cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 19/2005/CT-UBND ngày 01/01/1970 Về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 19/2005/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Ngày ban hành: 01-01-1970
  • Ngày có hiệu lực: 30-11--0001
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-05-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 16220 ngày (44 năm 5 tháng 9 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 30-05-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 30-05-2014, Chỉ thị số 19/2005/CT-UBND ngày 01/01/1970 Về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 30/05/2014 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành đến hết ngày 31/12/2013”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2005/CT-UBND

Đà Lạt, ngày 21 tháng 11 năm 2005

 

CHỈ THỊ

V/V: ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HOÁ, THỂ DỤC THỂ THAO VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Thực hiện chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá - xã hội theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá (dưới đây gọi tắt là Nghị quyết 90) và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao (dưới đây gọi tắt là Nghị định 73).

Ngày 22/10/2003, Tỉnh uỷ Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 24- NQ/TU về đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và bảo trợ xã hội (dưới đây gọi tắt là Nghị quyết 24-NQ/TU).

Qua hơn 7 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 90; 5 năm thực hiện Nghị định 73 và 2 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TU, công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao của tỉnh ta đã thu được một số kết quả: bước đầu huy động được tiềm năng và nguồn lực xã hội để mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình tổ chức và hoạt động; khu vực công lập đã có những đổi mới về phương thức hoạt động; khu vực ngoài công lập đã phát triển nhiều loại hình và các phương thức hoạt động mới, đa dạng, phong phú hơn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và cải thiện đời sống văn hoá, nâng cao dân trí; góp phần thực hiện công bằng xã hội, tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên đầu tư cho các xã, huyện còn nhiều khó khăn, người có công với nước, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, tốc độ xã hội hoá các hoạt động này còn chậm so với tiềm năng, yêu cầu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh; định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện còn nhiều lúng túng; cơ chế quản lý vừa gò bó, vừa lỏng lẻo; các cơ sở công lập chiếm tỷ trọng lớn nhưng về cơ bản vẫn áp dụng cơ chế quản lý như đối với các cơ quan hành chính nên đã không phát huy được tính năng động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động .v.v.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do nhận thức của toàn xã hội về chủ trương xã hội hoá còn chưa đầy đủ; tư tưởng và thói quen bao cấp còn khá nặng nề; tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành trong chỉ đạo thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa quy định rõ ràng về chủ sở hữu, tính chất và cơ chế hoạt động của các loại hình tổ chức xã hội hoá; thiếu định hướng, kế hoạch tổng thể và lộ trình cụ thể cho từng vùng, từng lĩnh vực v.v.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua đã có tốc độ tăng trưởng khá và nhân dân có điều kiện hơn để tham gia và hưởng thụ các dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao ở mức cao hơn đòi hỏi tỉnh phải có những định hướng phát triển; quy hoạch tổng thể; cơ chế khuyến khích, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và bảo trợ xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao và tình hình thực tế của tỉnh, Uỷ ban Nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt thực hiện các công việc sau đây:

1/. Sở Giáo dục và Đào tạo:

a/ Bổ sung và hoàn chỉnh đề án phát triển ngành học Mầm non theo hướng xã hội hoá; xây dựng đề án xã hội hoá cho bậc học Trung học phổ thông, Hướng nghiệp dạy nghề nhằm huy động nguồn lực của các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục và đào tạo; lập phương án tách các trường có 2 cấp học (Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) và chuyển các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Trước mắt, chuyển các trường trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập có nguồn thu sự nghiệp ở thành phố Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

b/ Xây dựng kế hoạch, lộ trình chuyển hệ bán công sang dân lập và tư thục tiến tới không duy trì các cơ sở bán công, trường bán công trước năm 2010. Hạn chế mở thêm các cơ sở giáo dục công lập ở những vùng kinh tế phát triển, đồng thời khuyến khích thành lập cũng như hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề có chất lượng cao ngoài công lập.

c/ Quy hoạch hợp lý mạng lưới trường ở từng địa bàn dân cư theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia; đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất để xây dựng trường, lớp. Phát triển các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên.

d/ Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phát động phong trào gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tổ chức các hoạt động khuyến học trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và các hội khuyến học ở xã, phường, thị trấn nhằm xây dựng xã hội học tập.

2/. Sở Y tế:

a/ Hoàn chỉnh đề án kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Y tế theo Nghị định số 171/2004/NĐ-CP và số 172/2004/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó khẩn trương chuyển các Trung tâm Y tế cấp huyện thành bệnh viện tuyến huyện; đồng thời, xây dựng đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 - 2008 theo Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

b/ Xây dựng đề án xã hội hoá của ngành để vận động toàn xã hội chủ động, tích cực tham gia thực hiện, trong đó chú ý phát động các phong trào toàn dân tham gia rèn luyện sức khoẻ; phát huy tối đa vai trò của các cá nhân, cộng đồng, đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; đa dạng hoá các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức cung cấp, lắp đặt các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện công. Khuyến khích mở bệnh viện, phòng khám tư nhân và thành lập các nhóm bác sĩ gia đình; mở rộng diện các cơ sở y tế đăng ký khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế.

c/ Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở khám, chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện nâng cao y đức, chuyên môn, chủ động và sáng tạo trong phục vụ người bệnh.

3/. Sở Văn hoá - Thông tin:

Xây dựng quy hoạch phát triển các thiết chế văn hoá xuống tận xã, phường, thị trấn trên cơ sở quỹ đất của từng địa phương đã được duyệt; vận động các nguồn lực để đào tạo cán bộ nguồn cho ngành Văn hoá - Thông tin; phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hoá đã có trên cơ sở bảo tồn và phát huy các sản phẩm văn hoá mang tính dân tộc và đại chúng cao và xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư tham gia xã hội hoá hoạt động văn hoá.

4/. Sở Thể dục - Thể thao:

Xây dựng đề án xã hội hoá thể dục thể thao; tập trung củng cố các liên đoàn, các câu lạc bộ thể thao hiện có; xây dựng các liên đoàn, hội, câu lạc bộ ở các môn thể thao có điều kiện xã hội hoá; khai thác các nguồn lực để xây dựng khu Liên hợp Thể thao tại phường 7 - thành phố Đà Lạt; đẩy mạnh việc thực hiện quyết định số 61/2003/QĐ-UB ngày 08/5/2003 của UBND tỉnh v/v quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

5/. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Tăng cường, chủ động đưa các hoạt động bảo trợ xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm về cơ sở; tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh về cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người có công với cách mạng.

6/. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các sở chuyên ngành xây dựng các hướng dẫn cụ thể hoá các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá; chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ và phương thức chuyển phần kinh phí do Nhà nước hỗ trợ cho người hưởng thụ thông qua các cơ sở công lập sang cấp trực tiếp cho người thụ hưởng.

7/. Sở Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; xây dựng chế độ, chính sách xã hội phù hợp với chủ trương xã hội hoá và hướng dẫn việc chuyển đổi cơ sở công lập, bán công sang loại hình dân lập và tư thục.

8/. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các chính sách đầu tư hoặc hỗ trợ của Nhà nước; xây dựng cơ chế và xúc tiến thu hút đầu tư cho các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao và bảo trợ xã hội, đặc biệt là các hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận; hướng dẫn các ngành lập quy hoạch đầu tư phát triển xã hội hoá các loại hình ngoài công lập.

9/. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với các sở chuyên ngành lập quy hoạch hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và giám sát việc sử dụng đất đai nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trường học, bệnh viện, các thiết chế văn hoá, thể dục thể thao và các cơ sở bảo trợ xã hội; phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ thu phí sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với Luật Đất đai hiện hành, phù hợp với từng loại hình cơ sở dịch vụ và khi chuyển đổi loại hình phục vụ.

10/. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên; các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng tham gia tuyên truyền sâu rộng, vận động và tổ chức quần chúng cùng thực hiện công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và bảo trợ xã hội.

11/. Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Thể dục - Thể thao, Lao động - thương binh và Xã hội, Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt có trách nhiệm triển khai Chỉ thị này theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền. Riêng các sở, ngành được giao xây dựng các đề án, hướng dẫn phải trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh trước ngày 15/10/2006./.

 

 

T.M UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hoà