Chỉ thị số 17/2005/CT-UBND ngày 01/07/2005 Về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2006 do tỉnh An Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 17/2005/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
- Ngày ban hành: 01-07-2005
- Ngày có hiệu lực: 11-07-2005
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 26-12-2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2725 ngày (7 năm 5 tháng 20 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 26-12-2012
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2005/CT-UBND | Long Xuyên, ngày 01 tháng 7 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2006
- Căn cứ Chỉ thị số 18/2005/CT-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2006.
- Căn cứ khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH năm 2006 số 3887 BKH/TH ngày 13/6/2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tại hội nghị triển khai xây dựng kế hoạch năm 2006 ngày 16/6/2005.
Năm 2006 là năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, có ý nghĩa trong việc tạo đà tăng trưởng cao và bền vững cho cả giai đoạn 2006-2010, nâng cao thêm một bước chất lượng cuộc sống của nhân dân. Trong khi chờ Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua các mục tiêu phát triển chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở, ngành, UBND huyện, thị, thành xác định rõ nhiệm vụ, yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập, từ đó có giải pháp tích cực khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2006:
I. Mục tiêu:
1. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển mạnh khoa học và công nghệ cải thiện một bước đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, giảm rõ rệt các tệ nạn xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
2. Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Thu hút mạnh hơn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
3. Chuẩn bị các điều kiện để đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.
4. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, tạo sự chuyển biến trong việc nâng cao mức sống nhân dân, nhất là phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội bền vững, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc như xóa đói, giảm nghèo, việc làm, phòng, chống AIDS và các tệ nạn xã hội.
5. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp và dân cư.
II. Nhiệm vụ chủ yếu:
1. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP 12%. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng chất xám trong sản phẩm. Tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; nâng cao vai trò của khoa học công nghệ, đóng góp vào sự phát triển nhanh và bền vững.
2. Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế nhà nước, đồng thời phát triển mạnh, không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
3. Chủ động và khẩn trương trong phát triển thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế; tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu.
4. Tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư; thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tăng chất lượng, nâng cao năng lực, giá trị cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực cho nông thôn để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học. Cải thiện rõ rệt trình độ công nghệ trong nền kinh tế. Tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường.
6. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn; đảm bảo xoá đói, giảm nhanh số hộ nghèo theo chuẩn quốc tế, nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn. Phát triển mạng lưới an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế và người nghèo; xây dựng kết cấu xã hội bền vững.
7. Phát triển sự nghiệp y tế, TDTT và VHTT; cải thiện đáng kể các chỉ tiêu sức khoẻ cho người dân. Tiếp tục phát triển nền văn hoá tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc; giải quyết có hiệu quả và cơ bản những vấn đề xã hội đang bức xúc, nhất là tình trạng tội phạm ma tuý, HIV, AIDS, và tai nạn giao thông. Tăng nhanh mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ.
8. Tạo được bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong việc cải cách hành chính, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân. Phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường kỹ cương, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
9. Củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị xã hội, chú trọng khu vực biên giới, dân tộc, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
B. PHÂN CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
I. Phân công thực hiện:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hướng dẫn cho Sở, ngành tỉnh và UBND huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2006. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các Sở ngành, địa phương thực hiện đúng nội dung và thời gian; tổng hợp kế hoạch kinh tế - xã hội tỉnh năm 2006 trình UBND tỉnh. Chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng.
- Sở Tài Chính hướng dẫn nội dung cho Sở, ngành tỉnh và UBND huyện, thị, thành phố xây dựng và tổng hợp dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2006 trình UBND tỉnh.
- Cục Thống kê cung cấp số liệu chính thức năm 2004, ước thực hiện kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2005 để Sở Kế hoạch và Đầu tư làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2006.
- Trên cơ sở nội dung hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các Sở, ngành và UBND huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2006 và đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện các chương trình thuộc lĩnh vực được phân công.
- UBND huyện, thị, thành hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp chặt với các Phòng chuyên ngành khác của huyện, thị, thành xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phạm vi lãnh thổ và dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn.
- Các doanh nghiệp nhà nước đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị năm 2005, phân tích đánh giá những thuận lợi khó khăn, nhận định diễn biến thị trường, về khả năng cạnh tranh để xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006.
II. Tiến độ xây dựng kế hoạch:
Tiến độ xây dựng kế hoạch chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Các Sở, ngành khẩn trương lập kế hoạch 2006, đến hết ngày 14/7/2005 gởi về Sở Kế Hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp. Trong thời gian này Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổ chức làm việc trực tiếp với các Sở, ngành để trao đổi thống nhất định hướng mục tiêu phát triển và những chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh.
Từ 15-19/7/2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự thảo dự toán ngân sách năm 2006 của tỉnh, sau đó hoàn chỉnh gởi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20/7/2005.
- Giai đoạn 2: Các Sở, ngành và UBND huyện, thị, thành phố, các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch năm 2006 của ngành và đơn vị mình, để chính thức thông qua UBND tỉnh vào tháng 9/2005 và sau đó thông qua HĐND tỉnh.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |