cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 25/2007/QĐ-UBND ngày 12/10/2007 Về phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước của ngân sách huyện, thành phố, tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2008-2010 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 25/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Ngày ban hành: 12-10-2007
  • Ngày có hiệu lực: 22-10-2007
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 08-04-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1995 ngày (5 năm 5 tháng 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 08-04-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 08-04-2013, Quyết định số 25/2007/QĐ-UBND ngày 12/10/2007 Về phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước của ngân sách huyện, thành phố, tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2008-2010 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 254/QĐHC-CTUBND ngày 08/04/2013 Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng hết hiệu lực thi hành”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2007/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 12 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA NGÂN SÁCH HUYỆN, THÀNH PHỐ, TỈNH SÓC TRĂNG, GIAI ĐOẠN 2008 - 2010.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 219/2006/QĐ-TTg ngày 29/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định số 151/2006/QÐ-TTg ngày 29/6/2006 và Quyết định số 210/2006/QÐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tuớng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2007/NQ-HĐND ngày 11/07/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư và tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước của ngân sách huyện, thành phố giai đoạn 2008 – 2010, tỉnh Sóc Trăng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Sóc Trăng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước của ngân sách huyện, thành phố, tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2008 - 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp, Bộ KHĐT, Bộ TC;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng;
- Ban KTNS - HĐND tỉnh;
- TT Công báo;
- Lưu: NC, LT.

TM . ỦY BAN NHÂN DÂN
KT . CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Tân

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA NGÂN SÁCH HUYỆN, THÀNH PHỐ, TỈNH SÓC TRĂNG, GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2007/QĐ-UBND, ngày 12/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích và yêu cầu

1. Mục đích:

a) Phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố sau đây là cơ sở để xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước các cấp ngân sách và dự toán chi đầu tư bằng ngân sách các huyện, thành phố;

b) Xác định rõ nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng của ngân sách các cấp;

c) Thực hiện công khai, minh bạch và công bằng trong việc phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn Nhà nước cho các huyện, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng;

d) Làm căn cứ xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan;

đ) Tạo sự chủ động cho các đơn vị, các huyện, thành phố trong việc cân đối và triển khai kế hoạch hàng năm.

2. Yêu cầu:

a) Phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các dự án, công trình của ngân sách huyện, thành phố đối với từng lĩnh vực, từng ngành;

b) Xác định tỷ lệ phân cấp ngân sách các cấp trình Hội đồng nhân dân tỉnh áp dụng cho giai đoạn 2008 - 2010;

c) Xây dựng các tiêu chí, định mức phân bổ một cách khách quan, công bằng, phù hợp với thực tế;

d) Sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đạt hiệu quả cao nhất; thực hiện phòng, chống thất thoát, lãng phí;

đ) Tiếp tục tiến hành việc phân cấp mạnh cho các địa phương gắn liền nâng cao trách nhiệm trong việc điều hành và quản lý vốn đầu tư.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

1. Tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư áp dụng đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và nguồn thu từ xổ số kiến thiết.

2. Các nguồn vốn ngân sách khác do địa phương quản lý nếu có phát sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét cụ thể báo cáo với Hội đồng nhân dân tỉnh.

3. Nguồn vốn vay kiên cố hóa kênh mương phân bổ cho các huyện, thành phố (nếu có), các huyện, thành phố phải cân đối trả nợ 100% trong dự toán chi đầu tư được phân bổ hàng năm của địa phương mình. Riêng nguồn vốn vay kiên cố hóa kênh mương đã hỗ trợ các địa phương trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì vẫn áp dụng theo quy định tại các Quyết định phân bổ vốn vay kiên cố hóa kênh mương các năm trước.

4. Đối với những nguồn vốn tài trợ, nếu các quy định của nhà tài trợ khác với quy định của Quyết định này thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ.

Điều 3. Kế hoạch đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng

1. Việc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư và phân bổ vốn đầu tư gắn liền với việc tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ giao tổng vốn đầu tư được phân bổ cho các huyện, thành phố, tính chất và mục tiêu của các nguồn vốn được giao, trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ giao mức vốn yêu cầu tối thiểu đối với một số ngành, mục tiêu. Việc phân bổ vốn đầu tư cho các giai đoạn đầu tư, các ngành, địa bàn, dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố sau khi đã thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.

2. Các dự án được bố trí vốn phải có đầy đủ các điều kiện sau:

a) Dự án phải có trong quy hoạch được duyệt (đối với dự án bắt buộc phải có trong quy hoạch theo quy định hiện hành) hoặc phải phù hợp với quy hoạch được duyệt (đối với dự án không bắt buộc có trong quy hoạch theo quy định hiện hành), với định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Đã thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp;

c) Phải đầy đủ thủ tục và được phê duyệt đúng thời gian theo quy định hiện hành.

3. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án và không được vượt thời hạn hoàn thành đối với từng nhóm dự án theo quy định trong phạm vi tổng vốn đầu tư được giao hàng năm, sau khi đã cân đối, bố trí vốn trả đủ nợ (nếu có).

4. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc cân đối, bố trí vốn của mình nếu để xảy ra tình trạng nợ đọng giá trị khối lượng hoàn thành kéo dài.

5. Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án, công trình thuộc các nguồn vốn ngân sách chi đầu tư phát triển phân bổ cho ngân sách huyện, thành phố được thực hiện theo phân cấp quyết định đầu tư hiện hành. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phải chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình.

Chương II

PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI ĐẦU TƯ VÀ TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ

Điều 4. Phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp huyện, thành phố

1. Nguyên tắc phân cấp:

a) Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;

b) Dự án, công trình do cấp nào quản lý, sử dụng thì ngân sách cấp đó đảm bảo nhiệm vụ chi đầu tư;

c) Phù hợp với tính chất, đặc điểm của nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối vốn của các cấp ngân sách.

2. Phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp huyện, thành phố:

a) Ngành nông, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản: bao gồm các công trình trạm, trại phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản do huyện, thành phố quản lý; các kinh cấp 2 (ngoài các dự án thủy lợi do tỉnh đầu tư đồng bộ), các công trình kinh, cống, đê bao nội đồng…;

b) Ngành công nghiệp: các cụm, điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề địa phương do huyện, thành phố quản lý; các công trình cấp điện phục vụ điện khí hóa các điểm dân cư lẻ do yêu cầu cấp thiết của địa phương;

c) Ngành thương mại – du lịch: các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật thương mại như: các chợ, khu thương mại cấp huyện, thành phố trở xuống (ngoài các chợ, khu thương mại đầu mối cấp tỉnh)…; các dự án du lịch do huyện, thành phố quản lý, khai thác;

d) Ngành giao thông: các tuyến đường huyện, đường giao thông nông thôn, riêng thị xã, thành phố còn bao gồm cả chi đầu tư các tuyến đường nội thị (trừ các tuyến đường, khu dân cư đầu tư theo phương thức sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng);

đ) Ngành cấp nước: các trạm cấp nước tập trung cho các cụm dân cư, trung tâm xã (ngoài vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA đầu tư cho nước sạch);

e) Ngành giáo dục, đào tạo: bao gồm các trường: nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở, riêng thị xã, thành phố bao gồm cả các trường phổ thông trung học;

g) Ngành y tế: gồm các trạm y tế xã, phường, thị trấn;

h) Ngành văn hóa, thể dục thể thao, lao động, thương binh và xã hội: gồm các dự án, công trình thuộc ngành văn hóa, thể dục thể thao, lao động, thương binh và xã hội do cấp huyện, thành phố quản lý;

i) Các công trình khác: trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể, sự nghiệp; các công trình phúc lợi công cộng… do cấp huyện, thành phố quản lý. Đối với thị xã, thành phố còn bao gồm tất cả các công trình điện chiếu sáng, thoát nước, vệ sinh đô thị… sẽ do ngân sách thành phố đảm nhiệm chi.

3. Vốn đối ứng ODA:

Ngoài các quy định phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp huyện, thành phố nêu tại khoản 2, Điều này, ngân sách tỉnh sẽ đảm nhiệm chi vốn đối ứng các dự án ODA, trừ những trường hợp vốn đối ứng các dự án ODA nhỏ mà Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản chỉ đạo riêng.

Điều 5. Phân bổ chi đầu tư ngân sách các cấp

1. Tỷ lệ phân bổ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương: ngân sách cấp tỉnh 65%, ngân sách cấp huyện, thành phố 35%.

2. Tỷ lệ phân bổ nguồn vốn xổ số kiến thiết: ngân sách cấp tỉnh 60%, ngân sách cấp huyện, thành phố 40%.

Điều 6. Tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước của ngân sách các huyện, thành phố

1. Nguyên tắc phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước:

a) Thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

b) Đảm bảo minh bạch, khách quan, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của tỉnh và của các huyện, thành phố;

c) Phù hợp với quy định phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách các cấp và của ngân sách các huyện, thành phố tại Điều 3 của quy định này;

d) Đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội và an ninh, chính trị tại địa phương;

đ) Đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước; tập trung đầu tư các công trình cấp thiết của từng địa phương; kích thích khai thác các nguồn thu của ngân sách nhà nước.

2. Tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước của ngân sách các huyện, thành phố:

a) Tiêu chí dân số:

- Điểm theo tiêu chí dân số của các huyện, thành phố được tính theo công thức sau:

Trong đó:

+ ĐDSi: điểm của tiêu chí dân số của các huyện, thành phố;

+ DSi: dân số của các huyện, thành phố của năm trước năm kế hoạch;

+ n: số huyện, thành phố thuộc tỉnh;

- Nguồn số liệu sẽ lấy theo số liệu công bố chính thức của Cục Thống kê.

b) Tiêu chí diện tích:

- Điểm theo tiêu chí diện tích của các huyện, thành phố được tính theo công thức sau:

Trong đó:

+ ĐDTi: điểm của tiêu chí diện tích của các huyện, thành phố;

+ DTi: diện tích của các huyện, thành phố của năm trước năm kế hoạch;

+ n: số huyện, thành phố thuộc tỉnh;

- Nguồn số liệu sẽ lấy theo số liệu công bố chính thức của Cục Thống kê.

c) Tiêu chí thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trừ thu cấp quyền sử dụng đất và các khoản thu quản lý qua ngân sách nhà nước):

- Gọi ĐNSi là điểm của tiêu chí thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trừ thu cấp quyền sử dụng đất và các khoản thu quản lý qua ngân sách nhà nước) của các huyện, thành phố và được tính theo công thức ở bảng sau:

Thu ngân sách

Điểm

Dưới 5 tỷ đồng

1

Từ 5 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

0,1

Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng, cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

0,2

Từ 100 tỷ đồng đến dưới 150 tỷ đồng, cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

0,3

Từ 150 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng, cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

0,4

Từ 200 tỷ đồng đến dưới 250 tỷ đồng, cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

0,5

Từ 250 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng, cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

0,6

Từ 300 tỷ đồng trở lên, cứ 5 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

0,7

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trừ thu cấp quyền sử dụng đất và các khoản thu quản lý qua ngân sách nhà nước): căn cứ dự toán thu ngân sách được giao chỉ tiêu kế hoạch năm đang thực hiện;

- Mức tăng thêm được tính tròn ở mức` 5 tỷ đồng cao nhất của thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các huyện, thành phố.

d. Tiêu chí đô thị trung tâm:

- Đối với các thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện được bổ sung điểm tiêu chí đô thị trung tâm như sau:

ĐĐTi = m x Đpi

Trong đó:

+ ĐĐTi: điểm của tiêu chí đô thị trung tâm;

+ m: số phường, xã của thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện;

+ Đpi: điểm của 1 phường, xã của thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện, trong đó: Đpi = 1 nếu là đô thị trung tâm tỉnh lỵ, Đpi = 0,8 nếu không phải là đô thị trung tâm tỉnh lỵ.

3. Xác định mức vốn đầu tư phát triển phân bổ cho các huyện, thành phố:

a. Xác định tổng số điểm và mức vốn cho mỗi điểm:

- Tổng số điểm của các huyện, thành phố là:

Trong đó:

+ TS: tổng số điểm của các huyện, thành phố;

+ n: số huyện, thành phố thuộc tỉnh;

+ Đi: tổng số điểm của từng huyện, thành phố và được tính theo công thức:

Đi = ĐDSi + ĐDTi + ĐNSi + ĐĐTi

- Mức vốn đầu tư phát triển cho mỗi điểm là:

Trong đó:

+ U: mức vốn đầu tư phát triển cho mỗi điểm;

+ K: tổng vốn đầu tư phát triển phân bổ chi đầu tư ngân sách cấp huyện, thành phố;

b. Mức vốn đầu tư phát triển phân bổ cho các huyện, thành phố:

- Mức vốn đầu tư phát triển phân bổ cho các huyện, thành phố là:

VĐTi = U x Đi

Trong đó:

+ VĐTi: vốn đầu tư phát triển của các huyện, thành phố.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách các cấp, các tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư để xây dựng dự toán chi đầu tư hàng năm của ngân sách các cấp và của ngân sách các huyện, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh, giao kế hoạch cho các huyện, thành phố.

2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi việc triển khai thực hiện và kịp thời giải quyết các vướng mắc, phát sinh.