cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 144/2005/QĐ-UB ngày 01/11/2005 Về Quy định thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 144/2005/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Ngày ban hành: 01-11-2005
  • Ngày có hiệu lực: 16-11-2005
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-12-2009
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1503 ngày (4 năm 1 tháng 13 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 28-12-2009
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 28-12-2009, Quyết định số 144/2005/QĐ-UB ngày 01/11/2005 Về Quy định thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 171/2009/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 Ban hành Quy định thực hiện các Nghị định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 144/2005/QĐ-UB

Ngày 01 tháng 11 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CỤ THỂ HOÁ MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 97/2004/NĐ-CP NGÀY 03/12/2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HHĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình 249/TTr-TC ngày 24/10/2005,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định cụ thể hoá một số nội dung thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2: Quyết này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

Điều 3: Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, các Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị liên quan và các đối tượng sử dụng đất căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM.UBND TỈNH BẮC NINH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Công Ngọ

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC CỤ THỂ HOÁ MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 197/2004/NĐ-CP NGÀY 03/12/2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 144/2005/QĐ-UB ngày 01/11/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:

1.Quy định này cụ thể hoá một số nội dung về bồi thường đất, tài sản, chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất( sau đây gọi chung là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ) áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia định, cá nhân( bao gồm cả tổ hức, cá nhân nước ngoài) đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất được bồi thường, hỗ trợ theo Quy định này.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 2: Nguyên tắc xác định diện tích đất nông nghiệp bồi thường:

Khi thu hồi đất nông nghiệp có chênh lệch về diện tích giữa đo đạc thực tế và sổ bộ thuế thì bồi thường, hỗ trợ như sau:

- Diện tích thực tế cao hơn diện tích trong sổ bộ thuế thì bồi thường theo diện tích thực tế;

- Diện tích trong sổ bộ thuế( sau khi đã kiểm tra, chỉnh lý do thay đổi về diện tích qua các lần Quyết định thu hồi đất hoặc hộ tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu có) cao hơn diện tích đo đạc thực tế thì phần diện tích tăng đó được tính hỗ trợ bằng mức bồi thường và được tính trong phương án bồi thường.

Điều 3: Bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp:

1. Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp xen kẽ nằm trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề, tiếp giáp với đất ở nằm trong khu dân cư, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng loại còn được hỗ trợ bằng 30% giá đất ở liền kề( theo bảng giá đất UBND tỉnh quy định hàng năm).

Đất nông nghiệp xen kẽ nằm trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề tiếp giáp với đất nằm trong khu dân cư, được xác định như sau:

- Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư là thửa đất được giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân nằm trong khu dân cư, có tất cả các mặt tiếp giáp với đất ở đang sử dụng trong khu dân cư.

- Đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư là thửa đất được giao ổn định lâu dài cho hộ gia dình, cá nhân nằm trong khu dân cư, có ít nhất một mặt tiếp giáp với đất ở đang sử dụng trong khu dân cư.

2. Trường hợp đất thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì không được bồi thường về đất; người đang sử dụng đất công ích( do xã, phường, thị trấn giao sử dụng) được bồi thường chi phí đầu tư vào đất được tính bằng 30% giá trị bồi thường đất của đất bị thu hồi.

Điều 4: Bồi thường nhà, công trình trên đất:

1. Đối với nhà, công trình xây dựng không phải là tài sản của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường theo giá trị hiện còn: Giá trị hiện còn của nhà, công ttrình bị thiệt hại được xác định bằng tỉ lệ % chất lượng còn lại của nhà, công trình đó( được đánh giá tại thời điểm thu hồi) nhân với đơn giá bồi thường nhà, công trình do UBND tỉnh quy định.

2 .Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo thiết kế- dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật khi thu hồi đất không còn sử dụng thì không bồi thường.

3. Tài sản trên đất được tạo lập, phát sinh( bao gồm cả cây trồng) sau khi Hội đòng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị xã đã lập biên bản kiểm kê, xác định khối lượng thì không được bồi thường hoặc hỗ trợ; chủ tài sản đó ó trách nhiệm tự tháo dỡ di chuyển để giải phóng mặt bằng.

Điều 5: Bồi thường khi thu hồi đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2,3,5,8,9,11,12 Điều 38 Luật Đất đai 2003:

Khi thu hồi đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2,3,5,8,9,11,12 Điều 38 Luật Đất đai 2003, nếu tài sản và chi phí đầu tư vào đất( nếu có) không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì người bị thu hồi đất được bồi thường:

a-Nhà, công trình xây dựng trên đất, được bồi thường theo giá trị hiện còn như quy định tại khoản 1Điều 4 bản quy định này

b-Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí thực tế người sử dụng đất đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm thu hồi đất còn chưa thu hồi được và được xác định bằng tonngr chi phí hợp lý tính thành tiền đầu tư vào đất( phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh) trừ đi số tiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất; các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm:

- Các khoản chi phí bồi thường khi thu hồi đất, chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất theo hiện trạng của đất khi được giao, được thuê và phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trường hợp thu hồi đất phi nông nghiệp hoặc đất ở mà đã dược bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp hoặc giá đất ở thì không được bồi thường chi phí đã bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí san lấp mặt bằng và chi phí tôn tạo đất;

- Tiền sử dụng đất của thời hạn chưa sử dụng đất trong trường hợp giao đất có thời hạn, tiền thuê đất đã nộp trước cho thời hạn chưa sử dụng đất( có chứng từ hoá đơn nộp tiền);

- Các khoản chi phí khác có liên quan.

Điều 6: Bồi thường cho người lao động do ngừng việc.

Tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thuê lao động theo hợp đồng( trừ trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) bị ngừng sản xuất kinh doanh khi nhà nước thu hồi đất thì người lao động được bồi thường do ngừng việc bằng 2 lần mức lương tối thiểu trên một tháng do nhà nước quy định; thời gian tính bồi thường là thời gian ngừng sản xuất kinh doanh, nhưng tối đa không quá 6 tháng.

Điều 7. Chính sách hỗ trợ:

1. Hỗ trợ di chuyển:

a. Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuển chỗ ở trong phạm vi tỉnh được hỗ trợ 3.000.000đồng/hộ; di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ 5.000.000 đống/hộ.

b.Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất và tài sản khi thu hồi đất mà phải di chuyển trụ sở, văn phòng làm việc thì được hỗ trợ chi phí tháo dỡ, di chuyển theo thực tế hợp lý, nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng; việc di chuyển nhà xưởng, máy móc, thiết bị của cơ sở sản xuất kinh doanh được xem xét hỗ trợ theo dự toán chi tiết hợp lý với thực tế cho việc di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt. Nếu phải thuê nhà làm trụ sở tạm thời thì được hỗ trợ tiền thuê là 2.500.000đồng/ tháng, thời gian hỗ trợ theo thực tế thuê nhưng tối đa không quá 12 tháng tính từ khi tổ chức bàn giao mặt bằng và di chuyển.

c. Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới được hỗ trợ tiền thuê nhà ở. Thời gian hỗ trợ tối đa là 6 tháng tính từ khi hộ gia đình bàn giao mặt bằng và di chuyển chỗ ở. Mức hỗ trợ thuê nhà đối với khu thành phố, thị xã là 150.000 đồng/ khẩu/ tháng, đối với khu vực thị trấn là 125.000 đồng/khẩu/ tháng, đối với khu nông thôn là 100.000 đồng/ khẩu/ tháng; đối với hộ độc thân ở khu vực đô thị là 300.000 đồng/ khẩu/ tháng; ở khu vực nông thôn là 200.000 đồng/ khẩu/ tháng. Số khảu và hhộ để tính được xác định theo sổ hộ khẩu của hộ gia đình tại thời điểm phải di chuyển.

2- Hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp:

a. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nôngnghiệp giao lâu dài được hỗ trợ để ổn định đời sống và sản xuất là 5.300 đồng/ m2 đất nông nghiệp giao lâu dài bị thu hồi.

b. Tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất mà phải ngừng sản xuấ kinh doanh được hỗ trợ bằng 30% thu nhập 1 năm sau thuế tính theo mức bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan Thuế xác nhận.

3-Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn:

Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ bằng 70% giá trị bồi thường theo giá đất nông nghiệp thu hồi; tiền hỗ trợ được nọpp vào ngân sách của xã, phường thị trấn và chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của địa phương.

Điều 8: Thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Căn cứ kế hoạch và yêu cầu tiến độ thực hiện dự án, Chủ tịch UBND huyện, thịxã Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án thuộc địa bàn quản lý( sau đây gọi chung là Hội đồng bồi thường); thành phần Hội đồng bồi thường gồm:

- Lãnh đạo UBND huyện, thị xã- Chủ tịch Hội đồng;

- Lãnh đạo phòng Tài chính kế hoạch huyện, thị xã- Phó chủ tịch;

- Chủ đầu tư của dự án- Uỷ viêc thường trực;

Đại diện Phòng Tài nguyên Môi trường huyện, thị xã- uỷ viên;

Đại diện UBND xã, phường, thị trấn có đất bị thu hồi- Uỷ viên;

Đại diện những Hộ gia đình bị thu hồi đất: Từ 1 đến 2 người.

Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng bồi thường quýet định cho phù hợp với thực tế địa phương.

Hội đồng bồi thường của dự án thực hiện nhiệm vụ lập và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

2.Chủ tịch Hội đồng bồi thường có trách nhiệm chỉ đạo các thành viên HHội đồng lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

Hội đồng bồi thường chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểmkê, tính pháp lý của đất đai, tìa sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã lập.

3. Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh có nhiệm vụ lập, trình duyệt và thực hiện bồi thường, xử lý tài sản trên đất khi được UBND tỉnh quyết định giao đất cho Trung tâm quản lý thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 8, 9, 11, 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003.

Điều 9: Phân cấp phê duyệt, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

1.Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp

- Thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư có liên quan đến địa bàn từ 2 huyện, thị xã trở lên;

- thu hồi đất để thực hiện các dự án: sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch;

- Thu hồi đất để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng do chủ tịch UBND tỉnh hoặc các cơ quan thuộc Trung ương quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

- Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

- Thu hồi đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11, 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003.

Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan( phù hợp với đặc điểm tính chất của tùng dự án) thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền phe duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh do Hội đồng bồi thường huyện, thị xã hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh lập và đề nghị thẩm định. Sau khi có ý kiến của cơ quan thẩm định, Hội đồng bồi thường hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh hoàn thiện phương án, gửi Sở Tài chính trình duyệt.

2.Chủ tịch UBND huyện, thị xã phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các trường hợp sau:

- Thu hồi đất để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng do Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

- Thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp; để xây dựng, chỉnh trang phát triển khu đô thị và khu dân cư nông thôn do cơ quan cấp huyện hoặc UBND xã, phường, thị trấn làm chủ dự án;

Thu hồi đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa;

Các trường hợp thu hồi đất không thuộc quy định tại khoản 1 điều này.

Chậm nhất là sau 5 ngày kể từ ngày phương án bồi thường được Chủ tịch UBND huyện, thị xã phê duyệt, Hội đồng bồi thường huyện, thị xã có trách nhiệm gửi Quyết định và toàn bộ hồ sơ bồi thường của dự án đến Sở Tài chính để tổng hợp, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương.

Điều 10: Cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng:

1.UBND huyện, thị xã chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động người bị thu hồi đất tự giác chấp hành quyết định thu hồi đất và thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.

2. Trường hợp người bị thu hồi đất cố tình không thực hiện các Quyết định thu hồi, bồi thường của cấp có thẩm quyền thì Chủ tịch Hội đồng bồi thường của dự án báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường để ra Quyết định cưỡng chế. Sau khi có Quyết định cưỡmg chế, UBND cấp huyện chỉ đạo thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11: Hiệu lực thi hành.

Bản quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Phương án bồi thườngtheo quyết định phê duyệt của Chủ tịch trước ngày quy định này có hiệu lực, nếu chưa tổ chức thực hiện việc chi trả bồi thường thì chủ đầu tư lập báo cáo đề nghị xem xét bổ sung phương án bồi thường; nếu việc bồi thường chậm do người bị thu hồi đất gây ra thì tiếp tục thực hiện theo phương án bồi thường đã được phê duyệt.

Các nội dung không nêu trong bản quy định này thực hiện theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.

Việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất để tu bổ đê điều theo kế hoạch hàng năm thực hiện theo quy định khác của UBND tỉnh.

Những quy định của UBND tỉnh trước đây về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trái với bản quy định này đều bãi bỏ.

Sở Tài chính phối hợp các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy định này./.