Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 05/05/2008 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 15/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Ngày ban hành: 05-05-2008
- Ngày có hiệu lực: 15-05-2008
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 03-11-2008
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 2: 22-02-2009
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-12-2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 565 ngày (1 năm 6 tháng 20 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-12-2009
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2008/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 05 tháng 05 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 và Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Theo đề nghị của Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Bãi bỏ Quyết định số 95/2005/QĐ-UBND ngày 05/9/2005 về việc Ban hành Quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (hoặc thuê đất) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Các quy định trước đây của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc; Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 15/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng).
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Quy định này được áp dụng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế được quy định tại:
a) Điều 36 (không bao gồm điểm đ khoản 1 và điểm b khoản 2) Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 181/2004/NĐ-CP);
b) Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 17/2006/NĐ-CP);
c) Điều 34, Điều 35, Điều 38 và Điều 39 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất (sau đây gọi là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP);
2. Quy định này cũng được áp dụng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với những trường hợp đặc biệt Nhà nước không thu hồi mà Nhà nước thuê đất của hộ gia đình, cá nhân, sau đó Nhà nước cho nhà đầu tư thuê lại để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Các trường hợp không thuộc phạm vi áp dụng tại Quy định này:
a) Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ.
b) Dự án phát triển kinh tế do nhà đầu tư tự thỏa thuận với những người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, mà không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất,
c) Các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (dưới đây gọi chung là người bị thu hồi đất), bị thiệt hại về tài sản gắn liền với đất thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo Quy định này.
2. Nhà nước khuyến khích người có đất, tài sản thuộc phạm vi bị thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 của Quy định này tự nguyện hiến, tặng một phần hoặc toàn bộ đất, tài sản cho Nhà nước.
3. Đối với các dự án thuộc diện Nhà nước thu hồi đất: Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất trên cơ sở khung chính sách quy định tại bản quy định này.
Điều 3. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Nhà nước tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường được tính vào vốn đầu tư của dự án. Dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thì các ngành, địa phương có liên quan phải ưu tiên bố trí đủ kinh phí để thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đúng thời gian quy định.
b) Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc được Nhà nước cho thuê đất và nộp tiền thuê đất theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thuê đất, thuê mặt nước, đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ về đất theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP) thì được trừ số tiền đã bồi thường về đất, hỗ trợ về đất hoặc chi phí đầu tư vào đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước; mức được trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Giá đất để tính toán khấu trừ được quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp Tổ chức, cá nhân tự thỏa thuận mức bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản với người bị thu hồi đất, không thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện) quy định tại Điều 39 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP thì giá đất để tính toán khấu trừ là giá đất theo mục đích sử dụng của diện tích đất bị thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và do UBND cấp tỉnh quy định;
- Trường hợp Tổ chức, cá nhân thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đất cho người bị thu hồi đất theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện xác lập và được UBND tỉnh (hoặc UBND cấp huyện theo phân cấp của UBND tỉnh) phê duyệt thì giá đất để tính toán khấu trừ là giá đất theo phương án đã được UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện phê duyệt.
c) Tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được Nhà nước giao đất cho thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thì không phải chịu chi phí về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; trường hợp đã ứng trước tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất thì được trừ số tiền đã ứng trước chi trả bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
d) Đối với những trường hợp được Nhà nước cho thuê đất, nếu đến hết thời hạn thuê đất mà chưa trừ hết tiền bồi thường đất, hỗ trợ đất thì được trừ vào thời hạn được gia hạn thuê đất tiếp theo; trường hợp hết thời hạn thuê đất, Nhà nước thu hồi đất thì tiền bồi thường đất, hỗ trợ đất chưa trừ hết vào tiền thuê đất, được bồi thường theo quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
e) Đối với trường hợp Nhà nước không thu hồi đất mà thuê đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, sau đó Nhà nước cho nhà đầu tư thuê lại, thì các nhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) ngoài việc phải trả tiền thuê đất còn phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân đó.
2. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định thành một mục riêng trong tổng vốn đầu tư của dự án. Nguồn kinh phí để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án được bố trí trong kế hoạch ngân sách hằng năm hoặc vốn của Nhà đầu tư. Nếu dự án đầu tư có diện tích đất thu hồi và giá trị bồi thường lớn, thì Chủ đầu tư có thể phân chia dự án thành nhiều giai đoạn, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện cho mỗi giai đoạn, phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực tài chính của địa phương, đơn vị.
3. Việc thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và việc xử lý phát sinh về giá đất thu hồi (nếu có) sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; một số khoán của điều này được quy định cụ thể như sau:
a) Khi chi trả tiền bồi thường cho người bị thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản phải lập đầy đủ chứng từ thanh toán và có ký nhận của người được bồi thường, hỗ trợ (vợ hoặc chồng có tên trong hộ khẩu gia đình). Trường hợp người được nhận tiền bồi thường ủy quyền cho người khác nhận thay, thì người được bồi thường phải làm giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã, nơi người đó cư trú.
Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được tổ chức lưu giữ và quản lý theo quy định của pháp luật.
b) Xử lý đối với trường hợp thực hiện bồi thường chậm:
- Bồi thường chậm do Cơ quan, Tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm chi trả bồi thường do UBND tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; và tại thời điểm này nếu có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do UBND tỉnh quyết định ban hành, thì được bồi thường theo chính sách mới (nếu chính sách mới có lợi cho người bị thu hồi đất). Nguồn kinh phí để bồi thường bổ sung này do Cơ quan, Tổ chức có trách nhiệm bồi thường chi trả.
- Bồi thường chậm do người bị thu hồi đất gây ra, nếu giá đất tại thời điểm chi trả thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm chi trả bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm chi trả bồi thường cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định phê duyệt phương án bồi thường thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định phê duyệt phương án bồi thường và không được áp dụng chính sách bồi thường mới (do điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung).
Điều 4. Nội dung bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất hoặc Nhà nước thuê đất
1. Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất khi Nhà nước thu hồi.
2. Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có trên đất bao gồm: nhà, vật kiến trúc, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cây trồng, con vật nuôi (thủy sản) và các chi phí khi đã đầu tư vào đất (nếu có).
3. Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất.
4. Ngoài phần bồi thường, hỗ trợ trong phạm vi đất bị thu hồi quy định tại điểm 1, 2, 3 nói trên; nếu trong quá trình thi công thực hiện dự án làm ảnh hưởng đến đất đai, tài sản khu vực đất liền kề hoặc phải mở thêm đường công vụ thì bồi thường, hỗ trợ theo mức độ thiệt hại thực tế bị ảnh hưởng.
5. Hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư.
Chương 2.
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ ĐẤT
Điều 5. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về đất
1. Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 7 của Quy định này thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) hoặc Tổ chức Phát triển quỹ đất cấp tỉnh đề nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định mức hỗ trợ cho phù hợp.
2. Người bị thu hồi đất (sử dụng đất hợp pháp) đang sử dụng đất vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng. Nếu không có đất để bồi thường, thì được bồi thường bằng tiền theo giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới là đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất ở, nếu có sự chênh lệch về diện tích hoặc giá trị thì người bị thu hồi đất được bồi thường thêm bằng tiền hoặc phải nộp thêm tiền vào ngân sách Nhà nước cho phần chênh lệch lớn hơn đó.
3. Người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (hoặc khi Nhà nước thuê quyền sử dụng đất) nhưng chưa thực hiện hoặc còn bị ghi nợ các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi những khoản tiền chưa thực hiện hoặc còn bị ghi nợ vào số tiền được chi trả bồi thường, hỗ trợ theo quy định sau đây:
- Trường hợp diện tích đất bị thu hồi (hoặc diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước thuê) chưa thực hiện các khoản nghĩa vụ tài chính thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tính toán xác định khấu trừ ngay trên phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Trường hợp còn bị ghi nợ từ các thửa đất khác thì trong quá trình chi trả tiền bồi thường, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng liên quan của địa phương thu nộp để hoàn trả Ngân sách Nhà nước.
4. Diện tích đất được bồi thường, hỗ trợ là diện tích được xác định trên thực địa, qua đo đạc thực tế diện tích đất thu hồi và được ghi nhận trong hồ sơ bồi thường của từng người sử dụng đất. Trường hợp diện tích đất thu hồi qua đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp thì thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ (tùy theo nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất được địa phương xác nhận đối với phần diện tích đất chênh lệch đó để tính toán bồi thường, hỗ trợ).
5. Đối với trường hợp người sử dụng đất có yêu cầu Nhà nước thu hồi phần diện tích còn lại sau khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, thì tùy từng trường hợp cụ thể: do diện tích đất còn lại không thể tiếp tục sử dụng theo quy hoạch được duyệt, bị cô lập hoặc diện tích đất còn lại quá nhỏ,… thì phần diện tích đất còn lại này được Nhà nước xem xét thu hồi một phần hoặc toàn bộ và được tính toán bồi thường, hỗ trợ theo thiệt hại thực tế.
Điều 6. Những trường hợp thu hồi đất không được bồi thường
1. Người sử dụng đất không đủ điều kiện bồi thường đất theo quy định tại Điều 7 của Quy định này.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
3. Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003, cụ thể:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền đất hàng năm nhưng bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
b) Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
c) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
d) Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền mà chưa nộp tiền để được sử dụng đất;
đ) Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
- Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
e) Cá nhân sử dụng đất đã chết mà không có người thừa kế;
g) Người sử dụng đất tự nguyện trả đất;
h) Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;
k) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền (12 tháng); đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong mười tám tháng (18 tháng); đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền (24 tháng);
l) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong mười hai tháng liền (12 tháng) hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng (24 tháng) so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép kéo dài.
Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối với đất bị thu hồi quy định tại khoản 3 nêu trên, được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
4. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.
5. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
6. Người bị thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại Điều 7 của Quy định này nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
7. Người bị thu hồi đất mà diện tích đất thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai;
b) Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý;
c) Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc;
d) Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng;
đ) Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm.
e) Diện tích đất không có giấy tờ gì về quyền sử dụng đất và không có xác nhận gì của chính quyền địa phương về nguồn gốc quá trình sử dụng đất.
f) Diện tích đất không đủ điều kiện được bồi thường và người có diện tích đất thu hồi này đã được xem xét giao đất mới phù hợp với điều kiện của địa phương.
Điều 7. Điều kiện để được bồi thường đất
Người bị thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:
1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
6. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.
8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ tộc, nhà làng truyền thống được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
9. Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước;
b) Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước;
c) Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
10. Điều kiện để xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất:
Người bị thu đất không có giấy tờ gì chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp, thì phải có một trong các giấy tờ dưới đây phù hợp với thửa đất bị thu hồi, gửi chính quyền địa phương (thôn, bản, khu phố, tổ dân phố) để thực hiện việc kiểm tra, xác nhận. Các giấy tờ gồm:
- Biên lai thu thuế nhà, đất hợp lệ.
- Bản sao hợp lệ hộ khẩu ghi rõ thời gian chuyển đến sử dụng nhà ở, đất ở.
- Giấy tờ khác có liên quan đến nhà ở, đất ở.
Trên cơ sở các giấy tờ nêu trên, chính quyền địa phương (thôn, bản, khu phố, tổ dân phố) tổ chức họp lấy ý kiến công khai tập thể người dân tại nơi cư trú và ghi nhận vào Biên bản cuộc họp (tham dự cuộc họp có lãnh đạo UBND và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn cùng ký tên). Căn cứ nội dung đã được ghi nhận tại Biên bản của cuộc họp, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và chịu trách nhiệm về việc ký xác nhận này.
Điều 8. Giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và chi phí đầu tư vào đất
1. Giá đất để tính bồi thường, hoặc hỗ trợ:
a) Giá đất để tính bồi thường, hoặc hỗ trợ là giá đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do UBND tỉnh ban hành và công bố hàng năm theo quy định của Chính phủ (trên cơ sở giá các loại đất của từng địa bàn và quy định về nguyên tắc phương pháp xác định giá các loại đất đã được UBND tỉnh ban hành kèm theo các Quyết định). Không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất sau khi thu hồi. Không bồi thường theo giá đất do thực tế sử dụng đất không phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Người được sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử dụng đất làm đất phi nông nghiệp thì bồi thường theo giá đất nông nghiệp;
- Người được sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật (không phải là đất ở) nhưng tự ý sử dụng làm đất ở thì bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp.
b) Trường hợp tại thời điểm có Quyết định thu hồi đất mà giá đất do UBND tỉnh quy định chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường, thì thực hiện như sau:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của Chủ dự án) phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương sở tại, nơi có diện tích đất thu hồi, thực hiện công tác điều tra, khảo sát, thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại những khu vực có loại đất tương tự (về hạng đất, về vị trí, điều kiện về hạ tầng kỹ thuật,..) như đối với diện tích đất tại khu vực thu hồi giải tỏa, hoặc xác định mức thu nhập thuần túy thu được hàng năm trên một đơn vị diện tích đất thu hồi giải tỏa. Trên cơ sở những số liệu này, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ phương pháp xác định giá đất quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ và Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính để xây dựng mức giá đất bồi thường, hỗ trợ cho phù hợp. Sau đó báo cáo UBND cấp huyện để có văn bản gửi Sở Tài chính (kèm theo toàn hộ hồ sơ liên quan) thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trước khi thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
c) Đối với đất bị thu hồi là đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất thì bồi thường theo giá đất trúng đấu giá, trường hợp tại thời điểm có quyết định thu hồi đất mà giá đất này (giá đất trúng đấu giá) thấp hơn giá đất ghi trong quyết định của UBND tỉnh công bố tại thời điểm thu hồi đất, thì bồi thường theo giá đất do UBND tỉnh công bố.
2. Chi phí đầu tư vào đất còn lại:
a) Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các khoản chi phí thực tế mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng nhưng đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất chưa thu hồi được, gồm: Tiền sử dụng đất còn lại trong trường hợp giao đất có thời hạn; tiền thuê đất trả trước còn lại; chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo, bồi đắp đất và các chi phí khác có liên quan. Các chi phí này phải có căn cứ, có đầy đủ hồ sơ, chứng từ thực tế chứng minh số tiền đã đầu tư vào đất, mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được, thì được bồi thường.
Chi phí đầu tư vào đất còn lại được UBND cấp huyện xác định và phê duyệt (trong trường hợp dự án do UBDN cấp huyện phê duyệt chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư), hoặc thông qua Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt (trong trường hợp dự án do UBND tỉnh phê duyệt chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư).
b) Trường hợp thu hồi đất phi nông nghiệp hoặc đất ở mà đã được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp hoặc theo giá đất ở tính theo hiện trạng, vị trí của diện tích đất tại thời điểm thu hồi, thì những khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm: chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo, bồi đắp đất không được bồi thường.
Điều 9. Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư
1. Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư phải là thửa đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với đất ở trong khu dân cư. Đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư là thửa đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với đất ở trong khu dân cư.
Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư nếu hội đủ điều kiện được bồi thường đối với đất nông nghiệp thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền theo giá đất ở liền kề, bao gồm các trường hợp sau:
a) Diện tích được hỗ trợ là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở thuộc phạm vi các khu vực sau:
- Trong phạm vi địa giới hành chính phường;
- Trong phạm vi khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư (khu dân cư này phải được UBND cấp huyện xác định theo quy định của Luật Đất đai hiện hành).
b) Đối với diện tích đất thuộc thửa đất nông nghiệp (không có nhà ở) thì diện tích được tính để hỗ trợ bằng tiền của mỗi thửa đất không vượt quá năm (05) lần hạn mức diện tích giao đất ở theo quy định của UBND tỉnh.
c) Đối với diện tích đất vườn, ao thực tế đang sử dụng trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ, nhà ở dọc kênh mương, nhà ở dọc tuyến đường giao thông không thuộc các khu vực quy định tại Điểm a khoản 1 Điều này thì diện tích được tính để hỗ trợ bằng tiền của mỗi thửa không vượt quá năm (05) lần hạn mức diện tích giao đất ở theo quy định của UBND tỉnh.
2. Mức hỗ trợ và nguyên tắc áp dụng tính toán hỗ trợ theo giá đất ở liền kề:
a) Mức hỗ trợ bằng tiền tính theo giá đất ở liền kề:
- Đối với diện tích đất thuộc phạm vi ranh giới hành chính phường, thị trấn: Mức hỗ trợ là 50%;
- Đối với diện tích đất thuộc các khu vực còn lại: Mức hỗ trợ là 35%.
b) Nguyên tắc áp dụng tính toán hỗ trợ theo giá đất ở liền kề:
- Khi tính toán hỗ trợ bằng tiền theo giá đất ở liền kề thì tổng giá trị bồi thường theo giá đất nông nghiệp và hỗ trợ theo giá đất ở liền kề tính trên 1m2 đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư hoặc đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư tối đa không vượt quá giá đất ở liền kề tính trên 1m2.
- Trường hợp thửa đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư mà có ranh giới tiếp giáp với nhiều thửa đất có giá khác nhau thì giá đất để tính hỗ trợ là giá bình quân của các thửa đất liền kề; nếu thửa đất liền kề không phải là đất ở thì giá đất ở làm căn cứ để tính hỗ trợ là giá đất ở của thửa đất có nhà ở gần nhất hoặc giá đất ở bình quân của các thửa đất có nhà ở gần nhất.
- Trường hợp một hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nằm ở hai (02) khu vực khác nhau nêu tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, cùng bị thu hồi trong cùng một dự án thì việc tính toán hỗ trợ theo giá đất ở liền kề đối với diện tích đất vườn, ao trong trường hợp này chỉ được tính ở một (01) trong hai (02) khu vực (theo nguyên tắc lấy giá trị có kết quả tính toán cao nhất).
Điều 10. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất ở, đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
1. Diện tích đất ở, đất nông nghiệp được bồi thường căn cứ theo diện tích đất ở, đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng phải có đủ điều kiện để được bồi thường theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
2. Trường hợp thu hồi đối với đất sử dụng trước ngày 15/10/1993 nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy định này và được UBND cấp xã xác nhận đất đó không có tranh chấp (việc xác nhận của UBND cấp xã, thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Quy định này) thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất thực hiện theo quy định sau:
a) Trường hợp thửa đất đang sử dụng là đất có nhà ở và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 7 Điều 6 Quy định này thì người đang sử dụng thửa đất đó được bồi thường theo giá đất ở đối với diện tích đất ở (theo quy định của Luật Đất đai) thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất; phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở và phần diện tích đất vườn, ao trên cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở (nếu có) thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư;
b) Trường hợp thửa đất đang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (không phải là đất ở) và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 7 Điều 6 Quy định này thì người đang sử dụng thửa đất đó được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng bị thu hồi. Trường hợp trên thửa đất có cả phần diện tích đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì phần diện tích đó được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp;
c) Trường hợp đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp mà người đang sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 7 Điều 6 Quy định này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng bị thu hồi nhưng diện tích được bồi thường, hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương (trường hợp hạn mức giao đất nông nghiệp chưa được quy định thì tính theo hạn mức tối đa quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP):
Trường hợp có diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức mà phần diện tích vượt hạn mức là do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng từ người khác, tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, và không thuộc các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 7 Điều 6 Quy định này thì được bồi thường; các trường hợp khác, diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức chỉ được xem xét bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy định này.
d) Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mà thửa đất này được tách ra từ thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thửa đất còn lại sau khi đã tách thửa mà được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp thì được bồi thường, hỗ trợ về đất đối với đất ở theo hạn mức quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
3. Trường hợp thu hồi đối với đất đã sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy định này và được UBND cấp xã xác nhận đất đó không có tranh chấp (việc xác nhận của UBND cấp xã, thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 7 của Quy định này) thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất thực hiện theo quy định sau:
a) Trường hợp thửa đất đang sử dụng là đất có nhà ở và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 7 Điều 6 của Quy định này thì người đang sử dụng thửa đất đó được bồi thường bằng 50% tính theo đơn giá đất ở đối với diện tích đất ở (theo quy định của Luật Đất đai) thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất ở quy định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất; phần diện tích vượt hạn mức đất ở và phần diện tích đất vườn, ao trên cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở (nếu có) thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp;
b) Trường hợp thửa đất đang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (không phải là đất ở) và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 7 Điều 6 Quy định này thì người đang sử dụng thửa đất đó được bồi thường bằng 50% giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng bị thu hồi. Trường hợp trên thửa đất có cả phần diện tích đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì phần diện tích đó được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp;
c) Trường hợp đất đang sử dụng thuộc nhóm đất nông nghiệp, thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
d) Đất do lấn, chiếm và đất được giao, được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau thì người có hành vi lấn, chiếm hoặc được giao đất, thuê đất không đúng thẩm quyền không được bồi thường về đất khi thu hồi đất.
4. Đối với diện tích đất mà các hộ gia đình cá nhân đang sử dụng nằm trong lộ giới bị thu hồi, thực hiện tính toán bồi thường, hỗ trợ như sau:
a) Diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi Nhà nước công bố lộ giới, được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì bồi thường 100% giá đất theo mục đích sử dụng ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Diện tích đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nguồn gốc là đất đã sử dụng ổn định từ trước khi Nhà nước công bố lộ giới, được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì tùy theo nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất được địa phương xác nhận để tính toán bồi thường. Trường hợp được bồi thường theo giá trị đất ở thì diện tích được bồi thường tối đa (bao gồm cả diện tích đã được cấp quyền sử dụng đất ở hoặc diện tích mà các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng làm đất ở chưa được cấp Giấy chứng nhận) không vượt quá hạn mức đất ở theo quy định; diện tích đất còn lại (nếu có) được bồi thường 100% giá đất nông nghiệp.
Điều 11. Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất là chưa được cấp Giấy chứng nhận
1. Trường hợp sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao.
2. Trường hợp sử dụng đất trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì người đang sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ về đất như sau:
a) Được bồi thường, hỗ trợ về đất đối với diện tích đất được giao là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và đối với diện tích đất ở trong hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành;
b) Được bồi thường về đất đối với diện tích đất được giao là đất ở ngoài hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành nhưng phải trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP.
Điều 12. Xử lý một số trường hợp cụ thể về đất ở
1. Người sử dụng đất ở sau khi bị thu hồi vẫn còn diện tích đất ở, khi xây dựng nhà ở trên phần diện tích đất còn lại này phải tuân thủ theo quy hoạch xây dựng được duyệt của từng dự án và từng khu vực đô thị, nông thôn hoặc theo Điều lệ quản lý xây dựng. Trường hợp người sử dụng đất có yêu cầu Nhà nước thu hồi phần diện tích đất ở còn lại thì thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Quy định này.
2. Trường hợp trên diện tích đất ở, đất xây dựng ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (gọi chung là giấy tờ về quyền sử dụng đất) nhỏ hơn hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành, trên đất có nhà ở sử dụng ổn định từ trước khi được cấp giấy tờ về quyền sử dụng đất, thì thực hiện như sau:
a) Nếu diện tích thu hồi của thửa đất qua đo đạc thực tế bằng hoặc nhỏ hơn diện tích đất ở, diện tích đất xây dựng ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế;
b) Nếu diện tích thu hồi của thửa đất qua đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích đất ở, đất xây dựng ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, mà phần diện tích nhiều hơn chưa được cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp, thì phần diện tích đất chênh lệch đó được tính toán bồi thường 100% hoặc 50% giá đất ở (tùy theo nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất được địa phương xác nhận đối với phần diện tích đất chênh lệch) nhưng tổng diện tích được bồi thường (bao gồm cả diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất) tối đa không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành;
c) Nếu diện tích thu hồi của thửa đất qua đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích đất ở hoặc diện tích đất xây dựng ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, mà phần diện tích nhiều hơn đã được cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp, thì phần diện tích nhiều hơn bồi thường theo giá đất nông nghiệp.
3. Đối với các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp làm đất ở tại các khu vực đã hình thành thôn, xóm, khu phố và phù hợp với quy hoạch (trước thời điểm Nhà nước thu hồi đất), thực hiện như sau:
a) Trường hợp sử dụng ổn định và làm nhà ở trước ngày 15/10/1993 (không phân biệt đã được cấp giấy hay chưa được cấp giấy chứng nhận), nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp: bồi thường 100% giá đất ở đối với diện tích đất ở đang sử dụng (theo quy định của Luật Đất đai) thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành; đối với diện tích đất ở đang sử dụng vượt hạn mức giao đất ở (nếu có):
- Nếu hộ gia đình, cá nhân chưa lần nào được cấp giấy chứng nhận đối với diện tích đất ở vượt hạn mức có nguồn gốc và thời điểm sử dụng làm đất ở nêu trên: bồi thường 50% giá đất ở;
- Nếu hộ gia đình, cá nhân đã được một lần giải quyết cấp giấy chứng nhận đối với diện tích đất ở vượt hạn mức có nguồn gốc và thời điểm sử dụng làm đất ở nêu trên: bồi thường theo giá đất nông nghiệp.
b) Trường hợp sử dụng ổn định và làm nhà ở từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 và nhà ở được xác định là xây dựng trước khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (không thuộc trường hợp tự chuyển mục đích sang đất ở và làm nhà ở khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp), nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp; bồi thường bằng 50% giá đất ở đối với diện tích đất ở đang sử dụng (theo quy định của Luật Đất đai) thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành;
c) Đối với trường hợp đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng có nguồn gốc là đất nông nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng tự chuyển mục đích sang đất ở và làm nhà ở từ ngày 15/10/1993 đến nay, được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp: Bồi thường theo quy định đối với đất nông nghiệp.
4. Trường hợp diện tích đất thu hồi có Quyết định cấp đất làm nhà ở và làm vườn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng trong Quyết định không ghi rõ diện tích đất ở, đất nông nghiệp, thì xử lý như sau:
a) Nếu toàn bộ diện tích đó có Quyết định cấp đất bị thu hồi, hoặc thu hồi một phần mà phần diện tích còn lại của Quyết định cấp đất không đủ theo hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành, thì diện tích bị thu hồi được bồi thường theo giá đất ở nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định, phần diện tích vượt hạn mức đất ở (nếu có) được bồi thường theo quy định đối với đất vườn ao.
b) Nếu chi thu hồi một phần diện tích mà phần diện tích đất còn lại theo Quyết định cấp đất vẫn đủ theo hạn mức giao đất ở theo quy định, thì phần diện tích bị thu hồi chỉ được bồi thường theo quy định đối với đất vườn ao. Đối với trường hợp này, sau khi thực hiện di dời, giải tỏa, thì phần diện tích đất còn lại theo Quyết định cấp đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tối đa bằng hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành mà không phải nộp tiền sử dụng đất (Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng lập các thủ tục cần thiết để bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho người sử dụng đất).
5. Diện tích đất thu hồi của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là do Tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước cho thuê đất, tự chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở và đã phân phối đất ở đó cho cán bộ, công nhân viên của tổ chức trong thời gian từ ngày 15/10/1993 đến ngày 24/12/2004 (ngày Nghị định số 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất có hiệu lực thi hành), nếu hộ gia đình, cá nhân chưa lần nào được giải quyết cấp quyền sử dụng đất ở đối với diện tích đất có nguồn gốc này, thì bồi thường bằng 50% đơn giá đất ở đối với diện tích thực tế bị thu hồi, nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành; phần diện tích vượt hạn mức đất ở (nếu có) được bồi thường theo quy định đối với đất nông nghiệp;
Trường hợp đã được một lần giải quyết cấp quyền sử dụng đất ở đối với diện tích đất có nguồn gốc nêu trên, thì toàn bộ diện tích đất thu hồi chỉ được bồi thường theo quy định đối với đất nông nghiệp.
Điều 13. Xử lý một số trường hợp cụ thể về đất nông nghiệp
1. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có giá đất thấp hơn giá đất bị thu hồi, thì ngoài việc được giao đất mới người bị thu hồi đất còn được bồi thường bằng tiền phần giá trị chênh lệch đó. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có giá đất cao hơn giá đất bị thu hồi, thì được bồi thường bằng việc giao đất mới với diện tích tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất của đất bị thu hồi.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh, khi Nhà nước thu hồi thì không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại và được hỗ trợ theo quy định như sau:
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Mức hỗ trợ bằng tiền là 40% giá đất nông nghiệp cùng loại (giá đất theo quy định tại Điều 8 của Quy định này) theo diện tích thực tế thu hồi nhưng tối đa không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định.
Đối với hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất của nông lâm trường quốc doanh nhưng không thuộc đối tượng nêu trên, và phần diện tích vượt hạn mức giao đất nông nghiệp (nếu có) thì không được hỗ trợ mà chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đất của Hợp tác xã nông nghiệp mà nguồn gốc là đất do Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, sau đó giao cho xã viên nhận khoán và nộp quỹ khoán sản phẩm thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất, mà chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có) nếu tiền chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước. Trong trường hợp này nếu khi thu hồi đất mà đời sống của các xã viên gặp khó khăn, thì thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
c) Đất nông nghiệp sử dụng chung của nông trường, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi không được bồi thường đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, nếu chi phí này không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
3. Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì người đang sử dụng không được bồi thường về đất, người thuê đất công ích của xã, phường, thị trấn được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
4. Đối với đất lâm nghiệp đã quy hoạch trồng rừng sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường về đất. Trường hợp chưa giao đất sử dụng ổn định lâu dài thì khi Nhà nước thu hồi không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
5. Đối với diện tích đất đang sử dụng để sản xuất nông nghiệp nhưng thuộc đất lâm nghiệp khi phân định ranh giới nông lâm (không thuộc trường hợp được nhận giao khoán đất tại khoản 2 nêu trên):
a) Diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có Quyết định cấp đất sản xuất nông nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp: Bồi thường 100% giá đất nông nghiệp;
b) Diện tích chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định cấp đất sản xuất nông nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
- Đối với diện tích đất được khai phá, sử dụng trước khi Nhà nước công bố ranh giới phân định nông lâm, không có nguồn gốc là đất lâm nghiệp, được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp: Bồi thường 100% giá đất nông nghiệp;
- Đối với diện tích được khai phá, sử dụng trước khi Nhà nước công bố ranh giới phân định nông lâm, nhưng có nguồn gốc là đất lâm nghiệp, được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp: Hỗ trợ 100% giá đất nông nghiệp (đối với diện tích sử dụng trước thời điểm 15/10/1993), hỗ trợ 30% giá đất nông nghiệp (đối với diện tích sử dụng sau thời điểm 15/10/1993);
- Đối với diện tích đất khai phá sau khi Nhà nước công bố ranh giới phân định nông lâm; và diện tích đất khai phá, sử dụng, sang nhượng có nguồn gốc là do hành vi lấn chiếm, khai phá, sang nhượng đất rừng (đất lâm nghiệp) trái phép (kể cả đối với diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận): Không bồi thường, hỗ trợ.
6. Quy định mức hỗ trợ đối với một số trường hợp có diện tích đất thu hồi không hội đủ điều kiện được bồi thường về đất hoặc hỗ trợ về đất theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 13 trên đây:
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có hoàn cảnh thực sự khó khăn (người già cô đơn không nơi nương tựa; hộ gia đình, cá nhân có người mắc phải các căn bệnh nan y, di chứng của chiến tranh để lại; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đói nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống kinh tế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp) được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp: Hỗ trợ 100% giá đất nông nghiệp.
b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự khai thác đất thuộc khuôn viên nhà thuộc sở hữu Nhà nước để sản xuất nông nghiệp; diện tích do tự khai hoang không theo quy hoạch được phê duyệt; diện tích vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, diện tích nằm trong lộ giới có nguồn gốc là đất sử dụng, sang nhượng sau khi Nhà nước đã công bố lộ giới mà trong quá trình khai thác; khai hoang, sang nhượng để sử dụng chưa bị các cơ quan chức năng nhắc nhở xử phạt hoặc lập biên bản xử lý vi phạm: Hỗ trợ công khai phá, sang nhượng theo hồ sơ, chứng từ thực tế chứng minh nhưng tối đa không vượt quá 30% giá bồi thường đất nông nghiệp.
Điều 14. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ gia đình, cá nhân.
1. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở đã được giao sử dụng ổn định lâu dài hoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường theo giá đất ở.
2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp có thời hạn do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho hoặc do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp. Trường hợp sử dụng đất phi nông nghiệp do Nhà nước hoặc do Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê theo thầm quyền, khi Nhà nước thu hồi chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Điều 15. Bồi thường đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của tổ chức, cộng đồng dân cư
1. Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của Tổ chức được Nhà nước giao hoặc cho thuê được bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định số 197/2007/NĐ-CP.
2. Cơ sở của tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất ổn định, nếu là đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thì không được bồi thường, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại. Tùy từng trường hợp cụ thể được xem xét giao lại đất mới trong phạm vi quỹ đất hiện có của địa phương.
3. Đất do cộng đồng dân cư đang sử dụng, bao gồm: Đất nhà thờ họ tộc, từ đường bị giải tỏa được UBND cấp xã xác nhận là đất sử dụng ổn định và không có tranh chấp; đất có các công trình là đền, miếu, am thờ bị giải tỏa. Giao Hội đồng bồi thường cấp huyện hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất xem xét từng trường hợp cụ thể trình cấp có thẩm quyền quyết định giao đất mới tại địa điểm phù hợp để xây dựng lại. Các trường hợp này nếu không có đất để giao lại thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất ở tại vị trí đó.
Điều 16. Bồi thường đất ở đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chung có đồng quyền sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo diện tích đất thuộc đồng quyền sử dụng; nếu không có giấy tờ xác định diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì bồi thường chung cho các đối tượng có đồng quyền sử dụng đất. Các đối tượng có đồng quyền sử dụng đất, cử người đại diện để nhận tiền bồi thường.
Điều 17. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất, tài sản thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn.
1. Diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn xây dựng công trình công cộng khi Nhà nước thu hồi đất thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo Quy định này.
2. Trường hợp diện tích đất có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 7 của Quy định này, Nhà nước không thu hồi nhưng nằm trong hành lang an toàn của công trình bị thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, ảnh hưởng tài sản gắn liền với đất, thì xử lý như sau:
a) Nếu làm thay đổi mục đích sử dụng đất thì phần diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng được bồi thường bằng tiền theo mức chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất giữa mục đích sử dụng mới và mục đích sử dụng cũ, cụ thể: từ đất ở sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) hoặc từ đất ở sang đất nông nghiệp thì bồi thường phần chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp, giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp; từ đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì bồi thường phần chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp với giá đất nông nghiệp. Giá đất để tính toán chênh lệch trong các trường hợp này là giá đất do UBND tỉnh quy định, trong đó giá đất nông nghiệp được áp dụng theo giá đất trồng cây hàng năm.
Đối với đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đã được bồi thường theo điểm a trên đây thì không được tính bồi thường, hỗ trợ theo điểm b dưới đây.
b) Không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại) nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thì phần diện tích đất bị hạn chế khả năng sử dụng được tính toán bồi thường, hỗ trợ theo giá đất do UBND tỉnh quy định, cụ thể như sau:
- Đối với đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp bị phá dỡ một phần nhà, công trình xây dựng, hoặc bị khống chế về chiều cao khi xây dựng nhà, công trình thì được bồi thường bằng tiền, với mức bồi thường tính bằng 80% giá đất cùng loại tại vị trí đất bị ảnh hường bởi hành lang bảo vệ công trình. Những trường hợp sau không được tính toán bồi thường, hỗ trợ:
+ Đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là đất trống (trên đất chưa có nhà ở, công trình xây dựng) được sử dụng hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao khi đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai mà theo quy hoạch này đã xác định nhà ở và các công trình khi xây dựng không ảnh hưởng gì đến hành lang an toàn của công trình;
+ Đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là đất đã có nhà ở và các công trình được xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai theo quy hoạch này đã được xác định nhà ở và các công trình đủ điều kiện tồn tại, không ảnh hưởng gì đến hành lang an toàn của công trình;
- Đối với phần diện tích đất nông nghiệp nằm trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình xây dựng công cộng, về nguyên tắc không được bồi thường, hỗ trợ khi không bị Nhà nước thu hồi. Riêng đối với đất nông nghiệp của người sử dụng đất hợp pháp, hợp lệ trong đô thị, đất nông nghiệp nằm trong khu quy hoạch dân cư tại nông thôn và đất nông nghiệp đã có quy hoạch chuyển thành đất khu dân cư thì được hỗ trợ bằng 80% giá đất nông nghiệp cùng loại do UBND tỉnh quy định tại vị trí có hành lang bảo vệ công trình. Mức hỗ trợ này cũng được áp dụng đối với diện tích đất nông nghiệp sau khi phải chặt hạ cây trồng hiện có trên đất mà không thể chuyển sang canh tác trồng lại một loại cây trồng nào khác hoặc không thể chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
3. Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoáng không trên 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều này.
4. Đối với nhà ở, vật kiến trúc, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng:
a) Nhà ở, vật kiến trúc, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn phải di dời, chặt hạ để giải phóng mặt bằng được bồi thường, hỗ trợ theo Quy định tại Chương III Quy định này. Trường hợp nhà ở, công trình xây dựng hợp pháp có trước khi xây dựng công trình công cộng, phải tháo dỡ một phần hoặc thực hiện các biện pháp sửa chữa, cải tạo để đảm bảo các điều kiện an toàn của công trình công cộng thì được bồi thường bị phá dỡ và chi phí để cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình để sử dụng lại.
b) Nhà ở, công trình xây dựng có trên đất được tạo lập sau thời điểm công bố quyết định phê duyệt dự án xây dựng công trình công cộng của cấp có thẩm quyền, hoặc xây dựng không đúng theo thiết kế và Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì phần diện tích (khối lượng) xây lắp không đảm bảo các điều kiện an toàn của công trình công cộng phải phá dỡ không được bồi thường, hỗ trợ. Người có nhà ở, công trình xây dựng này phải tự tháo dỡ và chịu hoàn toàn chi phí sửa chữa, cải tạo để sử dụng lại nhà ở và công trình xây dựng.
Điều 18. Bồi thường đất trong trường hợp Nhà nước sử dụng tạm thời, không thu hồi đất
1. Đối với tài sản có trên đất bị phá dỡ, di dời thì được bồi thường, hỗ trợ theo Quy định này.
2. Hết thời gian sử dụng đất tạm thời, chủ đầu tư có trách nhiệm phục hồi trả lại đất theo tình trạng ban đầu, hoặc thỏa thuận chi trả bằng tiền để người sử dụng đất tự khôi phục lại theo tình trạng ban đầu.
Chương 3.
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ TÀI SẢN
Điều 19. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tài sản
1. Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng đơn chiếc; nhà, công trình xây dựng theo hệ thống trong một khuôn viên đất (bao gồm các hạng mục xây dựng phục vụ sản xuất, đới sống, sinh hoạt…), công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất, cây trồng trên đất, con vật nuôi (thủy sản).
Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tài sản: Áp dụng theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và điểm 1 Phần III Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Thông tư số 116/2004/TT-BTC).
2. Đối với những kết cấu xây dựng (cấu kiện thép, gỗ,…), hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được thì chỉ tính chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt theo định mức, đơn giá quy định hoặc theo chi phí thực tế hợp lý nhưng tối đa không vượt quá mức bồi thường.
3. Đơn giá tính toán bồi thường, hỗ trợ về tài sản có trên đất, thực hiện theo các Quyết định do UBND tỉnh ban hành.
Điều 20. Bồi thường, hỗ trợ về nhà, công trình xây dựng trên đất
1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được tính toán bồi thường, hỗ trợ theo giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình.
Giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình được tính theo diện tích sử dụng của nhà ở, công trình nhân (x) với đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình do UBND tỉnh quy định (nếu nhà ở, công trình xác định được theo tiêu chuẩn cấp hạng nhà) hoặc tính theo phương pháp bóc tách khối lượng nhân (x) với đơn giá cấu kiện tổng hợp. Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân có sử dụng các loại vật liệu hoặc cấu kiện xây dựng cao hơn hoặc thấp hơn so với cấp hạng nhà đã được đánh giá thì tính toán bồi thường, hỗ trợ theo đơn giá của cấp hạng nhà đã được đánh giá và cộng (+) thêm phần giá trị đã được đầu tư cao hơn hoặc trừ (-) đi phần giá trị đầu tư thấp hơn cấp hạng nhà đã được đánh giá.
2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thực hiện tính toán bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và điểm 2 Phần III Thông tư số 116/2004/TT-BTC trong đó:
- Tỷ lệ phần trăm để tính một khoản tiền cộng thêm theo giá trị hiện có của nhà, công trình: giao Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện xác định cho phù hợp với tình hình thực tế, nhưng tổng mức bồi thường tối đa không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn, kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
- Việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại để xác định giá trị hiện có của nhà, công trình do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện, có sự tham gia của Nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng tại địa phương.
- Đối với các tài sản quy định tại khoản 2 trên đây nhưng thực tế không sử dụng hoặc không còn sử dụng được thì không bồi thường.
3. Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn, kỹ thuật tương đương; nếu công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật không còn sử dụng được hoặc thực tế không sử dụng thì không bồi thường.
4. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 Luật Đất đai 2003 thì không được bồi thường.
5. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 thì việc xử lý tài sản theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
Điều 21. Xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà ở, vật kiến trúc, công trình xây dựng trên đất phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân:
1. Các trường hợp dưới đây được bồi thường, hỗ trợ:
a) Nhà ở, công trình, vật kiến trúc có Giấy phép xây dựng trên đất có đủ điều kiện bồi thường theo quy định tại Điều 7 của Quy định này thì được bồi thường bằng 100% giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn, kỹ thuật tương đương.
b) Nhà ở, công trình, vật kiến trúc không có Giấy phép xây dựng thì tùy theo tính chất hợp pháp của đất, của nhà và công trình, được xem xét bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định sau:
- Nhà ở, công trình, vật kiến trúc xây dựng trên đất đủ điều kiện được bồi thường về đất ở mà tại thời điểm xây dựng chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được bồi thường bằng 100% giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn, kỹ thuật tương đương.
- Nhà ở, công trình, vật kiến trúc xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 7 của Quy định này và nhà ở, công trình, vật kiến trúc xây dựng trên đất chỉ được bồi thường đối với đất nông nghiệp nhưng tại thời điểm xây dựng chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình được hỗ trợ tối đa bằng 80% giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn, kỹ thuật tương đương.
- Nhà ở, công trình, vật kiến trúc của hộ gia đình, cá nhân được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 7 của Quy định này, mà khi xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và cắm mốc hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cắm mốc thì không được bồi thường; trường hợp đặc biệt có hoàn cảnh thực sự khó khăn thì UBND cấp huyện xem xét hỗ trợ cho phù hợp nhưng tối đa không vượt quá 80% giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn, kỹ thuật tương đương.
c) Đối với các công trình xây dựng phụ trợ độc lập phục vụ cho sinh hoạt đời sống như: nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, sân đường nội bộ, tường rào, kè chắn đất,… thì bồi thường, hoặc hỗ trợ 100% theo giá trị xây dựng mới của công trình có quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.
2. Nhà, công trình chỉ phá dỡ một phần, thì giải quyết như sau:
- Nếu phần còn lại không còn sử dụng được thì tính bồi thường, hoặc hỗ trợ (tùy theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất của nhà và công trình bị phá dỡ) cho toàn bộ nhà, công trình theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Nếu phần còn lại còn sử dụng lại được thì tính bồi thường, hoặc hỗ trợ phần bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này (tùy theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất, của nhà và công trình bị phá dỡ). Ngoài ra còn được hỗ trợ thêm chi phí thực tế hợp lý để sửa chữa, khôi phục, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với phần diện tích phá dỡ.
Việc xác định phần diện tích còn lại không còn sử dụng được và việc xác định hỗ trợ thêm chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần diện tích còn lại trong cả hai trường hợp trên do Tổ chức được giao việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tính toán cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể, có sự tham gia của Nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng tại địa phương.
- Trường hợp nhà, công trình xây dựng kiên cố phải phá dỡ một phần, ranh giải tỏa cắt sàn và đà nằm trong phạm vi giữa hai cột bê tông cốt thép chịu lực, thì xác định cột chịu lực gần nhất còn lại không bị phá dỡ để tính toán bồi thường, hỗ trợ. Phần diện tích xây dựng nhà, công trình được tính toán bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp này bao gồm: phần nằm trong ranh bị giải tỏa phải phá dỡ và phần diện tích tính từ ranh giải tỏa vào đến cột chịu lực gần nhất còn lại.
3. Các công trình là Nhà thờ họ tộc, Am thờ, Từ đường gắn liền với đất bị thu hồi thì được bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản tính theo giá trị mới quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Các trường hợp dưới đây không được bồi thường, hỗ trợ:
a) Nhà ở, công trình, vật kiến trúc gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01/7/2004 mà tại thời điểm xây dựng trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì không được bồi thường, không được hỗ trợ.
b) Nhà ở, vật kiến trúc, công trình xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 7 của Quy định này, mà khi xây dựng công trình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng, hoặc đã bị xử phạt, buộc tháo dỡ thì không được bồi thường, không được hỗ trợ; người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải tự phá dỡ và phải chịu chi phí phá dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện phá dỡ.
c) Nhà ở, công trình, vật kiến trúc gắn liền với đất được xây dựng sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố công khai thì không được bồi thường, không được hỗ trợ.
Các trường hợp không được bồi thường, hỗ trợ tại điểm a, b, c nêu trên nếu có điều kiện hoàn cảnh kinh tế thực sự khó khăn thì UBND cấp huyện xem xét từng trường hợp cụ thể để có mức hỗ trợ cho phù hợp nhưng tối đa không vượt quá 80% giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn, kỹ thuật tương đương.
Điều 22. Xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ hợp cụ thể đối với công trình, tài sản của các cơ quan, đơn vị Nhà nước và tổ chức khác đang sử dụng
1. Đối với nhà, xưởng, công trình kiến trúc của các doanh nghiệp và tổ chức khác có thể tháo rời và di chuyển lắp đặt lại thì chi bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và chi phí hao hụt trong quá trình tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt theo chi phí thực tế do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác định từng trường hợp cụ thể, có sự tham gia của Nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng tại địa phương, trên cơ sở dự toán theo đề nghị của tổ chức bị ảnh hưởng.
2. Đối với nhà, xưởng, công trình kiến trúc của các doanh nghiệp và tổ chức khác không thể tháo rời và di chuyển lắp đặt lại:
- Trường hợp khi xây dựng có giấy tờ hợp lệ mà phải di dời toàn bộ nhà, xưởng và công trình kiến trúc khác thì tính bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy định này. Nếu chỉ phá dỡ một phần thì tính bồi thường hoặc hỗ trợ phần diện tích (khối lượng) bị phá dỡ theo thiệt hại thực tế để sửa chữa, khôi phục lại phần bị phá dỡ, nhưng tổng giá trị bồi thường hoặc hỗ trợ không quá 100% giá trị xây dựng mới tương ứng với tiêu chuẩn kết cấu của phần diện tích (khối lượng) bị phá dỡ. Nếu nhà, công trình không có giá trị sử dụng thì không được bồi thường;
- Trường hợp nhà, xưởng, công trình xây dựng không có giấy tờ hợp lệ nhưng xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật thì tính hỗ trợ theo mức thiệt hại thực tế nhưng không quá 80% giá trị xây dựng mới. Trường hợp vi phạm, tính hỗ trợ không quá 40% giá trị xây dựng mới.
3. Trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, Trường học, Trạm y tế…. thuộc sở hữu Nhà nước chỉ bị thu hồi một phần diện tích đất và phá dỡ một phần công trình kiến trúc sẽ được Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp cùng với chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng, tài chính tại địa phương lập dự toán chi phí phá dỡ và xây dựng lại mới tương ứng với hiện trạng kết cấu xây dựng cũ hoặc chi trả bằng tiền để tổ chức bị ảnh hưởng tự xây dựng lại tương ứng với hiện trạng kết cấu xây dựng cũ bị phá dỡ.
Trường hợp phải di dời toàn bộ thì đơn vị bị ảnh hưởng được bố trí trụ sở nơi khác hoặc lập dự án xây dựng lại trụ sở nơi mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 23. Xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật (đèn đường, đường điện, cáp điện thoại, đường cấp thoát nước…)
1. Lập phương án di dời cho từng trường hợp, phương án di dời do đơn vị quản lý trực tiếp công trình đó lập, theo định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, thông qua cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường.
2. Giao các Sở quản lý chuyên ngành xét duyệt dự toán chi phí di dời và lắp đặt, xây dựng lại các công trình hạ tầng kỹ thuật (kể cả tổ chức thanh lý vật tư thu hồi theo quy định hiện hành của Nhà nước), cụ thể:
- Sở Công thương giải quyết đối với các công trình điện;
- Sở Giao thông vận tải giải quyết đối với các công trình giao thông;
- Sở Xây dựng giải quyết đối với các công trình xây dựng là nhà xưởng, kho tàng, cấp thoát nước…;
- Sở Thông tin và Truyền thông giải quyết đối với các công trình thông tin liên lạc.
Trường hợp tái đầu tư, nâng cấp bằng nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước thì phải báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để thẩm định, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết.
Điều 24. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước
1. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà của Nhà nước hoặc nhà do Tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích tự cơi nới trái phép; nhưng được bồi thường toàn bộ chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp được cơ quan có thẩm quyền cho phép (phần diện tích nhà ở cải tạo, sửa chữa, nâng cấp được coi là hợp pháp là các trường hợp được cơ quan ra quyết định phân nhà hoặc cơ quan quản lý nhà đất cho phép cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; người thuê nhà phải có chứng từ để chứng minh cụ thể).
2. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà ở tại nơi tái định cư. Trường hợp đặc biệt không có nhà tái định cư để bố trí thì người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê. Trường hợp có nhà tái định cư để bố trí nhưng người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước không thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền.
Về diện tích để tính hỗ trợ bằng tiền trong trường hợp không có nhà tái định cư để bố trí:
a) Đối với diện tích nhà: Diện tích nhà được tính hỗ trợ là số m2 đang sử dụng thực tế nhưng không lớn hơn số m2 ghi trong Quyết định tạm cấp, tạm giao hay Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy cấp nhà của cơ quan Nhà nước (do cơ quan, đơn vị quản lý căn nhà xác nhận). Đối với hộ gia đình ở chung cư, số m2 tính hỗ trợ tương ứng với diện tích sàn sử dụng của mỗi hộ đang sử dụng không tính diện tích hành lang, lối đi chung và diện tích lấn chiếm.
b) Đối với diện tích đất:
- Diện tích đất để tính hỗ trợ căn cứ vào diện tích ghi trong giấy tờ hợp pháp, hợp lệ (Quyết định tạm cấp, tạm giao, giấy cấp nhà; Hợp đồng thuê nhà của cơ quan có thẩm quyền).
- Trường hợp quyết định của cơ quan có thẩm quyền tạm cấp, tạm giao, giấy cấp nhà, hợp đồng thuê nhà không ghi rõ diện tích khi cho thuê, hoặc trường hợp diện tích ghi trong quyết định tạm cấp, tạm giao, giấy cấp nhà, hợp đồng thuê nhà nhỏ hơn diện tích đang sử dụng thì cơ quan ký quyết định, ký hợp đồng cho thuê phải xác định lại diện tích cụ thể để làm cơ sở tính hỗ trợ với mức diện tích theo thực tế sử dụng được xác nhận có nguồn gốc không lấn chiếm, nhưng không lớn hơn hạn mức giao đất ở quy định tại địa phương, phần diện tích ngoài hạn mức quy định (nếu có) không xét hỗ trợ.
- Trường hợp diện tích ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền tạm cấp, tạm giao, giấy cấp nhà, hợp đồng thuê nhà lớn hơn hạn mức giao đất ở quy định tại địa phương, thì diện tích trong hạn mức được tính hỗ trợ, phần diện tích ngoài hạn mức quy định không xét hỗ trợ.
3. Nhà thuộc sở hữu Nhà nước bị thu hồi một phần đất ở, nhà ở và phần diện tích còn lại được tiếp tục sử dụng để ở thì xử lý như sau:
- Phần diện tích đất bị thu hồi một phần được tính hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Phần diện tích nhà (diện tích xây lắp) bị phá dỡ được tính hỗ trợ bằng 100% đơn giá xây dựng mới để chủ hộ tự xây dựng lại tương đương với phần hiện trạng kết cấu xây dựng bị phá dỡ hoặc bồi thường theo dự toán, xây dựng lại mặt tiền nhà (hoặc hông nhà, phía sau nhà,…) theo kết cấu phần hiện trạng bị phá dỡ do cơ quan quản lý căn nhà bị phá dỡ xác lập.
4. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhà ở mà nguồn gốc là do các đơn vị, tổ chức bố trí để ở sai thẩm quyền, sai công năng, không đúng mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê nhà, đất, thì tùy từng trường hợp cụ thể Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án báo cáo UBND cấp huyện có biện pháp hỗ trợ phù hợp để đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ gia đình, cá nhân sau khi bị di dời, giải tỏa.
5. Nhà thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do nguồn vốn ngân sách Nhà nước tạo lập bị chiếm dụng, thì Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thu hồi không điều kiện.
Điều 25. Bồi thường về di chuyển mồ mả
1. Đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền bồi thường được tính cho chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, hỏa tảng (nếu có), xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Chi phí cụ thể do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia đại diện của chủ đầu tư) xác lập cho phù hợp với tập quán và thực tế của từng địa phương, thông qua Hội đồng bồi thường của dự án, trình UBND cấp huyện quyết định (đối với dự án do UBND cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) hoặc thông qua Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt (đối với dự án do UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư).
2. Đối với mộ vắng chủ hoặc vô chủ thì chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị phục vụ mai táng của địa phương tổ chức bốc mộ, cải táng (sau thời hạn của Thông báo bốc mộ).
Điều 26. Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, con vật nuôi (thủy sản)
1. Đối với cây trồng, hoa màu các loại không thể đào, bứng di chuyển được thì tính toán bồi thường, hoặc hỗ trợ bằng 100% đơn giá quy định.
Trường hợp cây trồng, hoa màu các loại được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không bồi thường, hỗ trợ. Những trường hợp đặc biệt là các đối tượng gia đình chính sách, hộ đói, nghèo, sẽ được xem xét cụ thể để hỗ trợ bù đắp chi phí hợp lý thực tế đã đầu tư nhưng tối đa không vượt quá mức bồi thường.
2. Đối với những cây trồng có thể đào bứng, di chuyển được thì chỉ tính chi phí đào bứng, di chuyển, trồng lại (nếu có) theo định mức, đơn giá quy định hoặc theo chi phí thực tế hợp lý nhưng tối đa không vượt quá mức bồi thường.
3. Đối với một số loại vật nuôi như: tôm, cá,… chưa đến thời kỳ thu hoạch mà không thể di chuyển được, phải thu hoạch sớm, thì tính bồi thường giá trị sản lượng thiệt hại của vụ đó theo thời giá tại địa phương của loại sản phẩm thời kỳ thu hoạch: trường hợp khi thu hồi đất mà đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường.
Điều 27. Xử lý tiền bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
Tổ chức bị Nhà nước thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản do Nhà nước giao quản lý sử dụng; phải di dời đến cơ sở mới thì được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số tiền bồi thường tài sản này do người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chi trả, nếu sử dụng không hết thì số tiền còn lại được nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điều 28. Bồi thường cho người lao động do ngừng việc
1. Tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thuê lao động theo hợp đồng lao động, bị ngừng sản xuất kinh doanh khi nhà nước thu hồi toàn bộ đất thì người lao động được áp dụng bồi thường theo chế độ trợ cấp ngừng việc, thời gian tính bồi thường là thời gian ngừng sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 06 tháng.
2. Đối tượng được bồi thường là người lao động có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Không áp dụng cho đối tượng lao động có hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
3. Mức bồi thường theo chế độ trợ cấp ngừng việc tính không quá 70% tiền lương hoặc thu nhập thực tế và không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước (tiền lương hoặc thu nhập thực tế được tính bình quân của 06 tháng liền kề).
4. Số tiền bồi thường do ngừng việc được chi trả trực tiếp cho người lao động thông qua tổ chức Công đoàn của đơn vị; ở những nơi chưa có Tổ chức công đoàn thì thông qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện hoặc đại diện Hội đồng bồi thường của dự án.
Điều 29. Bồi thường tài sản khác
Nhà có hệ thống điện thoại, đồng hồ nước, đồng hồ điện (thuê bao), giếng nước được tính toán bồi thường như sau:
- Điện thoại (thuê bao): bồi thường theo mức giá lắp đặt mới hoặc chi phí di dời do cơ quan Bưu điện thực hiện.
- Đồng hồ điện chính (thuê bao): bồi thường theo mức giá lắp đặt mới hoặc chi phí di dời do cơ quan Điện lực thực hiện.
- Đồng hồ điện phụ (câu lại): theo chi phí thực tế hợp lý nhưng không được cao hơn chi phí bồi thường cho đồng hồ chính.
- Đồng hồ nước (thuê bao): bồi thường theo mức giá lắp đặt mới hoặc chi phí di dời do đơn vị Quản lý Cấp nước thực hiện.
- Đồng hồ nước phụ (câu lại): theo chi phí thực tế hợp lý nhưng không được cao hơn chi phí bồi thường cho đồng hồ chính.
- Giếng nước khoan, giếng nước đào thủ công: bồi thường theo chi phí thực tế hợp lý tại địa bàn.
(Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và chủ đầu tư xác định theo mức giá do cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành cung cấp tại thời điểm lập phương án).
Chương 4.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 30. Hỗ trợ di chuyển
1. Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển đến nơi ở mới hoặc tái định cư tại chỗ, mức hỗ trợ như sau:
- Tái định cư tại chỗ trên phần đất còn lại: 1.000.000 đồng/hộ.
- Di chuyển đến chỗ ở mới trong phạm vi nội huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh: 2.000.000 đồng/hộ.
- Di chuyển đến chỗ ở mới ngoài phạm vi nội huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh: 3.000.000 đồng/hộ.
- Di chuyển chỗ ở ra ngoài tỉnh hoặc di chuyển chỗ ở đến những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, kể cả từ xã khó khăn này đến xã khó khăn khác trong tỉnh: 5.000.000 đồng/hộ.
2. Đối với cơ quan, đơn vị và tổ chức khác: Hỗ trợ di chuyển theo khối lượng và chi phí thực tế, do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác lập thông qua Hội đồng Bồi thường của dự án, trình thẩm định và phê duyệt theo Quy định này.
Điều 31. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống tính cho toàn bộ số nhân khẩu hiện có trong hộ, với thời gian hỗ trợ như sau:
- Không phải di chuyển chỗ ở, hoặc được tái định cư trên phần đất còn lại: thời gian hỗ trợ là 03 tháng.
- Di chuyển chỗ ở đến nơi khác trong phạm vi nội huyện, thị xã, thành phố: thời gian hỗ trợ là 06 tháng;
- Di chuyển ra ngoài tỉnh, ra ngoài huyện (thị xã, thành phố) khác trong tỉnh, hoặc đến địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: thời gian hỗ trợ là 12 tháng.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cùng với chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về Tài nguyên Môi trường tại địa phương xác định tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp thu hồi trên diện tích đất nông nghiệp được giao của từng trường hợp cụ thể, làm cơ sở để tính toán khoản hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định trên.
2. Trường hợp diện tích đất nông nghiệp thu hồi dưới 30% và trường hợp diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là đất tự khai phá, sang nhượng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao (không thể xác định được tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi so với diện tích đất nông nghiệp được giao) thì việc tính toán hỗ trợ ổn định đời sống như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà diện tích đất nông nghiệp thu hồi từ 500m2 trở lên và không bị giải tỏa nhà ở hoặc chỉ bị giải tỏa một phần nhà ở, thì cứ 500m2 bị thu hồi được hỗ trợ ổn định đời sống cho 01 khẩu trong thời gian 03 tháng, nhưng tối đa không vượt quá số nhân khẩu hiện có trong hộ.
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà diện tích đất nông nghiệp thu hồi từ 500m2 trở lên và bị giải tỏa toàn bộ nhà ở thì cứ 500m2 bị thu hồi được hỗ trợ ổn định đời sống cho 01 khẩu nhưng tối đa không vượt quá số nhân khẩu hiện có trong hộ, thời gian hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01 tháng tương đương 30kg gạo tẻ thường tính theo thời giá trung bình tại địa phương (theo báo cáo tình hình giá cả thị trường hàng tháng của Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện).
4. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh do phải di dời, thì được hỗ trợ bằng 30% thu nhập sau thuế của một năm, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận. Trường hợp những hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh, có mức doanh thu dưới 10.000.000 đồng/tháng thì hỗ trợ như sau:
- Hộ có doanh thu dưới 2.000.000 đồng/tháng: hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu từ 2.000.000 đồng/tháng đến dưới 5.000.000 đồng/tháng: hỗ trợ một lần 2.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu từ 5.000.000 đồng/tháng đến dưới 8.000.000 đồng/tháng: hỗ trợ một lần 4.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu từ 8.000.000 đồng/tháng đến dưới 10.000.000 đồng/tháng: hỗ trợ một lần 5.000.000 đồng/hộ.
(Doanh thu để tính hỗ trợ do cơ quan thuế xác nhận trên cơ sở số thuế nộp hàng tháng cho Ngân sách nhà nước).
5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có mức sống thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí hộ nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố trong từng thời kỳ là những hộ đã được cấp sổ (trường hợp chưa được cấp sổ thì việc xác định hộ nghèo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) thì việc hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất cho những hộ gia đình, cá nhân này được tính một lần cho mỗi hộ, cụ thể như sau:
- Trường hợp bị giải tỏa từ 50% trở lên trên tổng số diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng: Mức hỗ trợ từ 15.000.000 đồng trở lên/hộ
- Trường hợp bị giải tỏa dưới 50% trên tổng số diện tích đất diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng: Mức hỗ trợ từ 10.000.000 đồng trở lên/hộ.
Tùy theo tính chất quy mô của từng dự án, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, phối hợp với Chủ dự án và chính quyền địa phương thống nhất mức hỗ trợ cụ thể, nhưng không được thấp hơn mức hỗ trợ trên đây.
Điều 32. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi từ một hay nhiều dự án có tổng diện tích thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp mà không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp (giao đất nông nghiệp tái định canh) thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo quy định sau đây:
1. Những thành viên trong hộ gia đình còn trong độ tuổi lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/lao động. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi dưới 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nhưng diện tích đất bị thu hồi trên 1.000m2 thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho 01 lao động theo mức 5.000.000 đồng. Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề.
2. Những hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà cho người khác thuê để sản xuất nông nghiệp thì khi bị thu hồi đất nông nghiệp không được hỗ trợ chuyển đổi nghề. Người thuê đất và trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, tùy từng trường hợp cụ thể được xem xét hỗ trợ chuyển đổi nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Lao động bị thu hồi đất sản xuất được ưu tiên vay vốn ưu đãi từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, Quỹ việc làm của tỉnh để giải quyết việc làm, đào tạo nghề ngắn hạn, học ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi xuất khẩu lao động; được ưu tiên tuyển dụng hoặc hợp đồng gia công tại nhà cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Giao UBND cấp huyện phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết.
4. Các Nhà đầu tư có trách nhiệm làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động việc làm tại địa phương để thực hiện việc đào tạo nghề; đồng thời cam kết sử dụng, giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trong vùng dự án.
Điều 33. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn
1. Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn hoặc do Nhà nước trực tiếp quản lý (đất công trình công cộng, đất nông nghiệp, đất kênh rạch tự nhiên, đất kênh, mương thủy lợi,…..) thì được hỗ trợ 100% theo mức giá đất cùng loại do UBND tỉnh quy định. Số tiền hỗ trợ này được nộp vào ngân sách Nhà nước (Kho Bạc Nhà nước cấp huyện hoặc Kho Bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng) và được ưu tiên đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn thuộc ngân sách tỉnh hoặc ngân sách cấp huyện thì không phải tính hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn quản lý; các dự án khác phải tính hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 34. Hỗ trợ khác
1. Hỗ trợ tiền thuê nhà ở:
a) Người bị thu hồi nhà ở, không còn chỗ ở nào khác, trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới thì được bố trí vào nhà ở tạm cư; trường hợp không có nhà ở tạm cư để bố trí được hỗ trợ tiền thuê nhà ở.
Thời gian và mức hỗ trợ trong trường hợp không có nhà ở tạm cư để bố trí, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ mức 500.000 đồng/tháng/hộ cho các hộ có từ 01 đến 02 nhân khẩu trong thời gian 12 tháng tính từ thời điểm bàn giao mặt bằng theo thời gian quy định của dự án;
- Hỗ trợ mức 200.000 đồng/tháng/khẩu cho các hộ có từ 03 nhân khẩu trở lên trong thời gian 12 tháng tính từ thời điểm bàn giao mặt bằng theo thời gian quy định của dự án
Nếu thời gian bố trí tái định cư kéo dài trên 12 tháng, UBND cấp huyện phê duyệt bổ sung chi phí hỗ trợ thuê nhà cho phù hợp với thực tế mà người thuộc diện tái định cư phải thuê nhà; nếu bố trí tái định cư thực hiện trước 12 tháng thì không thu hồi số tiền đã chi của thời gian chênh lệch đó. Chi phí bổ sung hỗ trợ thuê nhà ở trong trường hợp này do chủ dự án chi trả.
b) Đối với trường hợp giải tỏa một phần nhà ở, phần còn lại tiếp tục sử dụng nhưng phải sửa chữa và phải có chỗ ở tạm thời khi sửa chữa nhà ở thì được hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian 03 tháng theo mức tương ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Các trường hợp được bố trí tái định cư bằng nhà ở (kể cả những trường hợp được bố trí thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và các trường hợp được bố trí vào nhà ở tạm cư), nếu quỹ nhà của Nhà nước đã có để bố trí ngay sau khi các hộ gia đình, cá nhân bị di dời, giải tỏa thì chỉ tính hỗ trợ di chuyển chỗ ở, không tính hỗ trợ tiền thuê nhà ở.
2. Hỗ trợ đối với gia đình chính sách
Đối với gia đình chính sách (có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) khi phải di chuyển chỗ ở hoặc bị giải tỏa một phần nhà ở phần còn lại tiếp tục sử dụng nhưng phải sửa chữa và phải có chỗ ở tạm thời khi sửa chữa nhà ở thì được hỗ trợ thêm như sau:
- Gia đình có Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân: 5.000.000 đồng/hộ.
- Gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình Liệt sĩ (cha mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ): hộ gia đình neo đơn, già yếu khó khăn: 3.000.000 đồng/hộ.
- Gia đình có công với Cách mạng, gia đình Cách mạng lão thành, và các đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên khác: 2.000.000 đồng/hộ.
Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều đối tượng chính sách được hưởng như nêu trên thì chỉ tính một mức hỗ trợ của đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
3. Khen thưởng:
Những hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất bị thu hồi, di chuyển và bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch, đúng thời gian hoặc trước thời gian quy định của dự án thì được khen thưởng một khoản tiền tùy theo tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ, cụ thể như sau:
- Tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ dưới 2 triệu đồng: số tiền được thưởng bằng số tiền được bồi thường, hỗ trợ;
- Tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ từ 2 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng: số tiền được thưởng là 2 triệu đồng;
- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng: số tiền được thưởng là triệu đồng;
- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng: số tiền được thưởng là 4 triệu đồng;
- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng: số tiền được thưởng là 6 triệu đồng;
- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng: số tiền được thưởng là 8 triệu đồng;
- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ từ 100 triệu đồng trở lên; số tiền được thưởng là 10 triệu đồng;
Mức khen thưởng nêu trên chỉ tính một lần cho mỗi hộ gia đình, cá nhân bị di dời, giải tỏa theo từng dự án. Việc chi thưởng này do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với Nhà đầu tư, lãnh đạo chính quyền, mặt trận, đoàn thể cấp xã và đại diện của nhân dân họp bình xét công khai, dân chủ sau khi người bị thu hồi đất bàn giao (hoặc cam kết bàn giao) mặt bằng đúng hoặc trước thời gian quy định của dự án, trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt.
4. Trong trường hợp đã áp dụng các khoản hỗ trợ theo quy định mà người bị thu hồi đất có cuộc sống đặc biệt khó khăn, thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, UBND cấp huyện quyết định biện pháp và mức hỗ trợ (đối với dự án do UBND cấp huyện phê duyệt chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) hoặc đề xuất UBND tỉnh xem xét quyết định (đối với dự án do UBND tỉnh phê duyệt chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư), để đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất. Tiền hỗ trợ thêm do người được Nhà nước giao đất, thuê đất chi trả; đối với đất thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa có dự án sử dụng đất, thì Tổ chức sử dụng quỹ đất phải đứng ra chi trả.
Chương 5.
TÁI ĐỊNH CƯ
Điều 35. Lập và thực hiện dự án tái định cư
1. Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao UBND cấp huyện (đối với các dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách nhà nước, các dự án nhỏ lẻ) và nhà đầu tư (đối với các dự án còn lại) lập và thực hiện dự án tái định cư như sau:
- Lập dự án và tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư theo mô hình khu tái định cư tập trung hoặc khu tái định cư phân tán, xen cư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương và phải bảo đảm đủ đất để phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất di chuyển chỗ ở.
- Quy hoạch tái định cư phải đồng bộ về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phải tính đến các yếu tố về phong tục, tập quán sản xuất và bản sắc văn hóa của từng vùng, miền. Khu tái định cư phải đảm bảo đủ điều kiện về hạ tầng thiết yếu như điện, nước, giao thông đi lại… cho người được bố trí vào tái định cư.
2. Việc lập dự án và xây dựng khu tái định cư thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng;
Điều 36. Bố trí tái định cư
1. Cơ quan (Tổ chức) được Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai phương án này tại trụ sở của đơn vị, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư trong thời gian 20 ngày trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư; đồng thời tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư vào khu tái định cư để xem xét cụ thể về nơi tái định cư của mình và thảo luận công khai về dự kiến bố trí các hộ, gia đình vào tái định cư.
Nội dung thông báo về dự kiến phương án bố trí tái định cư, gồm:
a) Địa điểm, vị trí, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá nhà ở, giá đất ở tái định cư;
b) Dự kiến bố trí các hộ gia đình, cá nhân vào khu tái định cư.
2. Tổ chức thực hiện bố trí tái định cư:
a) Đối với những dự án lớn: Ưu tiên bố trí tái định cư tại các khu tái định cư tập trung
b) Đối với các dự án khác: Tùy theo tình hình thực tế, việc bố trí tái định cư được thực hiện bố trí tại các khu tái định cư tập trung hoặc khu tái định cư phân tán, xen cư cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.
c) Về thứ tự ưu tiên bố trí tái định cư:
- Đối với dự án Khu dân cư, khu đô thị và khu tái định cư: trước hết phải quy hoạch bố trí quỹ đất ở thuận lợi nhất để tái định cư tại chỗ cho các hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa của dự án đó; bố trí tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa từ các dự án khác vào quỹ đất ở theo quy hoạch trong dự án được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
- Việc bố trí tái định cư trong các trường hợp còn lại thực hiện theo nguyên tắc: ưu tiên cho hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt công tác giải phóng mặt bằng, hộ bị thu hồi nhiều đất, hộ gia đình chính sách.
Trong trường hợp nhiều hộ gia đình có chung nguyện vọng chọn lựa cùng địa điểm vị trí nhà ở, đất ở tại khu tái định cư thì việc xét bố trí dựa theo tiêu chuẩn ưu tiên thứ tự như sau:
+ Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất tại nơi xây dựng khu dân cư;
+ Ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm di dời, bàn giao mặt bằng trước thời hạn;
+ Hộ có vị trí thuận lợi nơi cũ;
+ Hộ có diện tích đất ở bị thu hồi lớn hơn;
+ Hộ gia đình chính sách.
+ Trường hợp không thể xét chọn theo các tiêu chuẩn trên thì tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên, công khai có mặt của các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án được bố trí tái định cư;
3. Các hộ gia đình, cá nhân thuê nhà, mua nhà, nhận đất ở mới tại khu tái định cư phải trả tiền thuê nhà, tiền mua nhà, nộp tiền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Giá cho thuê nhà, giá bán nhà tái định cư và giá đất tái định cư thực hiện theo mức giá do UBND tỉnh quy định và theo nguyên tắc: giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và giá đất tái định cư là giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do UBND tỉnh ban hành và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo quy định của Chính phủ; trường hợp giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ được điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Quy định này thì giá đất tái định cư cũng phải được điều chỉnh theo cho phù hợp (Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư kiểm tra, đề xuất và đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thông qua Hội đồng bồi thường của dự án để báo cáo thẩm định, trình phê duyệt theo trình tự quy định).
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm bàn giao nhà ở hoặc đất ở và Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở cho người được bố trí tái định cư trước khi giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và người được bố trí tái định cư về việc nhận nhà ở, đất ở tái định cư sau khi giải phóng mặt bằng thì thực hiện theo văn bản thỏa thuận có chữ ký của cả hai bên.
Điều 37. Các nguyên tắc bố trí tái định cư
1. Giải quyết bố trí tái định cư bằng đất ở hoặc nhà ở chung cư cho các hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi, giải tỏa phải di chuyển chỗ ở như sau:
a) Đối với các hộ chính có từ ba thế hệ trở lên cùng chung sống và có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ hộ chính được cấp trước thời điểm quy hoạch thì giao 01 lô đất ở và 01 căn hộ chung cư (đối với địa bàn thành phố Đà lạt) hoặc 02 lô đất ở (đối với các địa bàn còn lại).
b) Đối với hộ giải tỏa có nhiều gia đình chung sống trong một thửa đất (trong 1 nhà) không thuộc vào diện ba thế hệ cùng chung sống thì giao 01 lô đất ở cho hộ chính và mỗi hộ có hộ khẩu riêng biệt còn lại 01 căn hộ chung cư (đối với địa bàn thành phố Đà Lạt) hoặc 01 lô đất ở (đối với các địa bàn còn lại).
2. Đối với việc thu hồi đất để quy hoạch khu dân cư:
a) Các hộ gia đình, cá nhân có nhà đất sau khi điều chỉnh diện tích phù hợp với quy hoạch, diện tích đất ở còn lại (ngoài diện tích đất ở đã điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch) bị thu hồi mà trong giấy tờ hợp pháp, hợp lệ ghi rõ diện tích đất ở thì được xem xét giao thêm đất ở, nhưng diệt tích đất ở được giao thêm ngoài diện tích đất đã điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch tối đa không quá 30% diện tích đất ở vượt hạn mức theo giấy tờ hợp pháp, hợp lệ tại khu quy hoạch;
b) Các hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa toàn bộ nhà ở, đất ở (do không thể điều chỉnh phù hợp với quy hoạch được) mà trong giấy tờ hợp pháp, hợp lệ ghi rõ diện tích đất ở; ngoài việc được giao đất tái định cư theo quy định, nếu diện tích đất ở trong giấy tờ hợp pháp, hợp lệ bị thu hồi lớn hơn hạn mức đất ở thì được xem xét giao thêm đất ở, nhưng diện tích đất ở được giao thêm (ngoài diện tích đất tái định cư được giao theo quy định) tối đa không quá 30% diện tích đất ở vượt hạn mức theo giấy tờ hợp pháp, hợp lệ bị thu hồi tại khu quy hoạch;
c) Hộ gia đình, cá nhân có đất sản xuất nông nghiệp được bồi thường và có tên trong danh sách kèm theo quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mà diện tích được bồi thường trên 1.000m2 tại khu quy hoạch dân cư thì được xem xét giao đất ở tại khu quy hoạch tối đa bằng 10% so diện tích đất sản xuất nông nghiệp được bồi thường cho hộ gia đình, cá nhân đó; mức giao cụ thể do UBND cấp huyện quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
d) Hộ gia đình, cá nhân có đất sản xuất nông nghiệp được bồi thường và có tên trong danh sách kèm theo quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mà diện tích được bồi thường dưới 1.000m2 tại khu quy hoạch dân cư, nếu hộ gia đình, cá nhân đó không còn nơi ở nào khác thì được xem xét bố trí tái định cư.
e) Hộ gia đình, cá nhân có đất sản xuất nông nghiệp được bồi thường và có tên trong danh sách kèm theo quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, được xem xét giao đất tái định cư nêu tại điểm d khoản 2 của Điều này theo cơ chế hai giá. Trong đó đối với diện tích đất được giao thuộc 10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tính theo giá đất tái định cư; phần diện tích ngoài 10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp tính theo giá đất thị trường.
3. UBND cấp huyện có trách nhiệm xây dựng khu tạm cư để bố trí nơi ở tạm cho những hộ thuộc đối tượng tái định cư mà chưa thuê được nhà ở trong thời gian chờ bố trí tái định cư. Sau khi đã hoàn thành việc bố trí tái định cư, UBND cấp huyện có trách nhiệm thu hồi căn hộ tạm cư đã bố trí để tiếp tục sử dụng cho các dự án khác.
Điều 38. Đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa được bố trí tái định cư
1. Đối tượng có yêu cầu tái định cư, được bố trí tái định cư bằng đất ở, bao gồm:
a) Hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi, giải tỏa toàn bộ phải di chuyển đến nơi khác, có giấy tờ hợp pháp hoặc không có giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nhưng đủ điều kiện được bồi thường về đất ở (theo quy định tại Điều 7 của Quy định này);
b) Hộ gia đình, cá nhân quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 37 của Quy định này;
c) Hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất nông nghiệp (đủ điều kiện bồi thường về đất sản xuất nông nghiệp và có tên trong danh sách kèm theo quyết định thu hồi đất) bị thu hồi trên 1.000m2 tại khu quy hoạch dân cư;
d) Hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất nông nghiệp (đủ điều kiện bồi thường về đất sản xuất nông nghiệp và có tên trong danh sách kèm theo quyết định thu hồi đất) bị thu hồi dưới 1.000m2 tại khu quy hoạch dân cư nhưng không còn nơi ở nào khác.
c) Hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất nông nghiệp (đủ điều kiện bồi thường về đất sản xuất nông nghiệp và có tên trong danh sách kèm theo quyết định thu hồi đất) bị thu hồi dưới 1.000m2 tại khu quy hoạch dân cư thuộc trung tâm đô thị và có khó khăn về nhà ở.
2. Đối tượng có yêu cầu tái định cư, được bố trí tái định cư bằng căn hộ chung cư, bao gồm:
a) Hộ gia đình, cá nhân có hợp đồng thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, sau khi bị giải tỏa nhà ở, không còn chỗ ở nào khác;
b) Hộ gia đình, cá nhân được các cơ quan, đơn vị quân đội, tổ chức, trường học bố trí vào ở trong khu nhà tập thể, hoặc nhà trước đây là nhà làm việc, nhà kho, nhà xưởng do tự bố trí vào ở trước 15/10/1993, sau khi bị giải tỏa nhà ở, không còn chỗ ở nào khác;
c) Các trường hợp được bố trí tái định cư bằng căn hộ chung cư theo quy định tại khoản a, khoản b điểm 1 Điều 37 của Quy định này.
3. Ngoài những đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này những trường hợp đang sử dụng nhà ở và đất ở bị thu hồi giải tỏa và không thuộc đối tượng được bồi thường đất ở phải di chuyển mà không còn nơi ở nào khác thì tùy từng trường hợp UBND cấp huyện xem xét, giải quyết, hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền cho thuê nhà ở, mua nhà ở hoặc giao đất ở mới tại khu tái định cư. Người được thuê nhà, mua nhà, được giao đất trong trường hợp này phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 39. Các chính sách ưu đãi đối với những trường hợp thuộc diện bố trí tái định cư.
1. Được ưu tiên cấp giấy phép xây dựng theo quy định, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật về đất đai; được miễn nộp chi phí thiết kế mẫu nhà, lệ phí địa chính, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Đối với chi phí thiết kế mẫu nhà, lệ phí địa chính, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do chủ dự án sử dụng đất chi trả và hạch toán vào giá trị công trình.
2. Các hộ gia đình, cá nhân nằm trong khu vực giải tỏa để triển khai các dự án, nếu diện tích đất còn lại phù hợp với quy hoạch dân cư và phù hợp với các quy định hiện hành, được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo giấy tờ hợp pháp.
3. Các hộ gia đình, cá nhân được hưởng chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc hộ nghèo (theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), nhưng chưa được hưởng chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất thì được hưởng quyền khấu trừ vào tiền sử dụng đất đối với tổng số tiền miễn, giảm mà Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh xét duyệt và được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.
4. Đối với dự án đầu tư thủy điện, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm xây dựng nhà tái định cư cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo; diện tích nhà tái định cư tối thiểu 40m2/hộ (có công trình phụ). Nếu giá trị nhà cửa bị giải tỏa cao hơn giá trị căn nhà bố trí tái định cư thì chủ đầu tư chi trả cho người được bồi thường, hỗ trợ khoản tiền chênh lệch đó; trường hợp giá trị thiệt hại của nhà cửa bị giải tỏa thấp hơn giá trị căn nhà bố trí tái định cư thì không đặt vấn đề thu hồi khoản tiền chênh lệch đó.
5. Chậm nộp tiền sử dụng đất và cho nợ tiền sử dụng đất:
a) Hộ gia đình, cá nhân bị di dời, giải tỏa chỗ ở được Nhà nước bố trí đất tái định cư mà có nguyện vọng chậm nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất tái định cư thì được ghi “nợ tiền sử dụng đất” trên Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
Giá đất tại thời điểm trả nợ là giá đất do UBND tỉnh ban hành và công bố hàng năm theo quy định của Chính phủ, cộng (+) chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật (nếu có), nhưng không thấp hơn giá đất tại thời điểm thanh toán lần đầu.
b) Người được giao đất tái định cư được ghi “nợ tiền sử dụng đất” trên Giấy chứng nhận chỉ được thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất khi đã nộp đủ tiền sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đất ghi “nợ tiền sử dụng đất” (trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất và người được thừa kế tiếp tục nhận “nợ tiền sử dụng đất”).
c) Giao UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường lập Hợp đồng thanh toán tiền sử dụng đất đối với những trường hợp ghi “nợ tiền sử dụng đất”; đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện xác định giá đất tại thời điểm thanh toán nợ và khoản xử phạt (nếu có) theo quy định của pháp luật khi đến hạn thanh toán theo Hợp đồng đã ký kết.
6. Để khuyến khích các đối tượng thuộc diện được bố trí tái định cư nhưng tự lo chỗ ở, không yêu cầu bố trí tái định cư; áp dụng thêm mức hỗ trợ (ngoài các quy định chung nêu trên) bằng 30% trên giá trị quyền sử dụng đất ở (nếu thuộc diện được giao đất ở tái định cư) hoặc 20% trên giá trị giao quyền sở hữu căn hộ chung cư (nếu thuộc diện được bố trí tái định cư ở căn hộ chung cư) theo mức giá bình quân tại khu tái định cư và tiêu chuẩn được bố trí tái định cư (không tính phần giá trị diện tích đất được giao thêm tính theo giá thị trường). Kinh phí hỗ trợ do chủ dự án chi trả và hạch toán vào giá trị công trình.
7. Hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư: Mức hỗ trợ 5.000.000 đồng/ hộ thuộc diện được tái định cư.
Điều 40. Tái định canh (giao đất sản xuất nông nghiệp)
1. Trường hợp trên địa bàn các huyện, thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc có quỹ đất để bố trí tái định canh thì phải có phương án bố trí tái định canh cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Khi bố trí tái định canh (giao đất sản xuất nông nghiệp mới) cho từng hộ gia đình, cá nhân thì việc tính toán bồi thường đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi được thực hiện theo điểm 4.2 Phần II Thông tư số 116/2004/TT-BTC.
Những hộ gia đình có nhiều thành viên còn trong độ tuổi lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, sau khi được bố trí tái định canh (giao đất sản xuất nông nghiệp mới) mà vẫn còn những thành viên còn trong độ tuổi lao động dôi dư (được tính toán trên cơ sở diện tích đất nông nghiệp được bố trí tái định canh và định mức đất sản xuất nông nghiệp bình quân/1 lao động của địa phương) thì những thành viên trong độ tuổi lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp còn dôi dư này được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo quy định tại Điều 32 Quy định này.
2. Trường hợp trên địa bàn các huyện, thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc không có quỹ đất để bố trí tái định canh: giao UBND cấp huyện phối hợp cùng Chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng phương án đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 Quy định này. Kinh phí đào tạo nghề, bố trí việc làm do chủ đầu tư chi trả và được xác định vào chi phí đầu tư của dự án.
Chương 6.
LẬP, THẨM ĐỊNH, XÉT DUYỆT PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
Điều 41. Lập và hoàn chỉnh phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình thẩm định.
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư) lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là phương án tổng thể) trên cơ sở số liệu, tài liệu hiện có do cơ quan Tài nguyên và Môi trường cung cấp. Phương án tổng thể có các nội dung chính sau (theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ):
- Các căn cứ để lập phương án;
- Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ước tính của tài sản hiện có trên đất;
- Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư;
- Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, diện tích đất khu vực tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư;
- Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi ngành nghề;
- Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;
- Số lượng mồ mả phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;
- Dự toán kinh phí thực hiện phương án;
- Nguồn kinh phí thực hiện phương án;
- Tiến độ thực hiện phương án;
2. Các hồ sơ, văn bản kèm theo phương án trình thẩm định, gồm có:
- Tờ trình đề nghị thẩm định phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Văn bản về chủ trương thu hồi đất (đối với trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch) hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư (đối với trường hợp thu hồi đất theo dự án);
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (trong đó đã xác định nguồn kinh phí chỉ trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư); hoặc kế hoạch phân bổ kinh phí cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan có thẩm quyền (đối với các dự án sử dụng nguồn ngân sách địa phương); hoặc văn bản xác định nguồn kinh phí để thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (đối với dự án mà Nhà đầu tư ứng trước vốn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư);
- Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan.
Điều 42. Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai
Thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
Điều 43. Lập và hoàn chỉnh phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình thẩm định.
1. Lập phương án, lấy ý kiến và hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư và đại diện của những hộ có đất bị thu hồi) có trách nhiệm lập và trình phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là phương án bồi thường). Phương án bồi thường có các nội dung chính sau (theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ):
- Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
- Diện tích, loại đất, hạng đất (đối với đất nông nghiệp), vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;
- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như: giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
- Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư (nếu có);
- Việc di dời mồ mả (nếu có);
- Việc bố trí tái định cư, trong đó: nêu rõ nguyên tắc, đối tượng, địa điểm bố trí tái định cư, đơn giá đất bố trí tái định cư, tổng số hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư (kèm theo danh sách các hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư). Ngoài ra đối với những dự án thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phải thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho những thành viên trong độ tuổi lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thì trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải nêu rõ việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho những thành viên này.
b) Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Sau khi lập xong phương án bồi thường, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lấy ý kiến về phương án bồi thường. Phương thức, địa điểm, thời gian lấy ý kiến, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình thẩm định:
- Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm hoàn chỉnh phương án bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ;
- Phương án hoàn chỉnh trình thẩm định là phương án phải đảm bảo đầy đủ các nội dung và số liệu về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, về việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho những lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Trường hợp trong quá trình hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nếu có những chế độ chính sách, đơn giá đất, giá tài sản tính bồi thường, hỗ trợ phát sinh thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm báo cáo cơ quan chức năng liên quan giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh quyết định trước khi hoàn chỉnh phương án trình thẩm định.
2. Các hồ sơ, văn bản kèm theo Phương án bồi thường trình thẩm định, gồm có:
- Tờ trình đề nghị thẩm định phương án bồi thường;
- Quyết định thu hồi đất (bao gồm: Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thu hồi chung đối với toàn bộ các thửa đất của khu đất để phục vụ dự án và Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng hoặc của UBND cấp huyện theo thẩm quyền về việc thu hồi đất đối với từng thửa đất);
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (trong đó đã xác định nguồn kinh phí chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư); hoặc kế hoạch phân bổ kinh phí cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan có thẩm quyền (đối với các dự án sử dụng nguồn ngân sách địa phương); hoặc văn bản xác định nguồn kinh phí để thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (đối với dự án mà Nhà đầu tư ứng trước vốn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư);
- Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan; Biên bản ghi nhận về việc niêm yết công khai phương án bồi thường; Văn bản của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng về việc tổng hợp ý kiến đóng góp đối với phương án bồi thường; Các văn bản về việc áp dụng các chế độ chính sách, đơn giá đất, giá tài sản phát sinh (nếu có) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;….
Điều 44. Phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. UBND tỉnh phê duyệt phương án (bao gồm cả phương án tổng thể và phương án bồi thường cụ thể) đối với các dự án có tổng mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên 20 tỷ đồng thuộc địa bàn thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, huyện Bảo Lâm và đối với các dự án có tổng mức bồi thường, hỗ trợ trên 10 tỷ đồng thuộc địa bàn các huyện còn lại trong tỉnh.
2. UBND thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, huyện Bảo Lâm phê duyệt phương án (bao gồm cả phương án tổng thể và phương án bồi thường cụ thể) đối với các dự án trên địa bàn thuộc địa phương mình có tổng mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ 20 tỷ đồng trở xuống.
3. UBND các huyện còn lại phê duyệt phương án (bao gồm cả phương án tổng thể và phương án bồi thường cụ thể) đối với các dự án trên địa bàn thuộc địa phương mình có tổng mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ 10 tỷ đồng trở xuống.
4. Đối với các dự án về lưới điện: UBND tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có dự án phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (không khống chế về giá trị đền bù của các dự án đầu tư).
Điều 45. Trình tự tổ chức thực hiện thẩm định và trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Trình tự tổ chức thực hiện đối với những dự án theo quy định phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án thuộc cấp tỉnh như sau:
- Tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh phương án, thông qua UBND cấp huyện trình Sở Tài chính thẩm định;
- Sở Tài chính tiếp nhận hồ sơ (đầy đủ hợp lệ), thực hiện thẩm định phương án và trình UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh) phê duyệt phương án. Thời gian thẩm định trình phê duyệt phương án là mười lăm (15) ngày làm việc (đối với phương án tổng thể) và hai mươi hai (22) ngày làm việc (đối với phương án bồi thường);
- Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và trả hồ sơ cho Sở Tài chính. Thời gian phê duyệt và trả hồ sơ là sáu (06) ngày làm việc (đối với phương án tổng thể) và bảy (07) ngày làm việc (đối với phương án bồi thường);
- Sở Tài chính trả kết quả phê duyệt phương án của UBND tỉnh cho Tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Thời gian trả kết quả là một (01) ngày làm việc (đối với cả phương án tổng thể và phương án bồi thường).
2. Trình tự tổ chức thực hiện đối với những dự án theo quy định phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án thuộc cấp huyện:
- Tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh phương án, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) gửi Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp huyện; Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp huyện chuyển Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định, thời gian là một (01) ngày làm việc (đối với cả phương án tổng thể và phương án bồi thường);
- Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện thẩm định phương án, trả kết quả thẩm định về Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Thời gian thẩm định và trả kết quả là mươi lăm (15) ngày làm việc (đối với phương án tổng thể) và hai mươi hai (22) ngày làm việc (đối với phương án bồi thường);
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phối hợp Văn phòng UBND cấp huyện trình phê duyệt phương án, trả kết quả. Thời gian trình phê duyệt và trả kết quả là sáu (06) ngày làm việc (đối với phương án tổng thể) và bảy (07) ngày làm việc (đối với phương án bồi thường);
3. Nội dung thẩm định gồm:
a) Đối với Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, gồm:
- Các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được áp dụng; phương án bố trí tái định cư và tổng dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Nguồn kinh phí để thực hiện.
b) Đối với Phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, gồm:
- Việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án;
- Việc áp giá đất, giá tài sản để tính bồi thường;
- Phương án bố trí tái định cư.
- Nguồn kinh phí để chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 46. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được trích bằng 2% trên tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Tỷ lệ phân chia mức kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án được quy định như sau:
a) Chi phí cho tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tái định canh bằng 1,80% trên tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của từng phương án.
b) Chi phí cho công tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, được tính bằng 0,20% trên tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của từng phương án.
2. Căn cứ các nội dung chi, mức chi quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP điểm 1 và điểm 2 Phần VII Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 197/2004/NĐ-CP Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập dự toán chi phí cho các công tác đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án và thanh quyết toán với cơ quan tài chính cung cấp theo quy định hiện hành.
Điều 47. Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng và trách nhiệm tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành.
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
2. Về lập, thẩm định, xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các tiểu dự án thực hiện theo quy định tại Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45 Quy định này.
Chương 7.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC CẤP, CÁC NGÀNH, ĐƠN VỊ, THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
MỤC 1. NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
Điều 48. Giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư
Ủy ban nhân dân tỉnh giao việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện và các Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm có: Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện (nơi chưa thành lập đơn vị này thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng); Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Đà Lạt.
- Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
- Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quyết định thành lập.
Điều 49. Ban chỉ đạo công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Đối với những dự án đầu tư có quy mô lớn, hoặc dự án thu hồi đất có liên quan đến từ hai huyện (thị xã, thành phố) trở lên, nếu xét thấy cần thiết thì UBND tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện việc chỉ đạo những việc liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án, thành phần gồm:
- Lãnh đạo UBND tỉnh: Trưởng ban;
- Lãnh đạo UBND cấp huyện, nơi có đất bị thu hồi: Phó ban Thường trực;
- Đại diện Lãnh đạo Sở Tài chính: Phó ban;
- Đại diện lãnh đạo các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Lãnh đạo UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi: Thành viên
Tùy theo từng dự án đầu tư, Trưởng ban chỉ đạo mời thêm lãnh đạo các ngành khác có liên quan tham gia là thành viên của Ban chỉ đạo.
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; và các quy định cụ thể về trách nhiệm của UBND các cấp tại các điều, khoản của Chương IV Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
Điều 51. Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tham mưu UBND tỉnh về công tác quy hoạch các loại đất; chủ trì phối hợp với các ngành và địa phương xác định nhu cầu sử dụng đất; bố trí đất để sẵn sàng phục vụ các dự án đầu tư; đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để bồi thường cho hộ nhân dân mất đất sản xuất; đất bố trí tái định cư.
b) Xác định hạn mức các loại đất nông nghiệp được giao, trình UBND tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai, làm cơ sở để tính bồi thường. Hướng dẫn bằng văn bản về những căn cứ làm cơ sở để UBND cấp xã xác nhận nguồn gốc đất cho các đối tượng trong vùng dự án, đồng thời đôn đốc các địa phương thường xuyên thực hiện việc bổ sung, chỉnh lý hồ sơ về đất đai; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
c) Hướng dẫn thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP để cung cấp cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
d) Hướng dẫn trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tái định cư, đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.
đ) Tham gia thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Sở Xây dựng.
a) Hướng dẫn việc xác định quy mô, diện tích, tính hợp pháp, không hợp pháp của nhà ở, vật kiến trúc, công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính bồi thường, hỗ trợ cho từng đối tượng.
b) Hướng dẫn phương pháp tính bồi thường đối với nhà ở, công trình bị phá dỡ. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính xác định đơn giá xây dựng nhà, vật kiến trúc và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường (bao gồm cả việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khi phát sinh các loại tài sản, công trình mới, hoặc khi giá cả vật tư, nguyên vật liệu trên thị trường biến động) trình UBND tỉnh phê duyệt.
c) Hướng dẫn về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng khu tái định cư (khu tái định cư khu vực đô thị, khu tái định cư khu vực nông thôn, khu tái định cư cho người nghèo,…. việc bố trí phân lô đất ở tái định cư)
d) Tham gia thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hướng dẫn xác định định mức cây trồng trên đất; kích thước, độ tuổi của cây; chi phí đầu tư, chi phí chăm sóc; năng suất, sản lượng các loại cây trồng.
b) Phối hợp với các ngành có liên quan và Sở Tài chính xác định đơn giá các loại cây trồng, hoa màu trên đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (bao gồm cả việc bổ sung khi phát sinh các loại cây trồng mới, và việc điều chỉnh đơn giá bồi thường của các loại cây trồng khi thị trường có sự biến động lớn về giá) trình UBND tỉnh phê duyệt.
c) Tham gia thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
a) Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề, Quỹ đào tạo nghề, cơ chế tuyển dụng và giải quyết việc làm; hỗ trợ mất việc làm cho lao động trong vùng dự án.
b) Xây dựng phương án cụ thể về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
5. Sở Tài chính
a) Chủ trì phối hợp với các ngành và địa phương có liên quan xây dựng giá các loại đất, giá đất tái định cư, giá cây trồng, con vật nuôi và các tài sản khác (trừ nhà, vật kiến trúc và công trình xây dựng do Sở Xây dựng chủ trì) trên cơ sở đề nghị của UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt, Ban quản lý dự án và các ngành liên quan để trình UBND tỉnh quyết định.
b) Chủ trì việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Quy định này. Tùy theo tính chất đặc điểm của từng dự án. Sở Tài chính mời thêm các ngành chức năng chuyên ngành, các chuyên gia của từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật tham gia cùng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
c) Chủ trì phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổng hợp, báo cáo công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
d) Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; việc quản lý kinh phí phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 52. Trách nhiệm của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
1. Phối hợp với UBND cấp xã, Nhà đầu tư tổ chức họp nhân dân công bố chủ trương thu hồi đất, các quy định về thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất; dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; thời gian di chuyển và bàn giao đất bị thu hồi được nêu trong phương án tổng thể.
Các cuộc họp với nhân dân phải lập biên bản, có chữ ký của thành viên dự họp và các hộ gia đình hoặc của người đại diện cho nhân dân.
2. Thực hiện kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; tiếp thu ý kiến tham gia, giải đáp thắc mắc…. hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình thẩm định theo quy định tại Điều 42, Điều 43, Điều 45 của Quy định này.
3. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng, nguồn gốc đất đai, tài sản đã kiểm kê, thống kê hiện trạng xác lập trong hồ sơ bồi thường và xác lập trong phương án trình thẩm định; chịu trách nhiệm về sự phù hợp của chính sách khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, và về sự phù hợp giữa nội dung viết bằng lời của phương án với nguyên tắc, phương pháp, đơn giá tính toán trong bảng tính chi tiết; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác số tiền bồi thường, hỗ trợ của từng hộ gia đình, cá nhân khi đã áp dụng đầy đủ các nguyên tắc, phương pháp, đơn giá bồi thường hỗ trợ trong quá trình thẩm định phương án.
4. Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tổ chức thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến từng hộ gia đình, cá nhân. Bàn giao nhà ở hoặc đất ở và giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở cho người được bố trí tái định cư trước khi giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và người được bố trí tái định cư về việc nhận nhà ở, đất ở tái định cư sau khi giải phóng mặt bằng thì thực hiện theo văn bản thỏa thuận có chữ ký của cả hai bên.
5. Chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ tài liệu, hồ sơ, chứng từ liên quan đến từng người bị thu hồi đất, liên quan đến việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tất cả các dự án (bao gồm cả những dự án thuộc diện Nhà nước thu hồi đất mà Nhà đầu tư thực hiện phương thức thỏa thuận với người sử dụng đất) và chịu trách nhiệm cung cấp khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
6. Chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ số liệu, tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tất cả các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn (bao gồm cả dự án mà Nhà đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất nêu trên) theo nội dung yêu cầu của cơ quan chức năng.
7. Trách nhiệm của nhà đầu tư:
a) Cử cán bộ có thẩm quyền tham gia với Tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án với tư cách là thành viên thường trực.
b) Đảm bảo đủ kinh phí để chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định (kể cả kinh phí 2% để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư của dự án).
c) Cam kết sử dụng lao động trong vùng dự án vào làm việc tại doanh nghiệp (trong trường hợp Nhà đầu tư được giao đất để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại); cùng với chính quyền, đoàn thể của địa phương thực hiện các biện pháp để hỗ trợ ổn định đời sống, việc làm cho lao động trong vùng thực hiện dự án.
MỤC 2. NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN THỎA THUẬN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ĐỂ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THỰC HIỆN DỰ ÁN.
Điều 53. Trách nhiệm của nhà đầu tư trong trường hợp đất thuộc diện Nhà nước thu hồi đất mà nhà đầu tư chủ động đề nghị và được phép thỏa thuận với người sử dụng đất
1. Sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận về địa điểm đầu tư và cho phép thỏa thuận với người sử dụng đất, nhà đầu tư liên hệ các cơ quan chức năng để được cung cấp các hồ sơ về thửa đất thuộc phạm vi thực hiện dự án và các quy định hiện hành của cấp có thẩm quyền về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,…. chủ động (hoặc thuê đơn vị tư vấn) xây dựng kế hoạch, lộ trình và nội dung phương án thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ với các hộ đang sử dụng đất trong phạm vi dự án; tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng trước khi tiến hành việc thỏa thuận.
Trong quá trình thỏa thuận nhà đầu tư có thể hỗ trợ thêm ngoài khung chính sách, giá do UBND tỉnh quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người sử dụng đất để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án. Khoản hỗ trợ thêm này phải được các nhà đầu tư đề xuất khi xây dựng phương án tổng thể và không được khẩu trừ và tiền thuê đất, tiền giao đất và các nghĩa vụ tài chính khác phải thực hiện với Nhà nước.
2. Liên hệ chính quyền sở tại để tổ chức việc thỏa thuận với các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất; phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng của địa phương lập Phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư (sau khi đã thực hiện việc thỏa thuận) để trình thẩm định theo quy định tại chương VI Quy định này.
3. Lập biên bản hoặc các bản cam kết về quyền và nghĩa vụ của các bên phải thực hiện sau khi đã thỏa thuận về việc bồi thường, hỗ trợ; thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư và nhận mặt bằng của người sử dụng đất bàn giao để triển khai dự án.
4. Lưu giữ đầy đủ tài liệu, chứng từ để phục vụ cho công tác quyết toán giá trị đầu tư của dự án; làm cơ sở cho việc tập hợp hồ sơ đề nghị được khấu trừ số tiền đã bồi thường, hỗ trợ về đất và nghĩa vụ tài chính phải thực hiện với nhà nước theo quy định hiện hành.
5. Trường hợp nhà đầu tư không đạt được sự thỏa thuận với người sử dụng đất: thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
Điều 54. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong trường hợp nhà đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc cung cấp các văn bản về chính sách, pháp luật, các hồ sơ về thửa đất có liên quan đến việc thỏa thuận;
b) Chủ trì việc tiến hành thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất nếu có đề nghị của một hoặc các bên có liên quan;
c) Chỉ đạo việc thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng, thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
2. Ủy ban nhân dân các cấp huyện, cấp xã và các cơ quan Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất hoặc thực hiện các biện pháp không phù hợp với quy định của pháp luật để can thiệp vào việc thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất trong trường hợp đất không thuộc diện thu hồi.
Điều 55. Trách nhiệm của người sử dụng đất:
1. Chấp hành quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Hợp tác với nhà đầu tư trong việc thỏa thuận về bồi thường, hỗ trợ để giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án đầu tư.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình để cùng nhà đầu tư hợp tác sản xuất kinh doanh.
Chương 8.
THỰC HIỆN CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 56. Cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
2. Để kịp thời thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất giao cho Nhà đầu tư thực hiện dự án, UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Điều 57. Giải quyết khiếu nại
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 54, Điều 61 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
2. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định thu hồi đất, giao đất đúng kế hoạch và thời gian đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Chương 9.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 58. Điều khoản thi hành
1. Đối với những dự án đã được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước ngày bản Quy định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được phê duyệt.
2. Đối với những dự án chưa được phê duyệt chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, và những trường hợp được bổ sung chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do phát sinh thêm khối lượng, thì thực hiện theo những quy định tại bản Quy định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |