cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 1823/2002/QĐ-UB ngày 10/10/2002 Thành lập Chi cục Bảo vệ và Phát triển thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 1823/2002/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Ngày ban hành: 10-10-2002
  • Ngày có hiệu lực: 10-10-2002
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 23-12-2004
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 805 ngày (2 năm 2 tháng 15 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 23-12-2004
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 23-12-2004, Quyết định số 1823/2002/QĐ-UB ngày 10/10/2002 Thành lập Chi cục Bảo vệ và Phát triển thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 3163/QĐ-UB ngày 23/12/2004 Về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1823/2002/QĐ-UB

Ninh Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V: THÀNH LẬP CHI CỤC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.

- Thực hiện chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2002 - 2005 của UBND tỉnh.

- Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh tại Tờ trình số: 624/TT-TCCQ ngày 03/10/2002, về việc Thành lập Chi cục Bảo vệ và Phát triển thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Chi cục Bảo vệ và Phát triển thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Phòng Thủy sản và bộ phận Khuyến ngư thuộc Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Điều 2. Ban hành kèm theo quyết định này là bản Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của Chi cục Bảo vệ và Phát triển thuỷ sản.

Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Chi cục Bảo vệ và Phát triển thủy sản căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- TT Tỉnh uỷ (Để B/c)
- TT HĐND tỉnh (Để B/c)
- Lưu VT, VP7, VP3
 D/46

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Hùng

 

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ CỦA CHI CỤC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1823/2002/QĐ-UB ngày 10/10/2002 của UBND tỉnh Ninh Bình)

I. Chức năng:

Chi cục Bảo vệ và Phát triển thủy sản là cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT quản lý Nhà nước các lĩnh vực: Bảo vệ và Phát triển thuỷ sản, đồng thời chịu sự hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản về chuyên môn, nghiệp vụ.

Chi cục Bảo vệ và Phát triển thủy sản có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, là đơn vị dự toán cấp I.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Bảo vệ và Phát triển thủy sản:

1) Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về nuôi trồng, khai thác, phát triển thuỷ sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Theo dõi, tổng hợp báo cáo về bảo vệ và phát triển thủy sản theo quy định.

2) Xây dựng kế hoạch hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật về thủy sản, chỉ đạo thực hiện các chương trình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và bảo vệ, phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh.

3) Hướng dẫn các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện nghề cá và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thú y thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

4) Giúp Giám đốc Sở thẩm định các dự án đầu tư phát triển thuỷ sản của các tổ chức, cá nhân và quản lý các dự án đầu tư phát triển thủy sản.

5) Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động nghề cá, thú y thuỷ sản cho các cá nhân, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

6) Thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn cho người và phương tiện làm nghề cá.

7) Tổ chức thực hiện công tác khuyến ngư: Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ, thông tin, tuyên truyền phổ biến, bồi dưỡng kiến thức về nuôi trồng, khai thác, phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

8) Đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền đánh cá theo phân cấp; kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu, thuyền đánh cá theo quy định hiện hành của Bộ Thuỷ sản.

9) Tổ chức công tác thanh tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phối hợp với các ngành, các cấp kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

10) Quản lý tổ chức, công chức, lao động, tài chính, tài sản của Chi cục theo quy định của Nhà nước và UBND tỉnh.

11) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT giao.

III. Tổ chức bộ máy và biên chế của Chi cục:

1) Lãnh đạo Chi cục:

- Chi cục Bảo vệ và Phát triển thuỷ sản do Chi cục Trưởng lãnh đạo theo chế độ thủ trưởng và có 1 - 2 Phó chi cục trưởng giúp việc Chi cục trưởng.

- Chi cục Trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT về mọi hoạt động của Chi cục, Phó chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng về nhiệm vụ được phân công.

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chi cục Trưởng, Phó chi cục trưởng theo quy định phân cấp của UBND tỉnh.

2) Tổ chức bộ máy của Chi cục:

- Phòng Hành chính tổng hợp.

- Phòng nghiệp vụ.

- Đội Tàu kiểm ngư.

3) Tổng biên chế của Chi cục Bảo vệ và Phát triển thuỷ sản là 20 người, hiện có 19 người (được bổ sung 1 lao động hợp đồng theo Nghị định số: 68/CP của Chính phủ, có trình độ trung cấp về nghiệp vụ).