp

 

 

 

 

- Chi hỗ trợ các đơn vị không được cấp ngân sách để tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND

cuộc tiếp xúc

2.000

1.500

500

- Chi bồi dưỡng

 

 

 

 

+ Đại biểu HĐND, khách mời

người/buổi

50

30

20

+ Cán bộ phục vụ

người/buổi

20

20

10

- Viết báo cáo tổng hợp chung các kiến nghị của cử tri với kỳ họp HĐND các cấp

báo cáo

300

200

100

2. Chi tiếp xúc cử tri theo chuyên đề của HĐND

 

 

 

 

+ Hỗ trợ thuê địa điểm, trang trí, trang âm, nước uống, trông xe, bảo vệ …

cuộc

3.000

1.000

200

+ Chi bồi dưỡng đại biểu HĐND, đại biểu dự tiếp xúc cử tri, khách mời

người/buổi

50

50

20

+ Cán bộ phục vụ

người/buổi

20

10

10

+ Viết báo cáo tổng hợp

báo cáo

200

100

50

V. Chi tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân

 

 

 

 

- Đại biểu HĐND, đại diện lãnh đạo cơ quan liên quan được phân công tiếp công dân được chi bồi dưỡng

người/buổi

50

30

20

- Bồi dưỡng cán bộ, công chức trực tiếp phục vụ đại biểu HĐND tiếp công dân

người/buổi

30

20

10

- Cán bộ, công chức phục vụ gián tiếp đại biểu HĐND tiếp công dân

người/buổi

20

10

10

VI. Chi cho công tác xã hội

 

 

 

 

Chế độ thăm hỏi ốm đau, thăm viếng và trợ cấp khó khăn đột xuất

 

 

 

 

- Đại biểu HĐND đương nhiệm khi bị ốm đau được chi tiền thăm hỏi

 

 

 

 

+ Ốm

lần

200

200

100

+ Ốm nặng phải nằm viện

lần

300

300

200

+ Bệnh hiểm nghèo

lần

1.000

1.000

500

- Đại biểu HĐND đương nhiệm có cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng), vợ (chồng), con chết được trợ cấp

lần

500

500

300

- Chi thăm hỏi ốm đau, thăm viếng các vị nguyên là Thường trực HĐND, Trưởng, Phó Ban chuyên trách các Ban của HĐND các nhiệm kỳ

lần

200

150

100

- Đại biểu HĐND đương nhiệm từ trần được đài thọ mai táng phí và gia đình được trợ cấp

lần

500

500

300

VII. Chi phục vụ các kỳ họp HĐND

 

 

 

 

1. Chế độ đối với đại biểu HĐND dự kỳ họp

 

 

 

 

a) Chế độ chi bồi dưỡng đại biểu HĐND (Không có chế độ ăn, nghỉ)

người/ngày

70

50

30

b) Chế độ phụ cấp làm việc trong ngày nghỉ, ngày lễ

người/ngày

150

100

50

2. Chế độ đối với khách mời

người/ngày

50

30

20

3. Chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, nhân viên phục vụ kỳ họp HĐND

 

 

 

 

+ Cán bộ phục vụ trực tiếp

người/ngày

50

40

30

+ Cán bộ phục vụ gián tiếp

người/ngày

20

20

10

4. Truyền hình trực tiếp (chỉ áp dụng với cấp thành phố)

theo hợp đồng

 

 

 

VIII. Một số chế độ chi khác

 

 

 

 

1. Chế độ chi hỗ trợ đối với đại biểu HĐND

 

 

 

 

Hỗ trợ tiền may trang phục (lễ phục) (2 bộ/nhiệm kỳ và chỉ được hưởng ở 1 cấp)

bộ

2.000

1.500

1.000

2. Chế độ chi tổ chức các hội nghị của Thường trực và các Ban

 

 

 

 

+ Đại biểu, khách mời

người/ngày

50

50

20

+ Cán bộ phục vụ

người/ngày

20

20

10

3. Phụ cấp trách nhiệm công việc đối với chức danh không chuyên trách (chỉ được hưởng mức cao nhất trong trường hợp được nhận nhiều chức danh với mỗi cấp HĐND)

 

 

 

 

+ Chủ tịch HĐND

 

0,6

0,4

0,3

+ Phó Chủ tịch HĐND

 

0,5

0,3

0,2

+ Ủy viên Thường trực

 

0,4

0,2

 

+ Trưởng ban

 

0,4

0,3

 

+ Phó ban

 

0,3

0,2

 

+ Tổ trưởng tổ đại biểu

 

0,3

0,2

0,1

4. Chế độ cho cộng tác viên

 

 

 

 

+ Cộng tác viên thường xuyên

theo hợp đồng

Do thường trực HĐND quyết định

+ Cộng tác viên theo từng chuyên đề (theo chức danh học hàm, học vị)

chuyên đề

300-500

100-300

 

5. Chế độ trang bị, sử dụng điện thoại di động, điện thoại công vụ tại nhà riêng

 

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố hoặc theo phê duyệt của Thường trực HĐND từng cấp tương ứng

6. Chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ôtô

 

7. Chi tiếp khách trong nước

 

8. Chế độ công tác phí (đại biểu hưởng lương, không hưởng lương) khi làm nhiệm vụ

 

9. Các chế độ chi khác