Quyết định số 208/2003/QĐ-NHNN ngày 10/03/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ban hành Quy chế xét tặng huy chương vì sự nghiệp ngân hàng Việt Nam (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 208/2003/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Ngày ban hành: 10-03-2003
- Ngày có hiệu lực: 03-05-2003
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 07-03-2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 674 ngày (1 năm 10 tháng 9 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 07-03-2005
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 208/2003/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 208/2003/QĐ-NHNN NGÀY 10 THÁNG 3 NĂM 2003 VỀ VIỆC, BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG HUY CHƯƠNG "VÌ SỰ NGHIỆP NGÂN HÀNG VIỆT NAM"
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Để ghi nhận công lao của các cá nhân có nhiều đóng góp xây dựng và phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế xét tặng Huy chương "Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, thay thế Quyết định số 233/2000/QĐ-NHNN9 ngày 25/7/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quy chế xét tặng thưởng Huy chương "Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Năm" và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Lê Đức Thuý (Đã ký) |
QUY CHẾ
XÉT TẶNG HUY CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP NGÂN HÀNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 208/2003/QĐ-NHNN ngày 10/3/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Huy chương "Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam" (gọi tắt là Huy chương) là hình thức tặng thưởng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để ghi nhận sự cống hiến của các cá nhân trong và ngoài ngành Ngân hàng đã có thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam.
Điều 2. Huy chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân và được trao tặng hàng năm nhân ngày kỷ niệm thành lập Ngành (ngày 6 tháng 5).
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TẶNG HUY CHƯƠNG "VÌ SỰ NGHIỆP NGÂN HÀNG VIỆT NAM"
Điều 3. Đối tượng được xét tặng Huy chương gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (sau đây gọi là cán bộ) đã và đang làm việc trong ngành Ngân hàng (kể cả những người đã mất);
2. Người ngoài ngành Ngân hàng (kể cả người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam).
Điều 4. Tiêu chuẩn xét tặng Huy chương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Ngân hàng.
1. Tiêu chuẩn chung: Có thời gian công tác trong ngành Ngân hàng dủ 25 năm đối với nam và 20 năm đối với nữ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật đảng và kỷ luật chính quyền).
2. Một số trường hợp cụ thể:
a. Những người đương nhiên được tặng hoặc được truy tặng Huy chương gồm: Cán bộ Ngân hàng đã hy sinh được công nhận là liệt sĩ, cán bộ tham gia Ban trù bị thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, cán bộ Ngân hàng tham gia chiến trường B từ 1968 về trước, cán bộ Ngân hàng được Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu cao quý như: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập các hạng; Anh hùng Lao động và các đồng chí là Lãnh đạo Ngân hàng nhà nước;
b. Cán bộ được ưu tiên xét tặng Huy chương là cán bộ công tác trong ngành Ngân hàng từ ngày 6/5/1951 đến ngày 7/5/1954 và có thời gian công tác liên tục đủ 10 năm khi xét. Cán bộ Ngân hàng tham gia chiến trường B, C, K đến 30/4/1975 thì thời gian công tác được nhân hệ số 2 (một năm bằng 2 năm) khi xét;
c. Cán bộ trước đây công tác trong ngành Ngân hàng được cử đi bộ đội, thanh niên xung phong, đi học hoặc chuyển sang các ngành khác công tác sau đó tiếp tục về lại ngành Ngân hàng thì thời gian đó được tính là thời gian công tác liên tục trong ngành Ngân hàng khi xét,
3. Những người bị kỷ luật dưới mức cảnh cáo chỉ được xét tặng khi có quyết định xoá án kỷ luật, thời gian bị kỷ luật không được tính khi xét tặng.
Điều 5. Tiêu chuẩn xét tặng Huy chương đối với người ngoài ngành Ngân hàng:
Người ngoài ngành Ngân hàng phải là người có những đóng góp trực tiếp, thiết thực cụ thể vào hoạt động Ngân hàng
Điều 6. Các trường hợp chưa xét tặng Huy chương:
1. Những người bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;
2. Những người đang bị cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến các vụ án mà chưa có kết luận của cơ quan pháp luật,
3. Những người đã và đang chấp hành hình phạt: tù giam, án treo hoặc quản chế
Các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 điều này chỉ được xem xét khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền thông báo minh oan.
Điều 7. Các trường hợp đặc biệt và các trường hợp mang tính ngoại giao do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tặng thưởng.
Điều 8. Quyền lợi của người được tặng Huy chương
Người được tặng Huy chương được nhận Huy chương và giấy chứng nhận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Chương 3:
QUY TRÌNH, HỒ SƠ VÀ THỜI GIAN XÉT TẶNG HUY CHƯƠNG "VÌ SỰ NGHIỆP NGÂN HÀNG VIỆT NAM"
Điều 9. Việc đề nghị tặng Huy chương đối với cán bộ đã và dang làm việc trong ngành Ngân hàng:
Thủ trưởng các đơn vị nơi quản lý cán bộ (kể cả cán bộ đã nghỉ hưu, đã mất hoặc đã chuyển công tác) lập tờ trình kèm hồ sơ những trường hợp đủ tiêu chuẩn, đúng đối tượng theo quy định trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xét tặng Huy chương cho cá nhân thuộc đơn vị mình.
Điều 10. Việc đề nghị tặng Huy chương đối với người ngoài ngành Ngân hàng (kể cả người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam):
1. Đối với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương do Văn phòng ngân hàng Nhà nước đề nghị.
2. Đối với các đồng chí lãnh đạo các đoàn thể ở Trung ương, cán bộ, chuyên viên các Bộ, Ban, Ngành, người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài do Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị có quan hệ công tác trực tiếp đề nghị.
3. Đối với các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố đề nghị.
Điều 11. Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp hồ sơ đề nghị xét tặng Huy chương trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Điều 12. Hồ sơ đề nghị xét tặng Huy chương đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Ngân hàng gồm:
1. Tờ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước của Thủ trưởng đơn vị (ký tên đóng dấu, theo mẫu biểu số 1 đính kèm).
2. Bảng kê khai quá trình công tác của cá nhân (theo mẫu biểu số 02 đính kèm), có kiểm tra và xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.
3. Bảng tổng hợp kê khai của đơn vị (theo mẫu biểu số 3 đính kèm).
4. Các tài liệu khác (nếu có).
Điều 13. Hồ sơ đề nghị xét tặng Huy chương đối với người ngoài ngành Ngân hàng gồm:
1. Tờ trình đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước của Thủ trưởng đơn vị (ký tên đóng dấu theo mẫu biểu số 01 đính kèm).
2. Bản tóm tắt thành tích công lao đóng góp đối với sự nghiệp phát triển Ngân hàng Việt Nam (theo mẫu biểu số 04 đính kèm).
3. Các tài liệu khác (nếu có).
Điều 14. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp toàn hệ thống (đơn vị) kèm hồ sơ theo quy định trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc đề nghị tặng thưởng Huy chương cho các trường hợp do mình đề nghị.
Điều 15. Thời gian xét tặng Huy chương
1. Việc xét tặng Huy chương thực hiện vào tháng 4 hàng năm. Việc công bố và trao tặng tiến hành nhân kỷ niệm ngày thành lập ngành 6/5 hàng năm.
2 . Các trường hợp đặc biệt, đột xuất và ngoại giao được công bố và trao tặng sau khi có quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Chương 4:
TỔ CHỨC TRAO TẶNG HUY CHƯƠNG "VÌ SỰ NGHIỆP NGÂN HÀNG VIỆT NAM"
Điều 16. Tổ chức trao tặng Huy chương
1. Thủ trưởng đơn vị (đơn vị trình) có trách nhiệm tổ chức trang trọng lễ trao tặng Huy chương cho người được tặng thưởng.
2. Đối với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương, người nước ngoài thuộc các tổ chức Tài chính, Tiền tệ quốc tế do Văn phòng Ngân hàng Nhà nước tổ chức, lãnh đạo Ngành trực tiếp trao tặng.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 17. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống dốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
Mẫu số 01/HĐTĐ
VIỆT NAM Tên đơn vị.... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ...., ngày... tháng... năm 200... |
TỜ TRÌNH
VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG HUY CHƯƠNG
"VÌ SỰ NGHIỆP NGÂN HÀNG VIỆT NAM"
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(Qua vụ Tổ chức cán bộ & Đào tạo).
Căn cứ đối tượng tiêu chuẩn quy định tại Quy chế xét tặng Huy chương "Vì Sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam" ban hành kèm theo Quyết định số.../QĐ-NHNN ngày.../.../2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đơn vị)... kính đề nghị Thống đốc NHNN xét tặng Huy chương "Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam" cho..... người, có danh sách và bảng khai thành tích cá nhân đính kèm; Cụ thể:
1/ Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc..... người
2/ Cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu, chế độ..... người (nếu có)
3/ Cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển công tác......người (nếu có)
4/ Cán bộ, công chức, viên chức đề nghị truy tặng..... người (nếu có)
5/ Cán bộ, ngoài ngành Ngân hàng........ người (nếu có)
Các trường hợp trên đơn vị đã kiểm tra, đúng đối tượng, đủ tiêu chuẩn theo quy định
(Đơn vị)... trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xét quyết định.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Ký tên đóng dấu
(Ghi rõ họ tên)