cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02/11/2004 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 1595/2004/QĐ-BTM
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại
  • Ngày ban hành: 02-11-2004
  • Ngày có hiệu lực: 17-11-2004
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 05-11-2009
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1814 ngày (4 năm 11 tháng 24 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 05-11-2009
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 05-11-2009, Quyết định số 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02/11/2004 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 5572/QĐ-BCT ngày 05/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương Về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 1595/2004/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC VỤ, THANH TRA, VĂN PHÒNG BỘ

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng các Vụ, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ và Chánh Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Các nơi ở Điều 3 để thi hành;
- Các Sở TM, Sở TM-DL;
- Đảng uỷ Bộ, CĐTM&DL VN, CĐ Bộ;
- Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Trương Đình Tuyển

 

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA VỤ XUẤT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Vụ Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Thương mại có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Xây dựng và trình Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược phát triển xuất khẩu bao gồm chiến lược phát triển mặt hàng và chiến lược phát triển thị trường, các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá trong phạm vi cả nước.

2. Xây dựng và trình Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách về hàng rào kỹ thuật, chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, xuất xứ của hàng hoá.

3. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu được cấp có thẩm quyền ban hành.

4. Tổ chức và quản lý việc cấp các loại giấy chứng nhận về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phân giao chỉ tiêu, hạn ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.

5. Điều hành các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, giảm nhập siêu, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

6. Tham gia với Bộ Tài chính về chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và chính sách về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá.

7. Chủ trì hoặc tham gia với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội trong việc xây dựng các đề án phát triển xuất khẩu hàng hoá và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.

8. Phổ biến, theo dõi, tổng kết, báo cáo việc thực hiện cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi chính sách cho phù hợp yêu cầu quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

9. Tổng hợp các số liệu thống kê về xuất nhập khẩu và phân tích các số liệu đó làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển xuất khẩu, quản lý nhập khẩu

10. Tham gia với các đơn vị liên quan thuộc Bộ về:

a. Cung cấp thông tin thị trường, các chính sách, luật pháp về hoạt động thương mại, nhu cầu nhập khẩu, thị trường xuất khẩu, thương nhân, khả năng cạnh tranh, phương pháp thâm nhập của hàng hoá Việt nam vào thị trường nước ngoài.

b. Tham gia đàm phán ký các hiệp định song biên về mở cửa thị trường, về các thoả thuận công nhận tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật và đánh giá phù hợp tạo điều kiện cho hàng xuất nhập khẩu đối với từng quốc gia và khu vực lãnh thổ phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.

c. Tham gia tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm, hàng hoá của Việt nam.

d. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá, đầu tư sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu.

đ. Tham gia xác lập cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, cân đối tiền hàng và cán cân thương mại.

e. Xây dựng quy định về nhãn mác hàng hoá, thương hiệu.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Vụ Xuất nhập khẩu được thành lập các phòng như sau:

1. Phòng Quản lý chất lượng và xuất xứ hàng hoá

2. Phòng Quản lý hạn ngạch dệt may và giấy phép xuất nhập khẩu

3. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội

4. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng

5. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn

6. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng ninh

7. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng

8. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

9. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai

10. Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu

11. Phòng Quản lý Xuẩt nhập khẩu Bình Dương.

Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực được sử dụng con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ cấp các loại giấy chứng nhận cho hàng hoá xuất nhập khẩu theo quy định.

Việc thành lập hoặc giải thể các phòng thuộc Vụ Xuất nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét quyết định./.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VỤ CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Vụ Chính sách thị trường trong nước là tổ chức thuộc Bộ Thương mại có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về lưu thông hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thương mại trên thị trường trong nước.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Xây dựng và trình Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển thương mại nội địa, các văn bản quy phạm pháp luật quản lý lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại (trừ dịch vụ xúc tiến thương mại) trên thị trường nội địa; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các văn bản đó sau khi được ban hành, cụ thể như sau:

a. Nghiên cứu về cơ chế, chính sách và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức lưu thông hàng hoá, quản lý kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ thương mại trên thị trường nội địa bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

b. Nghiên cứu về cơ chế, chính sách và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh hàng hoá và dịch vụ thương mại trên thị trường nội địa.

c. Quản lý, hướng dẫn, thẩm định trình Lãnh đạo Bộ cấp các loại giấy chứng nhận về hàng hoá lưu thông trong nước (đối với mặt hàng hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện) và các hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại của thương nhân theo quy định của pháp luật.

d. Hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các địa phương và các doanh nghiệp trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành; tổng kết đánh giá tình hình thực hiện để đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách.

đ. Tham gia ý kiến về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo yêu cầu của các đơn vị trong và ngoài Bộ.

2. Theo dõi diễn biến cung cầu hàng hoá, dự báo xu hướng thị trường – giá cả giúp Bộ chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hoá trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định và phát triển thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống, cụ thể như sau:

a. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chuyên môn của các bộ, ngành, các hiệp hội và các doanh nghiệp tổ chức theo dõi diễn biến thị trường trong nước và thị trường thế giới; thu thập thông tin về cung cầu, giá cả, nguồn hàng và các nhân tố tác động.

b. Nghiên cứu, phân tích, dự báo về xu hướng diễn biến của thị trường – giá cả trong và ngoài nước, đề xuất với Bộ và các bộ, ngành liên quan về cơ chế, chính sách (bao gồm chính sách thuế) và các giải pháp điều tiết vĩ mô để xử lý kịp thời những tình huống phát sinh nhằm phát triển ổn định thị trường.

c. Hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng kết và đánh giá tình hình thực hiện cơ chế, chính sách, giải pháp điều tiết vĩ mô của các địa phương và các doanh nghiệp để từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách và các giải pháp điều hành thị trường.

3. Nghiên cứu xây dựng các mô hình, quy hoạch và định hướng phát triển các mô hình tổ chức thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại nội địa, cụ thể là:

a. Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức lưu thông hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thương mại dựa trên các mối liên kết kinh tế và thông qua các phương thức kinh doanh thương mại.

b. Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức mua bán hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thương mại ( chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch mua bán hàng hoá...) dựa trên các không gian kinh tế và dung lượng thị trường của các khu vực và các địa bàn.

c. Hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra các địa phương, các doanh nghiệp trong việc xây dựng, vận hành, tổng kết, đánh giá và nhân rộng thực hiện mô các hình tổ chức thị trường nội địa nêu trên.

d. Nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật nhằm phát triển các mô hình tổ chức thị trường theo các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước.

4. Nghiên cứu xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp trên ban theo thẩm quyền hoặc tham gia với các bộ, ngành liên quan về cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ; chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan về phát triển và quản lý hoạt động của hợp tác xã thương mại và dịch vụ.

Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã thương mại - dịch vụ trong toàn quốc.

5. Làm đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, tổng hợp và báo cáo về hoạt động quản lý nhà nước của các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch, Sở Du lịch - Thương mại (gọi chung là Sở Thương mại).

6. Tham gia với các cơ quan trong việc xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển thương mại và quản lý lưu thông hàng hoá, dịch vụ thương mại trên thị trường nội địa .

7. Tổng hợp, cung cấp thông tin, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ về thị trường, hoạt động thương mại, dịch vụ trong nước.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao./.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VỤ THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI VÀ MẬU DỊCH BIÊN GIỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Vụ Thương mại miền núi và Mậu dịch biên giới là tổ chức thuộc Bộ Thương mại có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi, buôn bán qua biên giới với các nước có chung biên giới.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Xây dựng mục tiêu, định hướng, quy hoạch phát triển thương mại vùng dân tộc, miền núi trình Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách quản lý buôn bán biên giới (bao gồm chính sách mặt hàng, chính sách thương nhân, cơ chế và phân cấp quản lý) nhằm tạo điều kiện phát triển buôn bán biên giới và hạn chế các tiêu cực phát sinh trong buôn bán biên giới.

3. Xây dựng mô hình phát triển thương mại miền núi và buôn bán biên giới (gồm chợ, chợ biên giới, chợ trung tâm, khu kinh tế cửa khẩu...).

4. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân ở miền núi như trợ giá bán các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, các chính sách ưu đãi, khuyến khích các chủ thể hoạt động thương mại ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

5. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp tăng cường vai trò của thương mại nhà nước, tăng cường hoạt động thương mại của các thành phần kinh tế khác góp phần phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

6. Nghiên cứu, đề xuất các hình thức, biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại giữa miền núi với các vùng khác; phát triển buôn bán qua biên giới gắn với tiêu thụ sản phẩm sản xuất ở vùng dân tộc, miền núi.

7. Phối hợp với các cơ quan hữu quan của Uỷ ban Dân tộc, các Bộ, ngành liên quan, các Vụ, Cục thuộc Bộ để nghiên cứu, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách liên quan đến hoạt động thương mại miền núi và mậu dịch biên giới.

8. Giúp Bộ chủ trì việc hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành và điều hành hoạt động buôn bán quan biên giới.

Chủ động nắm chắc tình hình hoạt động mậu dịch biên giới, dự báo tình hình phát sinh và đề xuất hướng giải quyết.

Tham mưu cho Bộ trưởng trong việc điều hành Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới.

9. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh phục vụ đời sống đồng bào các dân tộc, miền núi, mậu dịch biên giới.

10. Phối hợp với Vụ Chính sách thị trường trong nước, Cục Quản lý thị trường trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại của các Sở Thương mại trên địa bàn các tỉnh miền núi.

11. Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động thương mại miền núi, mậu dịch biên giới định kỳ hoặc đột xuất theo chế độ và yêu cầu của Bộ.

Phối hợp với Vụ Chính sách thị trường trong nước trong việc báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động thương mại miền núi; phối hợp với Vụ Thị trường Châu á- Thái Bình Dương trong việc báo cáo tổng hợp tình hình buôn bán qua biên giới.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao./.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG, CHÂU ÂU, CHÂU MỸ, CHÂU PHI – TÂY Á VÀ NAM Á
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Các Vụ Thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi - Tây Á và Nam Á (sau đây gọi tắt là các Vụ Khu vực) là tổ chức thuộc Bộ Thương mại có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về chính sách và phát triển quan hệ kinh tế- thương mại của Việt nam với các nước và các tổ chức kinh tế - thương mại thuộc khu vực được phân công phụ trách.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Nghiên cứu tình hình chính trị và kinh tế, chính sách và các hoạt động kinh tế, thương mại, luật pháp và tập quán của các nước trong khu vực; chủ trì đề xuất, kiến nghị với Bộ trưởng về chủ trương, chính sách thương mại với các thị trường và các biện pháp nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước, khu vực, các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế theo đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt nam và phù hợp với luật pháp, tập quán của nước sở tại và quốc tế.

2. Chủ trì đàm phán cấp chuyên viên hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo các phương án, hiệp định thương mại với các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế trong khu vực để Bộ trưởng tiến hành đàm phán, ký Hiệp định Thương mại hoặc các hiệp định, thoả thuận khác theo thẩm quyền được giao hoặc do Chính phủ uỷ quyền.

3. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị các nội dung để Lónh đạo Bộ tiến hành các kỳ họp Uỷ ban hợp tác liên chính phủ, các tiểu ban hỗn hợp thương mại giữa Việt nam với các nước trong khu vực theo thẩm quyền được giao hoặc uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.

4. Tổ chức thực hiện, tổng hợp, hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách thương mại, các cam kết của Chính phủ ghi trong các hiệp định, nghị định thư thương mại, biên bản hợp tác, các văn bản của Bộ Thương mại đã ký với các thuộc khu vực được phân công.

5. Phát hiện các rào cản của các nước trong khu vực đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt nam, chủ trì hoặc tham gia thương lượng với nước ngoài và kiến nghị các biện pháp nhằm tháo gỡ rào cản; chủ trì hoặc tham gia trong việc đàm phán tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hàng của Việt nam xuất khẩu sang các nước thị trường.

6. Chủ trì, phối hợp với các Vụ chức năng khác của Bộ kiến nghị các biện pháp phát triển xuất khẩu, giảm nhập siêu thuộc thị trường được phân công phụ trách.

7. Là đầu mối tiếp xúc, giao dịch và giúp Bộ trưởng xử lý các việc liên quan đến quan hệ kinh tế, thương mại với các nước, các tổ chức kinh tế - thương mại thuộc khu vực thị trường được phân công.

8. Có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo các Thương vụ thực hiện đúng chính sách kinh tế thương mại của Việt nam với các nước, làm tốt chức năng đại diện lợi ích thương mại của Việt nam ở nước ngoài, phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu; tham gia ý kiến trong việc đề cử cán bộ sang làm công tác nghiệp vụ tại các Thương vụ.

9. Trình Bộ trưởng xét duyệt việc cho phép các công ty nước ngoài đặt chi nhánh công ty tại Việt nam; quản lý, hướng dẫn các chi nhánh này hoạt động theo đúng pháp luật và quy định về chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt nam.

10. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết tranh chấp thương mại phát sinh giữa Việt nam với thương nhân khu vực.

11. Cung cấp thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp Việt nam về chính sách thương mại và các quy định về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của nước ngoài đối với Việt nam. Hỗ trợ, hướng dẫn thương nhân Việt nam phát triển xuất khẩu vào thị trường khu vực. Góp ý kiến và phối hợp với các tổ chức liên quan để hướng dẫn cho thương nhân nước ngoài tìm hiểu thị trường, tiến hành giao dịch ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá.

12. Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt nam với các nước, tình hình kinh tế, thị trường và chính sách thương mại của các nước trong khu vực với Việt nam.

13. Tham gia với các cơ quan liên quan thuộc Bộ trong việc:

- Đề xuất việc tổ chức hoặc tham gia triển lãm, hội chợ thương mại, hội thảo, các chương trình xúc tiến thương mại của Việt nam ở nước ngoài hoặc của nước ngoài ở Việt nam thuộc khu vực thị trường phụ trách.

- Quan hệ với cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài và trong nước khi được uỷ quyền.

- Theo dõi tình hình diễn biến về cung cầu, giá cả của một số mặt hàng thiết yếu trên thị trường nhập khẩu có tác động lớn đến thị trường trong nước để kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ.

- Nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, thương mại thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Bộ Thương mại.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Bộ giao./.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA VỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Vụ Chính sách thương mại đa biên là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế -thương mại quốc tế.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan soạn thảo văn kiện và đề xuất phương án đàm phán, giúp Bộ trưởng đàm phán ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương hoặc khu vực được Chính phủ giao.

2. Nghiên cứu quy định của các tổ chức, diễn đàn kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực để đề xuất với Bộ trưởng các giải pháp, biện pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt nam khi gia nhập các tổ chức đó.

3. Tham gia các cuộc họp thường niên của các tổ chức và diễn đàn quốc tế hoặc khu vực: là đầu mối tổng hợp nội dung hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - thương mại và xây dựng phương án tham gia các cuộc họp các cấp (chuyên viên, cấp Vụ, cấp Bộ trưởng, Hội nghị thượng đỉnh) mà Việt nam tham gia với tư cách là thành viên.

4.Chủ trì hoặc tham gia phổ biến, tuyên truyền các cam kết về kinh tế - thương mại Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia trong khuôn khổ đa phương hoặc khu vực và các nội dung khác liên quan đến hợp tác kinh tế - thương mại đa phương và khu vực.

5. Chủ trì hoặc phối hợp hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các điều ước đa phương hoặc khu vực, văn kiện pháp lý về kinh tế - thương mại mà Việt Nam tham gia hoặc gia nhập.

6. Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ có liên quan xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách phát triển xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, quản lý thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt nam.

7. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách liên quan đến các cam kết quốc tế về kinh tế - thương mại.

8. Chủ trì hoặc phối hợp xử lý các tranh chấp về kinh tế - thương mại trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt nam tham gia.

9. Chủ trì hoặc tham gia điều phối các dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế về hội nhập kinh tế quốc tế theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.

10. Chủ trì hoặc tham gia điều phối các hoạt động liên quan tới hội nhập kinh tế quốc tế trong khuôn khổ các tổ chức kinh tế quốc tế theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.

11. Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình hội nhập kinh tế - thương mại của Việt nam và thực hiện cam kết về kinh tế - thương mại của Việt nam với các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ.

12. Thực hiện các nhiện vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Để đáp ứng yêu cầu đối ngoại, Vụ được thành lập 04 Phòng chức năng sau:

1. Phòng WTO

2. Phòng ASEAN

3. Phòng APEC – ASEM

4. Phòng Tổng hợp và các tổ chức đa biên khác.

Vụ trưởng có trách nhiệm quy định nhiệm vụ cụ thể, mối quan hệ của các Phòng trong Vụ bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ của Vụ được Bộ giao./.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Vụ Thương mại điện tử là tổ chức thuộc Bộ Thương mại có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại điện tử; tổ chức ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về thương mại.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Về lĩnh vực thương mại điện tử:

1.1. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng để trình Bộ phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển, cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn về thương mại điện tử. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về thương mại điện tử sau khi được phê duyệt.

1.2. Nghiên cứu, tham gia góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành, địa phương liên quan đến thương mại điện tử. Kiến nghị đình chỉ thi hành hoặc sửa đổi, bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật có quy định không phù hợp với sự phát triển và quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

1.3. Hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra hoạt động và việc thực hiện các chính sách, pháp luật, các quy định về thương mại điện tử của các tổ chức và cá nhân trong phạm vi cả nước.

1.4. Tham gia theo thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia thương mại điện tử. Chủ trì hoặc tham gia các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thương mại điện tử.

1.5. Làm đầu mối về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.

1.6. Phối hợp với các cơ quan hữu quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về thương mại điện tử.

1.7. Chuẩn bị các nội dung liên quan đến thương mại điện tử và giúp Bộ trưởng tham gia các Hội đồng, Ban chỉ đạo của Chính phủ, thường trực các Ban chỉ đạo liên quan tới thương mại điện tử.

2. Về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:

2.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, kế hoạch nâng cấp, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác quản lý nhà nước về thương mại để Bộ phờ duyệt hoặc trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

2.2. Chủ trì việc quản trị hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cña Bé, bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt; tổ chức quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị công nghệ thông tin, thực hiện công tác hỗ trợ sử dụng cụng nghệ thụng tin cho cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ.

2.3. Chủ trì tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về thương mại; chủ trì cung cấp thông tin theo yêu cầu lên mạng diện rộng của Chính phủ; xây dựng và quản lý trang tin điện tử www.mot.gov.vn của Bộ; quản lý việc khai thác, sử dụng internet trong cơ quan Bộ và hoạt động của mạng nội bộ ngành Thương mại eMot.

2.4. Thường trực Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử của Bộ;

2.5. Là đầu mối tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thương mại.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao./.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VỤ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Vụ Kế hoạch và Đầu tư (được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba Vụ: Kế hoạch Thống kê, Đầu tư, Khoa học) là tổ chức thuộc Bộ Thương mại có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ, môi trường, tài chính- tiền tệ liên quan đến thương mại.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án thương mại:

1.1.Chủ trì phân tích và dự báo thay đổi trong quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước từng thời kỳ làm cơ sở xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án thương mại.

1.2. Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án thương mại theo vùng kinh tế và trên toàn quốc để Bộ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức và hướng dẫn thực hiện sau khi được duyệt.

1.3. Đầu mối tham gia, tổng hợp chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án liên quan đến thương mại từ các Bộ, ngành, tổng công ty, công ty lớn của Nhà nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp thuộc Bộ để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án của ngành và của Bộ Thương mại trình lãnh đạo Bộ.

1.4. Đầu mối tổ chức các buổi làm việc giữa lãnh đạo Bộ và lãnh đạo với các Sở Thương mại, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ để thảo luận và quyết định những vấn đề về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về thương mại.

1.5. Chủ trì xác lập cân đối cung cầu, điều tiết cung- cầu một số mặt hàng thiết yếu, xác lập cán cân thương mại và cân đối ngoại tệ phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.

1.6. Chủ trì nghiên cứu xác định nhu cầu dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia trong từng thời kỳ.

1.7. Tham gia vào việc quy hoạch phát triển các ngành sản xuất nhằm bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu; căn cứ kết quả hoạt động thương mại để tham gia vào các biện pháp quản lý vĩ mô và quản lý các dịch vụ thương mại.

2. Về lĩnh vực đầu tư:

2.1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư liên quan đến thương mại (kể cả các hiệp định song phương, đa phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư); hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phép duyệt theo thẩm quyền.

2.2. Thẩm định các dự án đầu tư của Việt nam ra nước ngoài và của nước ngoài vào Việt nam theo thẩm quyền của Bộ Thương mại. Quản lý hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

2.3. Thẩm định các dự án nhóm A và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị để thực hiện các dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Quản lý hoạt động gia công với nước ngoài, thuê máy móc thiết bị của nước ngoài theo quy định của pháp luật.

2.4. Chủ trì giúp Bộ trưởng phân bổ và quản lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách; chỉ đạo quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của các đơn vị trực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.

3. Về lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và môi trường liên quan đến thương mại:

3.1. Tổ chức xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch, chính sách khoa học, công nghệ và môi trường của nhà nước trong ngành thương mại.

3.2. Tổ chức nghiên cứu, nghiệm thu, quản lý và phổ biến kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học; tổ chức nghiên cứu sản xuất thử nghiệm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới và đề xuất với Bộ trưởng chủ trương, giải pháp nhân rộng kết quả này vào sản xuất, kinh doanh và quản lý trong ngành.

3.3. Tổ chức xây dựng, quản lý và áp dụng tiêu chuẩn Việt nam, tiêu chuẩn ngành, các quy trình, quy phạm của nhà nước tại các đơn vị thuộc Bộ. Tổ chức nghiên cứu và hướng dẫn, phổ biến các tiêu chuẩn thừa nhận trong thương mại quốc tế và môi trường, đo lường, chất lượng, rào cản kỹ thuật trong thương mại.

3.4. Quản lý công tác sửa chữa, xây dựng nhỏ và đầu tư trang thiết bị nhằm tăng cường năng lực hoạt động khoa học, công nghệ, môi trường cho các đơn vị thuộc Bộ.

3.5. Quản lý công tác hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và môi trường liên quan đến thương mại.

3.6. Thường trực Hội đồng khoa học, Hội đồng chức danh khoa học, Hội đồng xét thưởng thành tích khoa học, công nghệ, môi trường liến quan đến thương mại.

3.7. Phối hợp với Vụ Tài chính Kế toán trong việc quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học của Ngành.

4. Về lĩnh vực tài chính, tiền tệ:

4.1. Trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý các dự án ODA, các chương trình, dự án, viện trợ của nước ngoài liên quan đến thương mại được Chính phủ giao. Tham gia xây dựng phương án trả nợ, nhận nợ nước ngoài bằng hàng hoá.

4.2. Làm đầu mối của Bộ Thương mại trong quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế về các vấn đề liên quan đến thương mại.

4.3. Làm đầu mối tham gia với các Bộ, ngành xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách tiền tệ và tài chính quốc tế liên quan đến thương mại.

5. Về công tác báo cáo và cung cấp thông tin:

5.1. Chủ trì tổng hợp, phân tích, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình hoạt động thương mại của toàn ngành và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ theo quy định và yêu cầu của cấp trên.

5.2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thống kê thương mại, chịu trách nhiệm phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất về kết quả hoạt động thương mại theo nhiệm vụ được giao.

5.3. Tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ về tình hình đầu tư liên quan đến thương mại và đầu tư của các đơn vị thuộc Bộ.

5.4. Tổ chức, quản lý công tác thông tin khoa học, công nghệ, môi trường liên quan đến thương mại đối với các đơn vị thuộc Bộ.

5.5.Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án, viện trợ của nước ngoài liên quan đến thương mại; tình hình trả nợ, nhận nợ nước ngoài bằng hàng hoá.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao./.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VỤ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Vụ Tài chính Kế toán là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ; quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc quyền quản lý của Bộ và quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính kế toán trong phạm vị quản lý của Bộ theo quy định.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Quản lý tài chính, tài sản và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ:

1.1. Chỉ đạo các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ xây dựng dự toán và tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, thương vụ trình Bộ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2. Chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách nhà nước cho các đơn vị thuộc Bộ. Sau khi có quyết định của phân bổ của Bộ trưởng, có trách nhiệm kiểm tra việc chi tiêu, chịu trách nhiệm duyệt quyết toán và kiến nghị với lãnh đạo Bộ trong việc điều chỉnh chi tiết trong phạm vi tổng mức thu chi tài chính được phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng không làm thay đổi mục tiêu kế hoạch đã được duyệt.

1.3. Thẩm tra dự toán thu, chi của các đơn vị sự nghiệp có thu và phê duyệt mức ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.

1.4. Kiểm tra, theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, các thương vụ.

1.5. Quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách, bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước được giao; quản lý việc sử dụng kinh phí và tài sản của Cơ quan Văn phòng Bộ.

1.6. Phối hợp với Bộ tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp, các thương vụ thuộc Bộ. Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ kiểm tra việc thực hiện chương trình mục tiêu và kiến nghị với Bộ trưởng điều chỉnh chi tiết trong phạm vi kế hoạch tài chính đã được duyệt bảo đảm mục tiêu, chương trình đề ra.

2. Về quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc quyền quản lý của Bộ:

2.1. Chủ trì, phối hợp với các vụ liên quan giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ, bao gồm: việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, hội đồng quản trị, điều lệ của doanh nghiệp; đánh giá tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp theo quy định của nhà nước.

2.2. Đối với các doanh nghiệp nhà nước khác (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần nhà nước có cổ phần chi phối): thực hiện các nội dung giám sát nói tại mục 2.1, thực hiện giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh toán nợ đối với doanh nghiệp.

2.3. Đối với các công ty cổ phần, nhà nước không giữ cổ phần chi phối: giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.4. Làm đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ tổng hợp tình hình và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Bộ, gồm các nội dung:

- Chủ trì nắm tình hình về tài chính doanh nghiệp; thực trạng quản lý, sử dụng và bảo tồn các loại vốn, hiệu quả sử dụng vốn.

- Phối hợp với các Vụ có liên quan nắm tình hình về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo định kỳ; những vấn đề cần lưu ý của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoặc báo cáo đột xuất khi nảy sinh vấn đề liên quan đến nội dung nói tại mục 2.1.

- Tình hình doanh nghiệp thực hiện chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước

- Chủ trì cùng các vụ liên quan đề xuất với Lãnh đạo Bộ phương hướng, biện pháp xử lý, giải quyết các vấn đề tồn tại ở doanh nghiệp; theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.

3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ kế toán và quản lý tài chính ở các đơn vị thuộc Bộ (các đơn vị hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước):

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính, kế toán của các đơn vị thuộc Bộ.

- Thực hiện thanh tra tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ.

4. Thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế toán trong phạm vi quản lý của Bộ:

4.1. Chủ trì tham gia ý kiến với các cơ quan trong việc xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính, thuế, tín dụng, kiểm toán, bảo hiểm...

4.2. Hướng dẫn các doanh nghiệp, các đơn vị thuộc Bộ thực hiện đúng các văn bản pháp luật lên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế...hiện hành.

5. Phối hợp với các Vụ, Thanh tra Bộ liên quan thuộc Bộ trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán, trong việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thuộc Bộ.

Chủ trì giúp Lãnh đạo Bộ thẩm định giá trị doanh nghiệp để sắp xếp, chuyển đổi hình thức sở hữu, cổ phần hoá theo quy định.

6. Giúp Lãnh đạo Bộ quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn đối với kế toán trưởng và tham gia với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc trình Lãnh đạo Bộ bổ nhiệm, miễn nhiệm kế toán trưởng các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ.

7. Tổng hợp, cung cấp thông tin và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình tài chính, kế toán thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao./.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VỤ PHÁP CHẾ
(ban hành kèm theo Quyết định số: 1595 /2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Vụ Pháp chế là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác pháp luật trong ngành thương mại gồm: tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra việc ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác pháp luật quốc tế trong lĩnh vực thương mại.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Về công tác xây dựng pháp luật:

1.1. Chủ trì lập chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật (dài hạn và hàng năm) của ngành thương mại để bảo đảm yêu cầu quản lý và hội nhập kinh tế quốc tế để trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

1.2. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.

1.3. Thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật về thương mại.

1.4. Chủ trì hoặc tham gia với các đơn vị liên quan thuộc Bộ chuẩn bị ý kiến tham gia vào các dự thảo cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật do Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành hoặc địa phương gửi lấy ý kiến.

2. Về công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật:

2.1. Chủ trì thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành, đề xuất phương án xử lý (huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới...) trình Bộ trưởng quyết định.

2.2. Định kỳ trình Bộ trưởng ra quyết định công bố các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Bộ đã hết hiệu lực.

3. Công tác phổ biến, giáo dục và kiểm tra việc thực hiện pháp luật:

3.1. Chủ trì cùng với các cơ quan liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến ngành thương mại.

3.2. Lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong ngành thương mại.

3.3. Tham gia xử lý và đề xuất biện pháp khắc phục các vi phạm chính sách, pháp luật trong ngành thương mại.

3.4. Tư vấn cho Bộ trưởng giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ Thương mại; hướng dẫn, giải đáp pháp luật cho các tổ chức và cá nhân về các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vị quản lý nhà nước của Bộ Thương mại.

3.5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền và in ấn tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về thương mại để phổ biến trong ngành thương mại.

4. Công tác pháp luật quốc tế:

4.1. Chủ trì cùng với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết các văn bản điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại.

4.2. Chủ trì soạn thảo, đàm phán ký kết các văn bản điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại theo chỉ đạo của Bộ trưởng.

4.3. Chủ trì phổ biến pháp luật quốc tế về thương mại.

4.4. Nghiên cứu các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động thương mại để đề xuất gia nhập, sửa đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh pháp luật trong nước cho phù hợp với các quy định liên quan trong điều ước quốc tế.

4.5. Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp trong các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt nam là thành viên theo phân công của Lãnh đạo Bộ.

5. Tổng hợp, cung cấp thông tin và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao./.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Vụ Tổ chức cán bộ là tổ chức thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực công tác: tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, bảo về chính trị nội bộ, đào tạo và lao động tiền lương thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ về các lĩnh vực công tác nói trên.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Xây dựng các quy chế quản lý, phân cấp quản lý trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương của ngành trình Bộ ban hành hoặc trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền.

2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

3. Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với công chức, viên chức.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của nhà nước, của Bộ về các nội dung 1,2,3 nói trên.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể:

5.1. Về công tác tổ chức:

a. Nghiên cứu soạn thảo trình Bộ phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài; phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Bộ.

b. Xây dựng trình Bộ ban hành các văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quản lý nhà nước về thương mại,

c. Chủ trì tiếp nhận, thẩm định và trình Bộ trưởng quyết định phê duyệt đề án thành lập, giải thể, sáp nhập, tổ chức lại các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc Bộ .

d. Thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ theo thẩm quyền của Bộ.

đ. Chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ.

5.2.Về công tác cán bộ:

a. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong Bộ xây dựng các văn bản, đề án về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ được giao.

b. Thẩm định và trình Bộ trưởng quyết định theo thẩm quyền các vấn đề về bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo; thi tuyển, tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, biệt phái, nâng ngạch, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu...đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên theo phân cấp quản lý của Bộ.

c. Tham mưu giúp Bộ quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc quyền quản lý của Bộ công tác ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài.

d. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị của Bộ thực hiện các quyết định của Đảng, Nhà nước và quy định của cơ quan về biện pháp tăng cường kỷ cương, kỷ luật, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác trong cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị.

đ. Giúp Ban Cán sự về công tác cán bộ, công chức.

e. Nghiên cứu trình Bộ ban hành tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ công chức, viên chức và người đứng đầu cơ quan quản lý ngành Thương mại ở địa phương.

g. Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ về công tác xây dựng và phát triển ngành tổ chức nhà nước; thực hiện một số chế độ về chính sách đối với công chức thuộc quyền quản lý của Bộ đã nghỉ hưu, có công với cách mạng; thống kê chất lượng cán bộ, công chức, đánh giá nhận xét, quản lý hồ sơ, cán bộ, công chức theo quy định hiện hành

h. Tham gia với Thường trực thi đua Bộ trong việc khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của Bộ.

5.3.Về công tác lao động, tiền lương:

a. Nghiên cứu, tham gia xây dựng và hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ thực hiện chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người Việt Nam làm việc ở nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

b. Chủ trì hướng dẫn các đơn vị xây dựng tiêu chuẩn lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn nghề chuyên ngành trình Bộ ban hành hoặc để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành.

c. Nghiên cứu và phối hợp với các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ thực hiện khoán biên chế và quỹ tài chính.

d. Nghiên cứu xây dựng trình Bộ quyết định cơ cấu công chức hợp lý làm cơ sở cho việc đào tạo, sử dụng và thực hiện chính sách đối với công chức theo quy định.

đ. Xây dựng và trình Bộ quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch biên chế, tiền lương hàng năm cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ.

e. Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức thi tuyển, xét tuyển cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

g. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị thuộc Bộ.

5.4. Về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức:

a. Xây dựng, trình Bộ phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo đối với các Trường thuộc Bộ.

b. Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo Bộ quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho các trường và các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.

c. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Bộ và ngành Thương mại, kể cả việc cử cán bộ, công chức đi học tập ở trong nước và ngoài nước.

d. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước và của Bộ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ.

đ. Chủ trì thực hiện công tác xét tặng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú cho cán bộ, giáo viên trong các đơn vị thuộc Bộ.

5.5. Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ thực hiện công tác bảo vệ kinh tế, chính trị nội bộ; bảo vệ trật tự, an toàn tại cơ quan, đơn vị.

6. Tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động tìên lương, bảo vệ chính trị nội bộ theo sự phân công của Ban Cán sự và Lãnh đạo Bộ.

7. Thực hiện nghiên cứu khoa học về công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương.

8. Thực hiện nhiệm vụ thường trực: Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ, Hội đồng thi tuyển công chức, Hội đồng nâng lương, nâng ngạch, Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức cơ quan Bộ ...

9. Tổng hợp và báo cáo tình hình về công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, bảo vệ chính trị nội bộ theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ và các cơ quan liên quan.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao./

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA BỘ THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1595 /2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Thanh tra Bộ Thương mại ( gọi tắt là Thanh tra Bộ) là tổ chức thanh tra trực thuộc Bộ Thương mại và trong hệ thống Thanh tra Nhà nước, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quyền kiểm tra, thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thương mại; quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng tiêu cực của các đơn vị thuộc Bộ Thương mại theo quy định của Luật Thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh chống tham nhũng.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Xây dựng chương trình kế hoạch công tác thanh tra hàng năm của Bộ trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Tổ chức thanh tra theo định kỳ hoặc theo quyết định của Bộ trưởng việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với các tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ.

3. Thanh tra việc thực hiện các chính sách quản lý thương mại tại các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương.

4. Giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

5. Về phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực:

5.1. Chủ trì, phối hợp với các Vụ chức năng của Bộ, với cơ quan pháp luật đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

5.2. Tổng hợp tình hình về công tác phòng ngừa chống tham nhũng, tiêu cực trong các đơn vị thuộc Bộ để báo cáo Bộ trưởng..

6. Chỉ đạo công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra đối với các đơn vị thuộc Bộ và kiểm tra, đôn đốc thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng.

7. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chế độ quản lý và công tác tổ chức cán bộ của Bộ.

8. Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ làm công tác thanh tra trong ngành.

9. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo yêu cầu của Thanh tra Nhà nước.

10. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, chống tham nhũng và quản lý hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.

11. Thanh tra Bộ thực hiện quyền hạn theo quy định chung đối với hệ thống Thanh tra Nhà nước cụ thể là:

11.1. Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc thanh tra; yêu cầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra.

11.2. Trưng cầu giám định.

11.3. Yêu cầu đối tương thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời chất vấn của tổ chức thanh tra hoặc thanh tra viên.

11.4. Quyết định niêm phong tài liệu, kê biên tài sản khi có căn cứ để nhận định có vi phạm pháp luật; ra quyết định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp liên quan đến việc sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý.

11.5. Kiến nghị với Lãnh đạo Bộ đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

11.6. Đề xuất với Lãnh đạo Bộ tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ đối với người đang cộng tác với tổ chức thanh tra hoặc là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định gây cản trở cho việc tiến hành thanh tra; đối với quyết định nói trên của thủ trưởng cơ quan, đơn vị không thuộc quyền quản lý của Bộ thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

11.7. Kiến nghị Lãnh đạo Bộ cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác nhân viên nhà nước cố ý gây cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của tổ chức thanh tra hoặc thanh tra viên đối với các đối tượng do Bộ trưởng quyết định.

11.8. Kết luận, kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

11.9. Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm.

11.10. Tạm đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ kiến nghị, quyết định không đúng về công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị trực thuộc Bộ.

11.11. Kiến nghị với các bộ, ngành, địa phương và đơn vị giải quyết các vấn đề mà đoàn thanh tra, thanh tra viên kết luận, kiến nghị, xử lý.

12. Thanh tra Bộ được sử dụng cộng tác viên thanh tra, được sử dụng con dấu riêng trong hoạt động thanh tra, được trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ công tác thanh tra theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với công tác thanh tra.

13. Thanh tra Bộ thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao.

14. Thanh tra Bộ có trách nhiệm xây dựng Quy chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ trình Bộ trưởng quyết định./.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1595/2004/QĐ-BTM ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Văn phòng Bộ Thương mại (sau đây gọi tắt là Văn phòng Bộ) là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng tổng hợp và điều phối hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ, giúp Bộ trưởng và Thứ trưởng thường trực điều phối hoạt động của Lãnh đạo Bộ theo chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc; thực hiện công tác hành chính, quản trị, lễ tân, văn thư, lưu trữ; quản lý công tác báo chí, bảo đảm các điều kiện vật chất cho hoạt động của cơ quan Bộ Thương mại.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Giúp Bộ trưởng tổng hợp và điều phối hoạt động của các Vụ, cục thuộc Bộ, giúp Bộ trưởng và Thứ trưởng thường trực điều phối hoạt động của Lãnh đạo Bộ, cụ thể là:

1.1. Tổng hợp, xây dựng chương trình và kế hoạch công tác tháng, quý năm, chương trình hành động thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; theo dõi, đôn đốc, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; làm đầu mối phối hợp với các đơn vị để triển khai các hoạt động của Bộ.

1.2. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Quy chế làm việc của Bộ, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện Quy chế sau khi đã ban hành.

1.3. Thực hiện công tác thư ký tổng hợp giúp việc Lãnh đạo Bộ: xây dựng chương trình, lịch làm việc hàng tuần của lãnh đạo Bộ; phối hợp, đôn đốc các đơn vị liên quan thuộc Bộ chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ các cuộc họp, làm việc của Lãnh đạo Bộ; tổ chức ghi biên bản, thông báo nội dung và theo dõi việc thực hiện kết luận của Lãnh đạo Bộ tại các cuộc họp giao ban định kỳ và Hội nghị Thương mại toàn quốc.

 1.4. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ đề xuất những vấn đề về cơ chế, chính sách, pháp luật cần tổ chức nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình cải cách hành chính của Bộ và của Chính phủ.

1.5. Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các chỉ thị, quyết định của Bộ trưởng, việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo của Bộ và kiến nghị các giải pháp bảo đảm hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành.

1.6. Xây dựng và trình Bộ các dự án, đề án được phân công; tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và các chương trình công tác của Bộ theo định kỳ tuần, tháng, quý, 6 tháng và cả năm.

1.7. Đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đối với cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tường Chính phủ.

1.8. Giúp Lãnh đạo Bộ triển khai công tác cải cách hành chính trong Cơ quan Bộ.

1.9. Kiến nghị Lãnh đạo Bộ vấn đề phát sinh cần xử lý trong tờ trình của các cơ quan, đơn vị trong Bộ để xem xét giải quyết kịp thời.

1.10. Thực hiện sự phối hợp giữa Lãnh đạo Bộ với Ban Cán sự Đảng, với các cơ quan Đảng, đoàn thể quần chúng trong cơ quan Bộ và ngành Thương mại.

2. Công tác hành chính (văn thư, đánh máy, lưu trữ):

2.1. Tổ chức thực hiện công tác hành chính tại Cơ quan Bộ theo quy định, bao gồm:

- Tiếp nhận, chuyển giao, luân chuyển công văn đi, đến và quản lý việc sử dụng con dấu của Bộ và của Văn phòng Bộ theo quy định; kiểm tra và chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính đối với các văn bản do Bộ ban hành.

- Quản lý hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, fax) của cơ quan Bộ.

- Quản lý công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu của Cơ quan Bộ.

2.2. Tổ chức in ấn, đánh máy tài liệu phục vụ công tác của Bộ.

 2.3. Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ, thủ tục hành chính, giữ bí mật, bảo mật thông tin, tài liệu của Bộ.

3. Công tác quản trị, quản lý công sở, lễ tân, y tế:

3.1. Phụ trách công tác xây dựng cơ bản và sửa chữa trụ sở Cơ quan Bộ.

3.2. Xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa lớn trụ sở, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động của Cơ quan Bộ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thực hiện công tác bảo dưỡng tài sản của Cơ quan Bộ.

3.3. Tổ chức thực hiện công tác lễ tân, tiếp khách, chuẩn bị hậu cần phục vụ tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Bộ, các ngày lễ, tết.

3.4. Tổ chức thực hiện công tác quản trị, y tế Cơ quan Bộ; tổ chức phục vụ tại trụ sở làm việc, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết cho công tác và đời sống cán bộ nhân viên cơ quan Bộ.

3.5. Quản lý và sử dụng an toàn, có hiệu quả tài sản và phương tiện hiện có của cơ quan Bộ.

3.6. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.

3.7. Phối hợp với Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Tài chính kế toán xây dựng và trình Bộ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được duyệt phương án điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thuộc Bộ;

3.8. Thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, thường trực bảo vệ, bảo đảm trật tự an toàn cơ quan Bộ, công tác tự vệ và quân sự Cơ quan Bộ.

4. Công tác tài vụ:

4.1. Lập dự toán và tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán thu chi ngân sách cơ quan Bộ theo quy định; phân tích, đánh giá hiệu quả chi ngân sách cho các hoạt động của Cơ quan Bộ; quản lý quỹ tiền tệ và giải quyết các thủ tục về kinh phí phục vụ hoạt động của Cơ quan Bộ và các đoàn cán bộ của Bộ đi công tác trong, ngoài nước, khách nước ngoài vào làm việc với Bộ theo quy định.

4.2. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ tại mục 4.1 nói trên của Vụ Tài chính kế toán Bộ.

5. Công tác báo chí, tuyên truyền:

5.1. Giúp Bộ quản lý công tác tuyên truyền, báo chí, xuất bản trong lĩnh vực thương mại; làm đầu mối giúp Bộ trưởng tổ chức các cuộc họp báo và quan hệ với cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước.

5.2. Thực hiện việc điểm báo và thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ đối với các vấn đề báo chí đã nêu để các cơ quan liên quan kiểm tra, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

6. Quản lý Đoàn xe của Bộ.

7. Tham gia các Ban Chỉ đạo của Bộ về: công tác phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy, phòng chống ma tuý...tham gia với Thường trực thi đua Bộ về công tác thi đua khen thưởng của Bộ.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ được giao, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ cụ thể như sau:

1. Phòng Tổng hợp

2. Phòng Hành chính (trên cơ sở hợp nhất 02 Phòng Văn thư và Đánh máy)

3. Phòng Quản trị (trên cơ sở hợp nhất Phòng Quản trị và Trạm Y tế)

4. Phòng Lưu trữ - Tư liệu

5. Phòng Lễ tân

6. Phòng Tài vụ ( trên cơ sở đổi tên Phòng Kế toán)

7. Phòng Thi đua

8. Đoàn xe.

9. Văn phòng Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh (có con dấu và tài khoản riêng) gọi tắt là Văn phòng II.

Văn phòng Bộ được mở tài khoản và sử dụng con dấu riêng theo quy định để giao dịch thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.

Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm quy định nhiệm vụ, mối quan hệ của các tổ chức trực thuộc bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao./.