cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 04/2003/QĐ-BGDĐT ngày 17/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi Quy định về làm đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 Trung học Phổ thông theo Quyết định 01/2000/QĐ-BGDĐT (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 04/2003/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Ngày ban hành: 17-01-2003
  • Ngày có hiệu lực: 01-02-2003
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 18-01-2007
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1447 ngày (3 năm 11 tháng 22 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 18-01-2007
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 18-01-2007, Quyết định số 04/2003/QĐ-BGDĐT ngày 17/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi Quy định về làm đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 Trung học Phổ thông theo Quyết định 01/2000/QĐ-BGDĐT (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế chọn học sinh giỏi (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2003/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY ĐỊNH VỀ LÀM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 01/2000/QĐ-BGDĐT NGÀY 24/01/2000 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo đục và Đào tạo; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông,

 QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi một số điều trong Quy định về làm đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 01/2000/QĐ-BGDĐT ngày 24/1/000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

 1. Khoản 2 Điều 1 được sửa đổi như sau: Phạm vi của nội dung đề thi:

Theo quy định trong Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông hiện hành.

 2. Điều 2 được sửa đổi như sau: Tính bí mật của đề thi

 1. Đề thi học sinh giỏi quốc gia là tài liệu mật thuộc danh mục tài liệu mật quốc gia quy định tại Quyết định số 81/TTg ngày 02/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục bí mật nhà nước trong ngành giáo dục và đào tạo.

 2. Các thành viên tiếp xúc với đề thi và hướng dẫn chấm, kể cả người được mời đọc góp ý đề thi (nếu có) phải cách ly triệt để với môi trường bên ngoài từ lúc vào khu vực làm đề thi cho đến khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi

 3. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau: Uỷ viên soạn thảo đề thi

 a) Các ủy viên soạn thảo đề thi là các chuyên gia khoa học, chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên ở các cơ quan trung ương và trường đại học, có phẩm chất đạo đức tốt và uy tín khoa học cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, không thuộc biên chế giảng dạy hoặc hợp đồng thỉnh giảng ở khối lớp hoặc trường trung học phổ thông (kể cả chuyên và không chuyên), không tham gia luyện học sinh các đội tuyển dự thi học sinh giỏi dưới bất kỳ hình thức nào.

 b) Ủy viên soạn thảo đề thi có nhiệm vụ: soạn thảo các đề thi và hướng dẫn chấm; nhân bản đề thi đã được duyệt (kể cả sao bằng đối với các môn ngoại ngữ); vào bì và niêm phong bì đề môn thi; đọc lại đề thi; kiểm tra bằng (với các môn ngoại ngữ); tham gia vào bì chung và làm một số việc khác theo sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng.

 c) Mỗi môn thi có 1 tổ soạn thảo đề thi, gồm từ 2 đến 3 ủy viên (trong đó có 1 tổ trưởng)

 4. Thêm khoản 9 vào sau khoản 8 Điều 5 như sau:

Những người có con đẻ, em ruột, em vợ hoặc em chồng, người được giảm hộ hoặc người được đỡ đầu, dự kỳ thi sẽ không được tham gia Hội đồng soạn thảo đề thi của năm mở kỳ thi:

 5. Khoản 3 Điều 6 được sửa đổi như sau: Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên soạn thảo đề thi các thư ký Hội đồng, người phụ nách máy tính, người đánh máy và in đề thi thực hiện nhiệm vụ được giao theo lề lối làm việc quy định tại Chương III của Quy định này

 6. Hủy bỏ khoản 4 và khoản 5 của Điều 6

 7. Điều 7 được sửa đổi như sau: Địa điểm làm việc, cơ sở vật chất và thiết bị

 1. Địa điểm làm việc của Hội đồng soạn thảo đề thi được đặt tại một khu vực riêng biệt (sau đây gọi là khu vực làm đề thi) do Chủ tịch Hội đồng quyết định: Khu vực làm đề thi phải có đủ tiện nghi làm việc, sinh hoạt, biệt lập, bảo đảm an toàn và thuận tiện cho công tác bảo vệ an ninh.

Các phòng làm việc, ở, ăn, bảo vệ tại khu vực làm đề thi đều phải có cửa và khóa chắc chắn, cửa sổ có chốt cài; phòng làm việc có tủ và khóa tủ.

 2. Các máy tính, máy in, máy ghi âm, máy sao băng, máy cassette, băng cassette phải được kiểm tra (trước khi bàn giao cho các tổ làm việc); đảm bảo cho các thiết bị này hoạt động tất và không chứa bất kỳ thông tin nào có liên quan tới đề thi.

 3. Toàn bộ khu vực làm đề thi chỉ sử dụng 1 máy điện thoại cố định đặt tại phòng bảo vệ

 8. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi như sau: "Việc soạn thảo đề thi và hướng dẫn chấm phải được thực hiện trên máy tính. Tổ soạn thảo đề thi tiến hành soạn thảo mới hoặc từ các đề thi đề xuất tuyển chọn, sửa đổi thành các đề thi để trình Chủ tịch hội đồng duyệt ký (kể cả nội dung thi nghe hiểu đối với các môn ngoại ngữ): ứng với mỗi ngày thi, mỗi bảng thi, mỗi môn thi, phải trình ít nhất 2 đề thi (có hướng dẫn chấm kèm theo) để Chủ tịch Hội đồng lựa chọn; phải báo cáo đầy đủ về quan điểm, nội dung cơ bản của đề thi, đặc biệt cần nói rõ nội dung nào được soạn thảo từ đề thi đề xuất và nội dung nào hoàn toàn mới (không liên quan đến các đề thi đề xuất)".

 9. Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi như sau:

 "a) Nếu thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời chuyên gia đến khu vực làm đề thi để đọc góp ý cho đề thi trước khi ký duyệt. Trong trường hợp này, các chuyền gia được mời cũng phải cách ly triệt để từ lúc vào khu vực làm đề thi cho tới kỳ thi xong môn cuối cùng của kỳ thi và chịu trách nhiệm giữ bí mật đề thi và hướng dẫn chấm đã tiếp xúc như thành viên của Hội đồng có tiếp xúc với đề thi. Những người có con đẻ, em ruột, em vợ hoặc em chồng, người được giám hộ hoặc người được đỡ đầu, dự kỳ thi sẽ không được mời tham gia đọc góp ý đề thi.

 b) Trên cơ sở những đề thi (kèm theo hướng dẫn chấm) do tổ soạn thảo đề thi đề nghị và ý kiến của người được mời đọc góp ý (nếu có), Chủ tịch Hội đồng cân nhắc và quyết định lựa chọn những đề thi của môn thi dùng cho kỳ thi (gồm các đề thi chính thức và các đề thi dự bị theo quy định); khi chưa quyết định, Chủ tịch Hội đồng có thể yêu cầu tổ soạn thảo đề thi sửa đổi hoặc soạn thảo lại".

 10. Điểm c khoản 1 Điều 13 được sửa đổi như sau:

"Việc vào bì chung được thực hiện theo sự điều hành của" Chủ tịch hội đồng".

 11. Khoản 3 Điều 13 được sửa đổi như sau.

"Việc chuyển đề thi đi bưu điện gửi địa phương: 

 a) Khi chuyển các gói đề thi ra khỏi khu vực làm đề thi, phải làm biên bản giao nhận. Biên bản phải có đủ các chữ ký sau: bên giao (đại diện lãnh đạo Hội đồng), bên nhận (đại diện tổ thư ký) và bên làm chứng (đại diện tổ bảo vệ).

 b) Khi chuyển các gói đề thi đi bưu điện gửi địa phương, phải có ít nhất 01 người của lực lượng an ninh đi cùng. Người của lực lượng an ninh do cơ quan công an cử theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người của lực lượng an ninh tham gia bảo vệ đề thi từ lúc bắt đầu dời khỏi khu vực làm đề thi cho đến khi gửi xong các bưu gửi đề thi tại bưu điện".

 12. Điều 15 được sửa đổi như sau:

"Thời gian làm việc

 1. Một số thời điểm chính:

 a) Các thành viên Hội đồng tập kết vào khu vực làm đề thi: trước ngày đầu tiên thi đề chính thức ít nhất là 13 ngày.

 b) Chuyển đề thi chính thức đi bưu điện: Trước ngày đầu tiên thi đề chính thức ít nhất là 4 ngày. 

 c) Chuyển đề thi dự bị đề bưu điện: Trước ngày đầu tiên thi đề chính thức là 2 ngày.

Tổng thời gian cách ly kể cả 2 ngày trực thi ít nhất là 15 ngày. 

 2. Lịch chi tiết vế thời lượng từng công việc sẽ do Chủ tịch Hội đồng quy định 

 13. Điều 16 được sửa đổi như sau. Các quy định về bảo mật khi soạn thảo đề thi và hướng dẫn chấm

 1. Những người có tiếp xúc với đề 1 môn thi, chỉ bao gồm: Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên của tổ soạn thảo đề thi, người được mời đọc góp ý đề thi (nếu có), người đánh máy đề thi (nếu được phân công).

 2. Mỗi tổ soạn thảo đề thi làm việc trong 1 phòng riêng. Người của tổ này không vào phòng làm việc của tổ khác và không cho người của tổ khác vào phòng làm việc của tổ mình.

 3. Khi cả tổ dời khỏi phòng làm việc, phải cất hết tài liệu vào tủ và khóa tủ, đóng và cài chất các cửa, khóa và niêm phong cửa phòng làm việc.

 4. Khi thấy có dấu hiệu bị phá hủy hoặc đã bị mất niêm phong cửa phòng làm việc, phải lập tức mời tổ trưởng bảo vệ đến chứng kiến và lập biên bản; đồng thời báo cáo ngay với lãnh đạo Hội đồng để có biện pháp xử lý.

 5. Các đề thi và hướng dẫn chấm (in trên giấy, băng thi nghe hiểu) trình để duyệt ký phải được bàn giao trực tiếp. Việc đọc góp ý đề thi (nếu có) được thực hiện tại phòng làm việc của tổ soạn thảo đề thi. Việc duyệt ký đề thi được thực hiện tại phòng làm việc của tổ soạn thảo đề thi hoặc phòng làm việc của Chủ tịch Hội đồng.

 6. Không đốt hủy bất cứ giấy tờ gì có liên quan đến đề thi mà phải bảo quản ở tủ đặt tại phòng làm việc của tổ.

 7. Máy tính, máy in ở phòng làm việc của tổ nào do tổ đó quản lý không được di chuyển máy tính từ tổ này sang tổ khác. Trường hợp máy tính hỏng, đã sửa chữa mà vẫn không được thì tổ soạn thảo đề thì phải niêm phong máy tính hỏng để bảo quản tại phòng làm việc; sau đó nhận máy tính tính khác do người phụ trách máy tính bàn giao.

 8. Thành viên của tổ không được tiết lộ nội dung công việc của cá nhân, của tổ với bất ký ai ngoài tổ. Thành viên của Hội đồng không được tiết lộ với bất cứ ai ngoài Hội đồng về địa điểm, số điện thoại của khu vực làm đề thi.

 9. Khi vào khu vực làm đề thi, mọi thành viên Hội đồng cũng như người được mời đọc góp ý đề thi (nếu có) đều không được mang theo máy điện thoại di động. Hạn chế tối đa việc liên hệ với bên ngoài. Trường hợp thật cần thiết phải liên lạc với bên ngoài thì phải báo cáo với lãnh đạo Hội đồng về nội dung cần đàm thoại. Sau khi được lãnh đạo Hội đồng đồng ý, mới thực hiện cuộc đàm thoại (bằng máy cố định). Khi đàm thoại, phải có sự chứng kiến của người thường trực của tổ bảo vệ. Người thường trực ghi chi tiết nội dung mà người gọi điện thoại đã nói với bên ngoài; sau đó ghi họ và tên của người gọi và người nhận điện thoại rồi ký xác nhận vào sổ trực.

 10. Hạn chế việc chuyển thư từ, vật dụng ra ngoài khu vực làm đề thi. Trường hợp thật cần thiết phải chuyển các vật dụng, thư từ ra ngoài thì không được gói kín và phải thông qua người thường trực tổ bảo vệ. Người thường trực ghi rõ nội dung cần chuyển, họ và tên người gửi và người nhận rồi ký xác nhận vào sổ trực".

 14. Điều 18 được sửa ầổi như sau: "Bảo vệ khu vực làm đề thi

 1. Tổ bảo vệ

 a) Tổ bảo vệ có từ 3 đến 5 người (trong đó có 1 tổ trưởng) gồm lực lượng bảo vệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo cử và lực lượng của cơ quan an ninh do cơ quan công an cử theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Danh sách tổ bảo vệ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

 b) Tổ bảo vệ có nhiệm vụ;

Giám sát thực hiện việc cách ly của các người phải cách ly trong suất thời gian từ lúc bắt đầu vào khu vực làm đề thi cho đến khi thi xong môn cuối cùng của kỳ, thi;

Phối hợp với lực lượng an ninh địa phương tổ chức bảo vệ vòng ngoài của khu vực làm đề thi. 

 2. Các việc cụ thể của tổ bảo vệ tại khu vực làm đề thi 

 a) Cử người thường xuyên cảnh giới và giám sát bên ngoài khu vực làm đề thi.

 b) Cử người thường trực 24/24 giờ trong ngay.

Người thường trực có nhiệm vụ: giám sát việc thực hiện cách ly, ngăn chặn và phát hiện các vi phạm quy định về cách ly của những người phải cách ly; giám sát và ghi chép nội dung, họ và tên người liên lạc điện thoại với bên ngoài; ghi sổ trực và bàn giao khi hết ca trực; làm các biên bản bất thường (nếu có).

 c) Liên hệ với lực lượng an ninh địa phương để có sự giúp đỡ và tổ chức bảo vệ vòng ngoài khu vực làm đề thi".

 15. Điều 19 được sửa đồi như sau:

Bảo quản, lưu giữ hồ sơ, đề thi, hướng dẫn chấm và thiết bị sau khi thi xong

Sau khi thi xong, việc vận chuyển và bảo quản các hồ sơ, đề thi, hướng dẫn chấm và các thiết bị sẽ do Chủ tịch Hội đồng quyết định".

 16. Điều 20 được sửa đổi như sau: Trong thời gian tập trung làm việc, các thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi thuộc quyền điều hành của Chủ tịch Hội đồng, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, được chăm sóc về đời sống vật chất và tinh thần, được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo công việc được giao và theo chế độ hiện hành của Nhà nước".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và tài chính, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông, Thủ trưởng các cơ quan hữu quan thuộc Bộ, các thành viên trong Hội đồng soạn thảo đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông, người được mời đọc góp ý đề thi, thành viên tổ bảo vệ khu vực làm đề thi và người bảo vệ khi vận chuyển đề thi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Minh Hiển