Quyết định số 90/2007/QĐ-UBND ngày 08/08/2007 Về Quy chế xét tặng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 90/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
- Ngày ban hành: 08-08-2007
- Ngày có hiệu lực: 23-08-2007
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-02-2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 4207 ngày (11 năm 6 tháng 12 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 28-02-2019
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 90/2007/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG BẰNG “SÁNG KIẾN, SÁNG TẠO THỦ ĐÔ”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua Khen thưởng;
Theo đề nghị của Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố Hà Nội và Ban Chỉ đạo Phong trào Lao động sáng tạo khoa học kỹ thuật trong công nhân viên chức lao động Thủ đô,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng Bằng “Sáng chế, sáng tạo Thủ đô” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố. Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố, Ban Chỉ đạo Phong trào Lao dộng sáng tạo khoa học kỹ thuật trong công nhân viên chức lao động Thủ đô; Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huuyện; thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | T/M ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
XÉT TẶNG BẰNG “SÁNG KIẾN, SÁNG TẠO THỦ ĐÔ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 90/2007/QĐ-UBND ngày 08/8/2007 của UBND thành phố Hà Nội)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” là hình thức tôn vinh, khen thưởng của UBND thành phố Hà Nội đối với công nhân, viên chức, lao động Thủ đô có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công nghệ hữu ích có giá trị, làm tăng năng suất lao động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và đất nước.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Bản Quy chế này quy định về tiêu chuẩn và quy trình xét tặng Bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” .
Điều 3. Đối tượng xét tặng
Cán bộ lãnh đạo, công chức, công nhân lao động (gọi chung là CNVCLĐ) làm việc trong các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn Thành phố đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điểm 4 Chương II.
Chương 2:
TIÊU CHUẨN BẰNG “LAO ĐỘNG SÁNG TẠO THỦ ĐÔ”
Điều 4. Bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” được xét tặng hàng năm cho cá nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công nghệ hữu ích, đề tài nghiên cứu khoa học mới không trùng lắp với sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các giải pháp công nghệ đã thực hiện và đã được khen thưởng của năm trước thời điểm xét tặng đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
1. Có một sáng kiến hoặc giải pháp hữu ích được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cụ thể như sau:
a. Đối với công nhân viên chức lao động có trình độ trung cấp trở xuống (không giữ chức vụ lãnh đạo) có các sáng kiến hoặc giải pháp làm lợi từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) trở lên.
b. Đối với công nhân viên chức lao động có trình độ cao đẳng trở lên (không giữ chức vụ lãnh đạo) có các sáng kiến hoặc giải pháp làm lợi từ 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) trở lên.
c. Đối với cá nhân là cán bộ lãnh đạo có một sáng kiến hoặc giải pháp công nghệ làm lợi 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) hoặc cải tiến quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và các sáng kiến, sáng tạo khác có ý nghĩa kinh tế - xã hội tiêu biểu của quận, huyện, sở ngành, đoàn thể được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận.
2. Có một sáng chế hoặc giải pháp hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp đã được cấp bằng bảo hộ và đã được ứng dụng.
3. Có đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, thành phố và cấp Nhà nước đã được nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc, được ứng dụng vào thực tế mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội có giá trị gấp 3 lần giá trị đề tài nghiên cứu trở lên.
4. Những cá nhân có giải pháp công nghệ, công trình, đề tài đạt giải trong các cuộc thi quốc tế hoặc đạt giải nhất, nhì, ba, hoặc giải A, B, C trong các hội thi cấp thành phố và quốc gia.
Chương 3:
THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ, QUY TRÌNH XÉT TẶNG
Điều 5. Hồ sơ đề nghị UBND Thành phố xét công nhện Bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” gồm có:
1. Tờ trình của đơn vị có cá nhân đề nghị xét tặng Bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”
2. Danh sách trích ngang, báo cáo thành tích của các cá nhân được đề nghị khen thưởng.
3. Bản sao hoặc phôtô văn bản công nhận gồm một trong các loại sau:
Giấy chứng nhận sáng kiến, giải pháp hoặc quyết định công nhận sáng kiến, giải pháp của cấp có thẩm quyền (thủ trưởng đơn vị nơi áp dụng sáng kiến):
Bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;
Giấy chứng nhận đối với những giải pháp công nghệ, công trình đề tài đạt giải trong các cuộc thi quốc tế, trong các cuộc thi cấp quốc gia và thành phố;
Biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, thành phố và cấp Nhà nước kèm theo quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu và xác nhận của đơn vị ứng dụng đề tài.
Hồ sơ đề nghị được làm thành 02 bộ, gửi về Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố Hà Nội và Ban chỉ đạo Phong trào Lao động sáng tạo Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hà Nội (qua Ban Chính sách Kinh tế xã hội – Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội) trước ngày 1 tháng 7 hàng năm.
Điều 6. Quy trình xét tặng
Thành lập Hội đồng tư vấn xét tặng Bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” gồm: Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố, Liên đoàn lao động Thành phố, Sở Khoa học Công nghệ, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội và các sở chuyên ngành liên quan. Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố là Chủ tịch Hội đồng tư vấn. Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố. Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ là Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn.
Ban thi đua – Khen thưởng Thành phố căn cứ vào từng lĩnh vực xét tặng để mời các sở, ngành liên quan tham gia Hội đồng Tư vấn.
Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm xem xét, lựa chọn những cá nhân đủ tiêu chuẩn tặng Bằng đề nghị UBND Thành phố quyết định. Các sở, ngành tham gia Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm nhận xét, đánh giá, lựa chọn những cá nhân đủ tiêu chuẩn xét tặng Bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” bằng văn bản gửi Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
Chương 4:
HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG, ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Hình thức khen thưởng
UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” kèm theo tiền thưởng
Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố căn cứ theo tình hình thực tế hàng năm đề xuất, báo cáo UBND Thành phố quyết định mức tiền thưởng kèm theo Bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”.
Kinh phí khen thưởng trích từ Quỹ khen thưởng của Thành phố.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Thời gian xét tặng Bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” được tiến hành hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7.
2. Cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kê khai thành tích, nếu phát hiện thấy sai phạm sẽ bị thu hồi hình thức khen thưởng. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật.
3. Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố phối hợp với Ban Chỉ đạo Phong trào Lao động sáng tạo Khoa học Kỹ thuật Thành phố, các sở ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Quy chế này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát hiện thấy những điều chưa phù hợp. Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố và Ban Chỉ đạo Phong trào Lao động sáng tạo Khoa học Kỹ thuật Thành phố tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố sửa đổi bổ sung Quy chế.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |