cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 778/2005/QĐ-UB ngày 31/03/2005 Về quy chế hoạt động của Tiểu ban chỉ đạo chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tỉnh An Giang từ năm 2004 đến năm 2010 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 778/2005/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
  • Ngày ban hành: 31-03-2005
  • Ngày có hiệu lực: 31-03-2005
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 26-12-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2827 ngày (7 năm 9 tháng 2 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 26-12-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 26-12-2012, Quyết định số 778/2005/QĐ-UB ngày 31/03/2005 Về quy chế hoạt động của Tiểu ban chỉ đạo chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tỉnh An Giang từ năm 2004 đến năm 2010 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 30/11/2012”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 778/2005/QĐ-UB

Long Xuyên, ngày 31 tháng 3 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc Hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010;

Căn cứ kế hoạch số 36/KH-UB ngày 26/11/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang triển khai Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tỉnh An Giang năm 2004 – 2010;

Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-UB-NV của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thành lập Tiểu ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Tiểu ban chỉ đạo chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tỉnh An Giang từ năm 2004 đến năm 2010.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành thành viên Tiểu ban chỉ đạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các thành viên Tiểu ban chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- VP: Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh
- Ban Tuyên giáo – TU
- Sở Nội vụ
- LĐ VP.UBND tỉnh
- Phòng VHXH, NC
- Lưu

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Tùng

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2004 – 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 778/2005/QĐ-UB ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang)

CHƯƠNG I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Tiểu ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tỉnh An Giang (gọi tắt là Tiểu ban chỉ đạo 130/CP) được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-UB-NV ngày 05/01/2005 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang trên cơ sở Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/07/2004 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 – 2010; kế hoạch số 36/KH-UB ngày 26/11/2004 của UBND tỉnh An Giang triển khai chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tỉnh An Giang năm 2004 – 2010.

Điều 2: Tiểu ban chỉ đạo 130/CP thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều 2 của Quyết định số 03/QĐ–UB–NV của UBND tỉnh An Giang về việc thành lập Tiểu ban chỉ đạo chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em gồm:

- Giúp UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là huyện) thực hiện công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.

- Tổ chức sự phối hợp của các Sở, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.

- Chỉ đạo các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.

Điều 3: Hoạt động của các thành viên Tiểu ban chỉ đạo 130/CP theo chế độ kiêm nhiệm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Sở, ngành mình.

CHƯƠNG II.

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4: Trưởng tiểu ban thay mặt UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; phân công các thành viên trong Tiểu ban thực hiện các nội dung, đề án của chương trình, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả hoạt động của chương trình.

Điều 5: Phó Trưởng tiểu ban có nhiệm vụ giúp Trưởng tiểu ban tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch của Tiểu ban chỉ đạo, thay mặt Trưởng tiểu ban điều hành công việc do Trưởng tiểu ban giao cho.

Điều 6: Trách nhiệm của các ủy viên Tiểu ban:

- Tham gia, đề xuất, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện các hoạt động của Tiểu ban chỉ đạo; trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện những công tác được tiểu ban phân công theo chức năng nhiệm vụ của Sở, ngành.

- Tham gia phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành, UBND huyện thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tiểu ban.

- Cử chuyên viên đại diện cho Sở, ngành tham gia bộ phận thường trực giúp việc cho Tiểu Ban.

Điều 7: Thành lập Văn phòng thường trực để giúp việc.

- Văn phòng thường trực Tiểu ban chỉ đạo 130/CP đặt tại Phòng PC14 - Công an tỉnh do 01 đồng chí lãnh đạo phòng trực tiếp phụ trách, gồm một số cán bộ chuyên trách thuộc biên chế Công an tỉnh và chuyên viên của các Sở, ngành liên quan, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

- Biên chế, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng thường trực do lãnh đạo Công an tỉnh (Phó Trưởng tiểu ban chỉ đạo) quyết định.

Điều 8: Chế độ hội họp, báo cáo:

Tiểu ban chỉ đạo định kỳ hàng quý, 06 tháng, 01 năm tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo hoạt động của Tiểu ban và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của tỉnh; từ đó, đưa ra các hoạt động tiếp theo. Các nội dung tại cuộc họp sẽ được tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Chính phủ.

Điều 9: Trường hợp thành viên Tiểu ban chỉ đạo 130/CP đi công tác, học tập dài hạn (từ 03 tháng trở lên) hoặc có thay đổi về nhân sự phải báo cáo cho Trưởng tiểu ban chỉ đạo bằng văn bản để điều chỉnh kịp thời.

Điều 10: Kinh phí hoạt động của Tiểu ban chỉ đạo và Văn phòng thường trực lấy từ kinh phí Chương trình hành động, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (và các nguồn khác, nếu có) sau khi đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 11: Tiểu ban chỉ đạo 130/CP thống nhất quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để phục vụ cho việc thực hiện chương trình hành động phòng , chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Trên cơ sở dự toán kinh phí của các Sở, ngành, Tiểu ban chỉ đạo tổng hợp và lập kế hoạch phân bổ kinh phí cho các Sở, ngành, địa phương; kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.