Quyết định số 52/2003/QĐ-BNN ngày 02/04/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về Khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới; Quy định về Đặt tên giống cây trồng mới (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 52/2003/QĐ-BNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngày ban hành: 02-04-2003
- Ngày có hiệu lực: 20-05-2003
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 16-04-2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1062 ngày (2 năm 11 tháng 2 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 16-04-2006
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2003/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V: BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KHẢO NGHIỆM VÀ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP MỚI; QUY ĐỊNH VỀ ĐẶT TÊN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 07/CP ngày 05 tháng 02 năm 1996 của Chính phủ “Về quản lý giống cây trồng”; Thông tư số 02/NN-KNKL/TT ngày 01 tháng 03 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành "Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 07/ CP của Chính phủ về quản lý giống cây trồng"; Thông tư số 62/2001/TT-BNN ngày 05 tháng 06 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành "Thông tư hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4 ngày 4 ngày 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005;
Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP, Cục trưởng Cục Khuyến nông - Khuyến lâm.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành:
- Quy định về Khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới;
- Quy định về Đặt tên giống cây trồng mới.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Những văn bản trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các Ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP, Cục trưởng Cục Khuyến nông - Khuyến lâm, Thủ trưởng và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
QUY ĐỊNH
VỀ KHẢO NGHIỆM VÀ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP MỚI
( Ban hành kèm theo Quyết định số52/2003/QĐ-/BNN ngày 02 tháng 4 năm 2003 )
Điều 1: Mục đích
1.1. Quy định này xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới, nhằm tăng cường quản lý nhà nước về công tác khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
1.2. Khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới nhằm xây dựng Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả và hạn chế thấp nhất rủi ro cho nông dân khi sử dụng giống mới.
Điều 2: Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
- Phạm vi áp dụng đối với tất cả các giống cây trồng nông nghiệp mới được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội, trước khi sản xuất đại trà phải được khảo nghiệm và công nhận để đưa vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.
Điều 3: Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Khảo nghiệm quốc gia (Official Testing): Là hình thức khảo nghiệm do các cơ quan chuyên môn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận hoặc chỉ định (gọi tắt là cơ quan khảo nghiệm) tiến hành đối với các giống cây trồng mới của mọi tổ chức, cá nhân theo quy phạm thống nhất.
3.2. Khảo nghiệm tác giả (Breeder Testing): Là hình thức khảo nghiệm do tổ chức, cá nhân tự thực hiện theo quy phạm thống nhất, dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
3.3. Khảo nghiệm DUS: Là quá trình đánh giá tính khác biệt (Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity), tính ổn định (Stability) của giống mới theo Quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loài cây trồng.
3.4. Khảo nghiệm VCU: Là quá trình đánh giá giá trị canh tác và sử dụng (Value of Cultivation and Use) của giống mới theo Quy phạm khảo nghiệm VCU đối với từng loài cây trồng. Giá trị canh tác và sử dụng của giống mới là các đặc tính liên quan đến năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, khả năng sản xuất hạt giống...
3.5. Giống công nhận tạm thời (trước đây gọi là giống khu vực hoá): Là giống cây trồng nông nghiệp mới đã qua khảo nghiệm quốc gia hoặc tác giả, đáp ứng tiêu chuẩn, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời.
3.6. Sản xuất thử: Là quá trình sản xuất với các giống đã được công nhận tạm thời trên diện tích nhất định trong điều kiện sản xuất đại trà.
3.7. Giống công nhận chính thức (trước đây gọi là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật): Giống cây trồng nông nghiệp mới đã qua sản xuất thử, đáp ứng tiêu chuẩn, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức.
Điều 4 : Hình thức khảo nghiệm
4.1 . Khảo nghiệm quốc gia: Các giống cây trồng thuộc các loài sau đây phải khảo nghiệm quốc gia:
- Cây lương thực: Lúa, ngô;
- Cây rau: Cà chua;
- Cây công nghiệp ngắn ngày: Lạc, đậu tương;
- Cây công nghiệp dài ngày: Chè, cà phê;
- Cây ăn quả: Cam, dứa.
4.2. Khảo nghiệm tác giả: Các giống cây trồng không thuộc các loài phải khảo nghiệm quốc gia (mục 4.1) được khảo nghiệm tác giả.
4.3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định bổ sung hoặc loại bỏ những loài cây trồng nông nghiệp trong danh mục phải khảo nghiệm quốc gia theo yêu cầu của sản xuất.
Điều 5 : Trình tự và thủ tục khảo nghiệm
Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân đăng ký khảo nghiệm
5.1. Với tổ chức và cá nhân đăng ký khảo nghiệm quốc gia
a) Nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm và các tài liệu khác có liên quan về Cục Khuyến nông - Khuyến lâm (mẫu 1).
b) Ký hợp đồng với cơ quan khảo nghiệm theo quy định hiện hành.
c) Nộp báo cáo kết quả khảo nghiệm về Vụ Khoa học Công nghệ & Chất lượng sản phẩm và cùng với đơn vị khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm trước Hội đồng Khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5.2. Với tổ chức và cá nhân đăng ký khảo nghiệm tác giả
a) Nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm và các tài liệu khác có liên quan về Cục Khuyến nông - Khuyến lâm (mẫu 1).
b) Thực hiện khảo nghiệm theo quy định hiện hành.
c) Nộp báo cáo kết quả khảo nghiệm về Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm và báo cáo kết quả khảo nghiệm trước Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5.3. Với tổ chức và cá nhân đăng ký khảo nghiệm các giống cây trồng chưa có Qui phạm khảo nghiệm
a) Tự xây dựng Qui trình khảo nghiệm và thống nhất với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương trước khi khảo nghiệm.
b) Nộp báo cáo kết quả khảo nghiệm về Vụ Khoa học Công nghệ & Chất lượng sản phẩm và báo cáo kết quả khảo nghiệm trước Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Điều 6: Trình tự và thủ tục sản xuất thử
Tổ chức, cá nhân có giống sản xuất thử thực hiện:
- Ký hợp đồng với các đơn vị, cá nhân tiến hành sản xuất thử;
- Báo cáo với Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TW, Sở Nông nghiệp và PTNT về diện tích và địa điểm sản xuất thử;
- Gửi báo cáo kết quả sản xuất thử về Vụ Khoa học Công nghệ - Chất lượng sản phẩm và báo cáo kết quả sản xuất thử trước Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Điều 7 : Trình tự thủ tục và tiêu chuẩn công nhận giống
7.1. Công nhận tạm thời
7.1.1. Trình tự thủ tục :
a) Giống mới qua khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn thì tổ chức, cá nhân có giống lập Hồ sơ xin công nhận tạm thời gửi cho Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin công nhận tạm thời;
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm của cơ quan khảo nghiệm.
- ý kiến của Cục Khuyến nông & Khuyến lâm
b) Căn cứ vào kết luận của Hội đồng Khoa học công nghệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định công nhận tạm thời giống cây trồng nông nghiệp mới.
c) Thời gian công nhận tạm thời tối đa không quá 3 vụ đối với cây ngắn ngày và không quá 3 vụ thu hoạch liên tiếp đối với cây dài ngày.
7.1.2. Tiêu chuẩn công nhận tạm thời:
a) Giống mới đáp ứng tiêu chuẩn về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định( DUS).
b) Giống mới có giá trị sử dụng và canh tác tốt hơn giống đối chứng, thể hiện ở ít nhất một trong số các mặt sau:
Năng suất cao hơn từ 10% trở lên hoặc
Chất lượng (dinh dưỡng, ăn uống, xuất khẩu, chế biến..) tốt hơn rõ rệt hoặc
Có những đặc tính nông học tốt như thời gian sinh trưởng phù hợp, kháng sâu bệnh, có khả năng chống đổ, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi (hạn, úng, nóng, lạnh, phèn, mặn ...), ...
c) Giống mới có tên gọi phù hợp với Quy định về đặt tên giống cây trồng mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
d) Diện tích để công nhận tạm thời đáp ứng quy định tại phụ lục 2.
7.2. Công nhận chính thức
7.2.1. Trình tự thủ tục
a) Giống công nhận tạm thời được phép sản xuất thử tại các vùng sinh thái phù hợp. Giống qua sản xuất thử đạt tiêu chuẩn thì tổ chức, cá nhân có giống lập Hồ sơ xin công nhận chính thức gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin công nhận chính thức;
- Báo cáo kết quả sản xuất thử và quy trình kỹ thuật;
- ý kiến của Cục Khuyến nông & Khuyến lâm
- ý kiến đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT nơi sản xuất thử;
- ý kiến của tổ chức, cá nhân khác (nếu có).
b) Giống mới có thể được đề nghị công nhận đặc cách nếu kết quả khảo nghiệm cho thấy giống đặc biệt xuất sắc hoặc sau khi công nhận tạm thời từ 1-2 vụ đối với cây ngắn ngày hoặc 1-2 vụ cho thu hoạch liên tiếp đối với cây dài ngày, giống đạt các tiêu chuẩn công nhận chính thức.
c) Căn cứ vào kết luận của Hội đồng Khoa học công nghệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới.
d) Tổ chức, cá nhân có giống sản xuất thử phải đền bù thiệt hại cho người sản xuất thử nếu do giống gây ra.
7.2.2. Tiêu chuẩn công nhận chính thức
a) Giống qua công nhận tạm thời vẫn thỏa mãn các tiêu chuẩn ở mục 7.1.2.
b) Diện tích sản xuất thử đáp ứng qui định tại phụ lục 3.
c) Sở Nông nghiệp và PTNT nơi sản xuất thử chấp nhận mở rộng vào sản xuất đại trà.
Điều 8 : Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan
8.1. Cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT
8.1.1. Cục Khuyến nông và Khuyến lâm: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin đăng ký khảo nghiệm; thẩm định hồ sơ, trả lời chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cấp giấy phép khảo nghiệm; giám sát quá trình khảo nghiệm, sản xuất thử với các giống cây trồng nông nghiệp mới.
8.1.2. Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP:
- Tiếp nhận hồ sơ kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử, tổ chức thẩm định và trình Bộ trưởng công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
8.1.3. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TW là cơ quan đầu mối về chuyên môn nghiệp vụ giúp Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP, Cục Khuyến nông và Khuyến lâm) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng mới. Hướng dẫn và giám sát tổ chức cá nhân thực hiện khảo nghiệm.
8.1.4. Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm thẩm định và tư vấn cho Bộ trưởng về việc công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
8.2. Sở Nông nghiệp và PTNT: Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá việc sản xuất thử giống cây trồng nông nghiệp mới trên địa bàn của địa phương mình.
Điều 9: Phí, lệ phí khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu giống cây trồng nông nghiệp mới khi đăng ký khảo nghiệm và công nhận giống phải nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành.
Điều 10: Điều khoản thi hành
Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới phải thực hiện đầy đủ quy định này. Nếu làm trái, gây hậu quả xấu cho sản xuất sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
PHỤ LỤC 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……………, ngày tháng năm 200
Đăng ký xin khảo nghiệm
Kính gửi : Cục Khuyến nông - Khuyến lâm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tên cơ quan, cá nhân đăng ký :
Địa chỉ :
Điện thoại : Fax : E-mail:
2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm:
3. Nguồn gốc của giống
4. Hình thức khảo nghiệm
5. Địa điểm khảo nghiệm
6. Thời gian khảo nghiệm
7. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm
Đơn vị, cá nhân đăng ký khảo nghiệm Thủ trưởng cơ quan
(ký và ghi rõ họ tên) ký tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC 2 TỔNG DIỆN TÍCH KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT TỐI ĐA
STT | Loài cây trồng | Diện tích (ha) |
1 | Cây lương thực và cây thực phẩm- Lúa, ngô - Cây khác |
100 50
|
2 | Cây công nghiệp ngắn ngày- Lạc, đậu tương, bông - Đậu xanh , mía - Cây khác
|
50 20 10 |
3 | Cây công nghiệp dài ngày- Chè, cà phê, cao su, tiêu, điều, ca cao - Cây khác |
10
5
|
4 | Cây ăn quả- Xoài, sầu riêng, nhãn, vải, cam, bưởi - Cây khác |
10
5
|
5 | Cây rau- Cà chua, dưa hấu, cải bắp - Cây khác |
10 5
|
6 | Cây hoa | 5
|
Phụ lục 3 Diện tích sản xuất thử
STT | Loài cây trồng
| Diện tích | |
Tối thiểu (ha) | Tối đa (ha) | ||
1 | Cây lương thực và thực phẩm - Lúa thâm canh - Lúa vùng khó khăn - Lúa đặc sản - Ngô làm lương thực - Ngô rau, ngô ngọt, ngô nếp - Khoai lang, sắn - Khoai tây - Cây kh¸c |
3000 500 500 1000 200 200 100 50
|
6000 1000 1000 2000 400 400 200 100
|
2 | Cây công nghiệp ngắn ngày- Lạc, đậu tương, bông - Đậu xanh, mía - Vừng, hướng dương - Cây kh¸c |
200 100 50 25
|
400 200 100 50 |
3 | Cây công nghiệp dài ngày - Chè, cà phê, cao su, tiêu, điều, ca cao - Cây kh¸c |
50
25 |
100
50
|
4 | Cây ăn quả - Xoài, sâu riêng, nhãn, vải, cam, bưởi - Cây kh¸c |
10
5
|
20
10 |
5 | Cây rau - Cà chua - Dưa hấu - Dưa chuột, cải bắp… - Cây kh¸c |
200 100 50 25
|
400 200 100 50 |
6 | Cây hoa | 20
| 40 |
BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ***** | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ***** |
QUY ĐỊNH VỀ ĐẶT TÊN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
( Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2003/QĐ/BNN
ngày 02 tháng 4 năm 2003 )
Điều 1: Mục đích
Quy định này nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với giống cây trồng nông lâm nghiệp; hạn chế việc đặt tên và sử dụng tên gọi tuỳ tiện nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người chọn tạo giống mới, người sản xuất kinh doanh giống và nông dân khi sử dụng giống mới.
Điều 2: Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng bắt buộc đối với tất cả các giống cây trồng nông, lâm nghiệp mới của mọi tổ chức cá nhân chọn tạo trong nước hoặc nhập nội trước khi đưa ra sản xuất.
Điều 3: Nguyên tắc đặt tên giống cây trồng mới
3.1. Mỗi giống cây trồng mới khi đưa ra sản xuất chỉ có duy nhất một tên gọi phù hợp theo quy định này.
3.2. Tên giống phải dễ dàng phân biệt với tên của các giống khác cùng loài.
3.3. Các kiểu đặt tên dưới đây không được chấp nhận:
a) Chỉ bao gồm bằng các chữ số;
b) Vi phạm đạo đức xã hội;
c) Dễ gây hiểu nhầm đối với các đặc trưng của giống hoặc lai lịch của tác giả;
d) Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ cho sản phẩm; trùng hoặc tương tự với sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó.
3.4. Các cơ quan nghiên cứu có thể có quy định đặt tên nội bộ mang đặc trưng riêng của đơn vị , nhưng không được trái quy định này.
3.5. Các giống nhập nội, nếu không có tác động nào làm thay đổi bản chất di truyền so với vật liệu ban đầu thì phải lấy nguyên tên gốc của giống khi nhập, trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3.6. Tên các nguồn gen cây trồng, các vật liệu chọn tạo giống mới, các dòng bố mẹ của giống mới cũng phải thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Điều 4 : Trình tự thủ tục đặt tên giống
4.1. Tên giống cây trồng mới do tổ chức, cá nhân sở hữu giống mới đưa ra và trình cho tổ chức có liên quan dưới đây:
a) Đối với giống cây trồng nông nghiệp
Các giống cây trồng nông nghiệp phải khảo nghiệm: Tên giống được trình cho Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm khi nộp Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm.
b) Đối với giống cây trồng lâm nghiệp: Tên giống được trình cho Vụ Khoa học công nghệ và CLSP trước khi xét công nhận (theo Tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp số 124/1998/QĐ/BNN/KHCN, ngày 31 tháng 8 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
c) Đối với các giống cây trồng nông, lâm nghiệp mới xin bảo hộ: Tổ chức cá nhân sở hữu giống mới đệ trình tên giống cho Văn phòng bảo hộ khi nộp Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ (theo Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định về Bảo hộ giống cây trồng mới, số 119/2001/TT-BNN ngày 21/12/2001).
4.2. Sau khi kiểm tra nếu thấy tên giống không phù hợp với Điều 3 nêu trên, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người nộp hồ sơ biết. Người nộp hồ sơ có trách nhiệm đặt tên khác chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu quá thời hạn trên hoặc tên giống sau khi thay đổi vẫn không phù hợp thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có quyền từ chối xem xét hồ sơ đó.
4.3. Hội đồng Khoa học chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phê duyệt tên giống khi xét công nhận giống tạm thời. Tên này sẽ công bố trên tạp chí chuyên ngành. Tên giống khi được công bố sẽ là tên chính thức của giống mới, không ai được phép tự thay đổi và sử dụng tùy tiện.
Điều 5. Chức năng nhiệm vụ của tổ chức có liên quan
5.1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao:
a) Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượng sản phẩm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tên giống cây trồng trên cả nước.
b) Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TƯ là cơ quan đầu mối về chuyên môn nghiệp vụ giúp Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP) quản lý thống nhất tên giống cây trồng trên cả nước.
5.2. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về tên giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, thành phố theo sự phân cấp của Bộ Nông nghiệp và PTNT, phù hợp với quy định này.
Điều 6. Điều khoản thi hành
Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao phải thực hiện nghiêm quy định này. Nếu làm trái gây hậu quả xấu cho sản xuất sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luât.