cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 2722/QĐ-BTC ngày 24/08/2004 Về phê duyệt chương trình, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 2722/QĐ-BTC
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
  • Ngày ban hành: 24-08-2004
  • Ngày có hiệu lực: 24-08-2004
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 16-11-2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1545 ngày (4 năm 2 tháng 25 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 16-11-2008
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 16-11-2008, Quyết định số 2722/QĐ-BTC ngày 24/08/2004 Về phê duyệt chương trình, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 87/2008/QĐ-BTC ngày 22/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2722/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

- Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002;

- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

- Căn cứ Quyết định số 21/2004/QĐ-BTC ngày 24 tháng 2 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế cấp, sử dụng và quản lý Thẻ thẩm định viên về giá;

- Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Giá,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt chương trình, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tài chính (Học viện Tài chính, trường Đại học bán công Marketing, trường Cao đẳng bán công quản trị kinh doanh) và các cơ sở, tổ chức đào tạo hợp pháp có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá căn cứ vào chương trình, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá quy định tại Điều 1 Quyết định này để biên soạn nội dung chi tiết, đồng thời tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá và cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Tuấn

 

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNG THẨM ĐỊNH GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2722/QĐ-BTC ngày 24/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt chương trình, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá)

Phần I

CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

Số TT

Tên chuyên đề

Số tiết học

A

Phần đào tạo lý thuyết

120

1

Chuyên đề 1. Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường

1. Phạm trù giá cả trong nền kinh tế thị trường

2. Cơ chế vận động của giá cả thị trường

3. Phân loại cơ cấu, các phương pháp xác định giá cả

4. Chi phí sản xuất, kinh doanh

5. Quản lý giá

10

2

Chuyên đề 2: Luật Kinh tế

1. Giới thiệu Pháp lệnh Giá

2. Giới thiệu Luật Đất đai

3. Giới thiệu Luật Kế toán và văn bản hướng dẫn

4. Giới thiệu các Luật thuế hiện nay

20

3

Chuyên đề 3: Vai trò, vị trí và sự phát triển nghề thẩm định giá trên thế giới và Việt Nam

1. Vai trò, vị trí, mục đích của thẩm định giá

2. Thực tiễn phát triển nghề thẩm định giá trên thế giới

3. Thực tiễn nghề thẩm định giá ở Việt Nam

05

4

Nguyên tắc và phương pháp định giá

1. Cơ sở giá trị của thẩm định giá

2. Các nguyên tắc thẩm định giá

3. Các phương pháp thẩm định giá

10

5

Chuyên đề 5: Tiêu chuẩn thẩm định giá

1. Giới thiệu về tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

2. Giới thiệu về tiêu chuẩn thẩm định giá ASEAN

3. Giới thiệu về tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam

05

6

Chuyên đề 6: Quy trình thẩm định giá

1. Mục đích, yêu cầu thẩm định giá

2. Lên kế hoạch thẩm định giá

3. Thu thập tài liệu

4. Phân tích tài liệu và vận dụng phương pháp thẩm định giá phù hợp để xác định kết quả thẩm định giá

5. Chuẩn bị và hoàn chỉnh báo cáo thẩm định giá

6. Báo cáo kết quả thẩm định giá

05

7

Chuyên đề 7: Thẩm định giá bất động sản

1. Tổng quan về thị trường bất động sản tại Việt Nam

2. Mục đích, yêu cầu và cơ sở thẩm định giá bất động sản

3. Tiêu chuẩn thẩm định giá bất động sản

4. Quy trình, phương pháp thẩm định giá bất động sản

20

8

Chuyên đề 8: Thẩm định giá máy móc, thiết bị

1. Tổng quan về thị trường máy móc thiết bị tại Việt Nam

2. Mục đích, yêu cầu và cơ sở thẩm định giá máy móc thiết bị

3. Tiêu chuẩn thẩm định giá máy móc thiết bị

4. Quy trình, phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị

20

9

Chuyên đề 9: Thẩm định giá trị doanh nghiệp

1. Tổng quan về giá trị doanh nghiệp và thực trạng giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam

2. Mục đích, yêu cầu và cơ sở thẩm định giá trị doanh nghiệp

3. Tiêu chuẩn thẩm định giá trị doanh nghiệp

4. Quy trình, phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp

20

10

Chuyên đề 10: Thông tin và ứng dụng tin học trong thẩm định giá

1. Vai trò của thông tin và ứng dụng tin học trong thẩm định giá

2. Các ứng dụng cụ thể của tin học vào thẩm định giá

05

B

Hướng dẫn thực hành thẩm định giá

40

 

1. Thực hành thẩm định giá tại các đơn vị thẩm định giá

25

 

2. Bài tập tình huống về thẩm định giá bất động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá trị doanh nghiệp

15

 

Phần II

ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

I. Đối tượng học viên

Mọi công dân Việt Nam có lý lịch rõ ràng, có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, giá cả, ngân hàng (trong nước hoặc nước ngoài) trở lên đều được tham gia học. Các đối tượng đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng không thuộc chuyên ngành kinh tế thì phải có thời gian làm việc trong các ngành kinh tế tối thiểu từ 5 năm trở lên.

II. Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả

1. Học viên phải bảo đảm thời gian học tối thiểu 90% theo quy định mới được dự kiểm tra và xét cấp chứng chỉ bồi dưỡng chuyên ngành thẩm định giá.

2. Hình thức kiểm tra:

Cuối khoá học có kiểm tra dưới dạng câu hỏi về lý thuyết và bài tập về thẩm định giá. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10.

3. Đánh giá kết quả:

Kết quả học tập được đánh giá theo kết quả kiểm tra cuối khoá:

- Trung bình: 5 - 6 điểm;

- Khá: 7 - 8 điểm;

- Giỏi: 9 - 10 điểm

Những học viên đạt 5 điểm trở lên được cấp chứng chỉ đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.