Quyết định số 49/2005/QĐ-UB ngày 07/04/2005 Ban hành Quy định hạn mức đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 49/2005/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Ngày ban hành: 07-04-2005
- Ngày có hiệu lực: 22-04-2005
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 28-05-2006
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-12-2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 980 ngày (2 năm 8 tháng 10 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 28-12-2007
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2005/QĐ-UB | Thị xã Cao Lãnh, ngày 07 tháng 04 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH HẠN MỨC ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 10 tháng 12 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hạn mức đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; thay thế Công văn số 152/UB.XDCB ngày 09 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức triển khai, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
HẠN MỨC ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(ban hành kèm theo Quyết định số 49/2005/QĐ-UB ngày 07 tháng 4 năm 2005 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất ở, đất có nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 Luật Đất đai;
b) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, đất có nhà ở thuộc khu dân cư có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 mà trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở;
c) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở mà không có các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai;
d) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xác định lại diện tích đất ở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai;
b) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, đất có nhà ở;
c) Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
Điều 2. Nguyên tắc xác định hạn mức đất ở
1. Căn cứ vào thực tế sử dụng hoặc nhu cầu sử dụng về đất ở của mỗi hộ gia đình, cá nhân để giao hoặc công nhận quyền sử dụng diện tích đất ở nhưng tối đa không vượt quá hạn mức đất ở theo Quy định này.
2. Việc xác định lại diện tích đất ở quy định tại Điều 87 Luật Đất đai năm 2003 phải dựa vào hạn mức đất ở tối đa để xác định. Riêng khu vực đô thị, cần kết hợp với quy hoạch xây dựng đô thị trong quá trình xác định đối với những nơi đã có quy hoạch.
3. Giao đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc xác định lại diện tích đất ở quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được thực hiện riêng lẻ cho từng khu vực nông thôn và đô thị.
Điều 3. Xử lý phần diện tích đất ở chênh lệch phát sinh giữa hai lần đo do: sai số trong đo đạc, phương pháp đo, phương pháp tính toán.
1. Trong trường hợp ranh giới, mốc giới sử dụng đất không thay đổi mà diện tích thửa đất phù hợp với kết quả lần đo sau, nếu có phát sinh chênh lệch diện tích so với lần đo trước thì xử lý như sau:
a) Diện tích lần đo sau nhỏ hơn thì được công nhận diện tích nhỏ hơn;
b) Diện tích lần đo sau lớn hơn thì được công nhận diện tích lớn hơn. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất phần diện tích đất chênh lệch giữa hai lần đo.
2. Các quy định tại khoản 1 Điều này chỉ áp dụng khi người sử dụng đất thực hiện việc đăng ký cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Hạn mức đất ở là mức tối đa được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất về diện tích đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân.
2. Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người sử dụng đất.
4. Xác định lại diện tích đất ở là việc hộ gia đình, cá nhân được phép chuyển mục đích từ đất vườn, ao trong cùng một thửa đất với đất ở đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang đất ở mà không phải nộp tiền sử dụng đất.
5. Nơi có quy hoạch là khu vực đã có quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Nơi chưa có quy hoạch là nơi đã có quy hoạch xây dựng nhưng chưa được duyệt quy hoạch, quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành (trừ quy hoạch xây dựng), nơi chưa có quy hoạch.
7. Đất đô thị là đất thuộc các phường của thị xã và các thị trấn của các huyện; đất thuộc tất cả các xã là đất nông thôn.
Chương 2.
HẠN MỨC ĐẤT Ở
MỤC I. HẠN MỨC ĐẤT Ở ĐÔ THỊ
Điều 5. Hạn mức đất ở đô thị được quy định như sau:
1. Hạn mức đất ở quy định khi được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân là diện tích một lô đất do quy hoạch xây dựng quy định đối với nơi đã có quy hoạch.
2. Hạn mức đất ở quy định cho mỗi hộ gia đình, cá nhân đối với khu chưa có quy hoạch xây dựng đô thị được quy định như sau:
a) Giao mới tối đa không quá 200 m2.
b) Công nhận tối đa không quá 400 m2.
Điều 6. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao sang đất ở thì diện tích đất ở được xác định lại theo quy định sau:
1. Đất vườn, ao phải trong cùng thửa với đất có nhà ở thuộc khu dân cư.
a) Trường hợp đất được sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 mà trong hồ sơ địa chính hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 mà chưa xác định rõ ranh giới sử dụng đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo diện tích thửa đất nhưng tối đa không vượt quá 5 lần hạn mức giao mới quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 quy định này.
b) Trường hợp đất được sử dụng từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành mà người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 nhưng không ghi rõ diện tích đất ở hoặc không có các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì diện tích đất ở được công nhận không vượt quá hạn mức đất ở quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Quy định này.
2. Việc xác định lại diện tích đất ở phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đối với nơi đã có quy hoạch nhằm tránh phá vỡ cảnh quan đô thị.
MỤC II. HẠN MỨC ĐẤT Ở NÔNG THÔN
Điều 7. Hạn mức đất ở nông thôn được quy định như sau:
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở mới, hạn mức quy định tối đa không quá 400 m2.
2. Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 600 m2.
Điều 8. Khi người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ao, vườn trong cùng thửa đất với đất có nhà ở thuộc khu dân cư sang đất ở thì diện tích đất ở được xác định lại theo quy định sau:
1. Trường hợp đất được sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 mà trong hồ sơ địa chính hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 mà chưa xác định rõ diện tích thì diện tích đất ở được xác định theo diện tích thửa đất nhưng tối đa không vượt quá 5 lần hạn mức đất ở quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định này.
2. Trường hợp đất được sử dụng từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành mà người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 nhưng không ghi rõ diện tích đất ở hoặc không có các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai thì diện tích đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được công nhận theo diện tích thửa đất nhưng tối đa không vượt quá hạn mức đất ở quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy định này.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và người sử dụng đất.
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xin giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất, xác định lại diện tích đất ở có trách nhiệm tuân theo quy định của Quyết định này.
Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành Tỉnh
1. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức triển khai, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện. Tổng hợp các khó khăn vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh.
2. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Xem xét mức đền bù thiệt hại về đất khi thẩm định các phương án bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi.
- Xác định nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất khi được giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở.
3. Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Xác nhận quy hoạch xây dựng trong khu vực đô thị.
- Cung cấp các hồ sơ, tài liệu, các thông tin cần thiết cho các ngành hữu quan để xác định chính xác hạn mức đất ở đô thị.
- Lập và thực hiện các dự án về quy hoạch xây dựng đô thị đối với nơi chưa có quy hoạch nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc xác định hạn mức đất ở đô thị.
4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành chức năng có liên quan: trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các quy định tại Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện có phát sinh những khó khăn, vướng mắc. Yêu cầu các ngành, các cấp phản ảnh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.