cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 1327/2002/QĐ-BYT ngày 18/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực tiêu chuẩn ngành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 1327/2002/QĐ-BYT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 18-02-2002
  • Ngày có hiệu lực: 18-02-2002
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-09-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6404 ngày (17 năm 6 tháng 19 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-09-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-09-2019, Quyết định số 1327/2002/QĐ-BYT ngày 18/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực tiêu chuẩn ngành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 12/2019/TT-BYT ngày 28/06/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế, liên tịch ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1327/2002/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC TIÊU CHUẨN NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế.
Căn cứ nhu cầu về thiết kế phòng khám đa khoa khu vực nhằm chuẩn hoá việc xây dựng các công trình y tế, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành “Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực”

Điều 2. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực này để xây mới hoặc vận dụng xây dựng cải tạo phòng khám đa khoa khu vực đã cũ, bị hư hỏng xuống cấp không đáp ứng và đảm bảo hoạt động chuyên môn của cơ sở.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với tiêu chuẩn này đều bãi bỏ.

Điều 4. Các ông/bà Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế, Vụ Kế hoạch, Vụ Điều trị, Vụ Y học cổ truyền, Vụ Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ trẻ em-KHHGĐ và các Vụ có liên quan của Bộ Y tế; giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Lê Ngọc Trọng

 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

KHU VỰC - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

1. Phạm vi áp dụng.

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu cơ bản để lập dự án đầu tư, thiết kế xây dựng mới, thiết kế cải tạo phòng khám đa khoa khu vực tại các địa phương trong phạm vi cả nước.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn và căn cứ pháp lý.

2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2748 - 1991 về phân cấp công trình xây dựng - Nguyên tắc chung.

2.2. Nghị định của Chính Phủ số 01/1998/NĐ-CP ngày 3/1/1998 về Hệ thống tổ chức y tế địa phương.

2.3. Thông thư liên tịch số 02/198/TTLT-BYT-BTCCBCP ngày 27/6/1998 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 01/1998/NĐ-CP

2.4. Quyết định số 2967/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 phê duyệt nhiệm vụ thiết kế phòng khám đa khoa khu vực.

3. Quy định chung.

3.1. Phòng khám đa khoa khu vực (ĐKKV) : là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khoẻ ban đầu, cung cấp các dịch vụ : phòng bệnh, khám - chữa bệnh, điều trị ngoại trú, điều trị các bệnh thông thường và một số chuyên khoa.

3.2. Phòng khám ĐKKV được tổ chức tại khu vực liên xã ở xa trung tâm y tế huyện;         tại những huyện trước đây sáp nhập; tại huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

3.3 Phòng khám ĐKKV gồm các không gian để thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn sau:

a) Thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường và hỗ trợ chuyển thương lên tuyến trên. Phân công cán bộ đi cấp cứu tại hiện trường khi có yêu cầu.

b) Khám - chữa bệnh , phát thuốc, điều trị ngoại trú các bệnh thông thường, các chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt, Tai - Mũi - Họng và Mắt.

c) Khám và quản lý sản phụ, dỡ đẻ thường, chăm sóc trẻ sơ sinh và thực hiện dịch vụ kế hoạch hoá gia đình phân theo tuyến điều trị.

d) Tạm lưu bệnh nhân cần phải theo dõi, các bệnh nhân nặng cần chờ chuyển lên tuyến trên.

e) Quản lý sức khoẻ các đối tượng theo quy định và điều trị ngoại trú các bệnh mãn tính, bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp theo phân công của tuyến trên.

f) Tham gia trực tiếp công tác y tế cộng đồng: tuyên truyền giáo dục về chăm sóc sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ sinh sản, tiêm chủng, dinh dưỡng, thuốc thiết yếu.

g) Chỉ đạo các trạm y tế cơ sở trực thuộc thực hiện công tác : phòng chống dịch bệnh và bệnh xã hội, y tế dự phòng, vệ sinh dịch tễ và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ y tế cơ sở.

3.4. Phòng khám ĐKKV được quy định theo hai quy mô phục vụ :

- Qui mô nhỏ: từ 80 đến dưới 120 lượt khám/ngày có 6 đến 10 giường lưu.

- Qui mô lớn từ 120 đến 150 lượt khám/ngày, có 11 đến 15 giường lưu.

Chú thích : Trong trường hợp phòng khám ĐKKV đặt cùng khu đất của trạm y tế cơ sở, quy mô số giường lưu trên chưa tính đến số giường lưu của trạm y tế cơ sở hiện có.

3.5. Phòng khám ĐKKV được thiết kế xây dựng bền vững đạt tiêu chuẩn công trình cấp II, phù hợp với quy định tại TCVN 2748 - 91. Đối với các công trình cải tạo nhà hiện có cũng phải gia cố, nâng cấp, đảm bảo tiêu chuẩn công trình cấp II.

Chú thích : - Vùng có bão hoặc lũ lụt thường xuyên cần chú ý tới yêu cầu phòng chống bão lũ, thiên tai.

- Đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa (núi cao, hải đảo) tuỳ theo điều kiện thực tế xây dựng để sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương.

4. Yêu cầu về khu đất xây dựng.

Khu đất xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

4.1. Vị trí khu đất xây dựng phòngk hám ĐKKV phải gần đường giao thông liên xã, liên huyện, thuận tiện cho mọi người dân tới khám - chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ.

Chú thích: Phòng khám ĐKKV có thể đặt cùng trên khu đất của trạm y tế cơ sở nhưng không làm thay đổi chức năng của trạm y tế đó.

4.3. Khu đất xây dựng phòng khám ĐKKV phải có điều kiện vệ sinh môi trường tốt, giải pháp xử lý nền móng không phức tạp, ít tốn kém kinh phí xây dựng.

4.4. Khu đất xây dựng phòng khám ĐKKV phải có đủ nguồn cấp nước sạch thường xuyên và hợp vệ sinh.

5. Yêu cầu về mặt bằng tổng thể.

5.1. Diện tích khu đất xây dựng phòng khám ĐKKV phải từ 1.800 đến 2.400m2 đủ để bố trí các hạng mục công trình sau:

a) Khối nhà chính gồm các bộ phận: khám - chữa bệnh ngoại trú, lưu bệnh nhân, hành chính và hậu cần.

b) Kỹ thuật hạ tầng: cấp điện, cấp nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải.

c) Đường nội bộ và cổng, tường rào.

d) Sân, vườn cây xanh (cây cảnh và cây tạo bóng mát)

e) Vườn cây dược liệu, thuốc Nam.

5.2. Tỷ lệ chiếm đất xây dựng từ 30 đến 35% diện tích khu đất.

Chú thích : Khoảng cách giới hạn từ mép ngoài tường rào cổng chính tới mặt trước công trình tối thiểu 6m.

5.3. Tỷ lệ diện tích cây xanh (gồm diện tích trồng cây bóng mát, vườn hoa và vườn cây thuốc Nam) từ 30 đến 40% diện tích khu đất.

Chú thích : Không trồng các loại cây có nhựa độc, có gai, cây có hoa quả thu hút ruồi muỗi, côn trùng.

5.4. Trong khuôn viên phòng khám ĐKKV phải bố trí khu vực sân chờ, bãi để xe cho khách và nhân viên, nhà để xe ô tô cấp cứu, đường nội bộ có chiều rộng tối thiểu là 2m.

5.5. Phòng khám ĐKKV phải có cổng và tường rào để ngăn cách, bảo vệ.

6. Yêu cầu về giải pháp thiết kế các hạng mục công trình.

6.1. Yêu cầu chung

6.1.1. Giải pháp tổ chức không gian của phòng khám ĐKKV đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với yêu cầu công năng sử dụng, không chồng chéo hoạt động của các công tác: khám - chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và công tác y tế dự phòng, vệ sinh dịch tễ.

b) Dây chuyền hoạt động phải theo nguyên lý một chiều, đảm bảo yêu cầu sạch, bẩn riêng biệt.

c) Các phòng khám, chữa bệnh, phòng đẻ và dịch vụ KHHGĐ phải được bố trí riêng biệt, đảm bảo điều kiện vô khuẩn.

d) Các hạng mục công trình phải phù hợp với các trang thiết bị theo Danh mục trang thiết bị y tế (theo quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002).

6.1.2. Chiều cao phòng.

a) Các phòng trong khối nhà chính có chiều cao tối thiểu 3,3m b) Các phòng phụ, vệ sinh có chiều cao tối thiểu 2,8m

6.1.3. Chiều rộng hành lang.

a) Hành lang bên (có kết hợp chỗ đợi) rộng rừ 2,4 đến 2,8m

b) Hành lang bên (không kết hợp đợi) rộng từ 1,5 đến 1,8m.

Chú thích : Hành lang có mái che tránh được mưa nắng.

6.1.4. Cửa đi.

a) Chiều cao của các loại cửa đi tối thiểu 2,1m

b) Cửa đi thông thường có chiều rộng tối thiểu 1,4m

c) Cửa đi có chuyển cáng, đòn võng có chiều rộng tối thiểu 1,4m d) Cửa đi vào phòng đẻ chiều rộng tối thiểu 1,4m

e) Cửa đi vào phòng vệ sinh rộng tối thiểu 0,7 m.

6.1.5. Cầu thang.

a) Độ dốc cầu thang tối đa 300.

b) Chiều rộng mỗi vế thang tối thiểu 1,5m c) Chiếu nghỉ rộng tối thiểu 1,5m

d) Có đường dốc ở các cầu thang chính để danh cho xe đẩy.

6.2. Yêu cầu đối với các hạng mục công trình.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và các qui định chung, công trình phòng khám ĐKKV phải có đủ các bộ phận sau:

6.2.1. Khu khám và điều trị ngoại trú.

Diện tích các phòng khám và điều trị ngoại trú được qui định trong bảng 1.

Bảng 1.

Loại phòng

Diện tích theo quy mô (m2)

Ghi chú

80 đến dưới 120 lầm khám (6 đến 10 giường lưu)

120 đến dưới 150 lầm khám (11 đến 15 giường lưu)

Khám - điều trị nội khoa

9m2 (1 chỗ khám)

18 m2 (2 chỗ khám)

DT tối thiểu 9m2/ chỗ khám

Khám - điều trị ngoại khoa

9m2 (1 chỗ khám)

18 m2 (2 chỗ khám)

DT tối thiểu 9m2/ chỗ khám

Khám - điều trị Nhi khoa

9m2 (1 chỗ khám)

18 m2 (2 chỗ khám)

DT tối thiểu 9m2/ chỗ khám

Khám Thai - Sản

14 m2 (1 chỗ khám)

14 m2 (1 chỗ khám)

DT tối thiểu 14m2/ chỗ khám

Khám các bệnh Phụ khoa

14 m2 (1 chỗ khám)

14 m2 (1 chỗ khám)

DT tối thiểu 14m2/ chỗ khám

Khám - Điều trị RHM, TMH và Mắt

21 m2 (3 chỗ khám)

21 m2 - 28m2 (3 - 4 chỗ khám – 2 ghế khám RHM)

DT tối thiểu 7m2/ chỗ khám. Có ghế chữa RHM, TMH và Khám Mắt

Khám - Chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền.

18 m2 (1 chỗ khám - chữa)

18 m2 (1 chỗ khám - chữa)

Gồm có chỗ khám, chỗ chữa bệnh y học cổ truyền

Quản lý - điều trị bệnh xã hội

9 m2 (1 bàn làm việc)

9 m2 (1 bàn làm việc)

DT tối thiểu

Xét nghiệm

14 m2 (3 bàn xét nghiệm)

14 m2 (3 bàn xét nghiệm)

DT tối thiểu

Chuẩn đoán hình ảnh:

 

 

 

- X-Quang

24m2 (phòng 1 máy X-Quang)

24m2 (phòng 1 máy X-Quang)

Gồm có phòng máy, điều khiển, phòng tối (tráng - rửa phim).

- Siêu âm

9 m2 (phòng 1 máy siêu âm)

18 m2 (0phòng 2 máy siêu âm)

DT tổi thiểu 9m2/máy siêu âm.

6.2.2. Khu chữa bệnh.

Diện tích các phòng chữa bệnh được qui định trong bảng 2.

Bảng 2.

Loại phòng

Diện tích theo quy mô (m2)

Ghi chú

80 đến dưới 120 lầm khám (6 đến 10 giường lưu)

120 đến dưới 150 lầm khám (11 đến 15 giường lưu)

Cấp cứu

24m2 (1 chỗ cấp cứu)

24 m2 (1 chỗ cấp cứu)

DT tối thiểu 14m2/ chỗ cấp cứu

Tiểu phẫu

14m2 (1 bàn tiểu phẫu)

14m2 (1 bàn tiểu phẫu)

DT tối thiểu 14m2/bàn tiểu phẫu

Phòng đẻ

14m2 (1 bàn đỡ đẻ)

14m2 (1 bàn đỡ đẻ)

DT tối thiểu gồm có 1 bàn đỡ đẻ và 1 bàn đón trẻ sơ sinh

Dịch vụ KHHGĐ

14m2 (1 bàn thủ thuật)

14m2 (1 bàn thủ thuật)

DT tối thiểu 14m2/bàn thủ thuật DV KHHGĐ

6.2.3. Khu tạm lưu bệnh nhân.

Diện tích các phòng tạm lưu bệnh nhân được qui định trong bảng 3.

Bảng 3.

Loại phòng

Diện tích theo quy mô (m2)

Ghi chú

80 đến dưới 120 lầm khám (6 đến 10 giường lưu)

120 đến dưới 150

lầm khám (11 đến

15 giường lưu)

bệnh nhân thông thưởng

12 đến 24m2 (2 đến 4 giường)

30 đến 54m2 (5 đến 9 giường)

DT tối thiểu phòng bệnh nhân nam /nữ riêng

Bệnh nhân lây nhiễm

9 đến 12 m2 (1 đến 2 giường)

12 m2 (2 giường)

DT tối thiểu. Có biện pháp cách ly

Bệnh nhân cấp cứu

9 - 12m2 (1 đến 2 giường)

12 m2 (2 giường)

DT tối thiểu. Liền kề với phòng cấp cứu.

Sản phụ

15m2 (2 giường)

15m2 (2 giường)

DT tối thiểu. Gồm có phòng lưu, vệ sinh liền phòng (3 đến 4 m2)

Chú thích : - Diện tích phòng lưu bệnh nhân từ 6-8m2/ giường lưu

- Nếu điều kiện cho phép các phòng lưu bệnh nhân nên có vệ sinh liền phòng.

6.2.4. Khu hành chính, hậu cần.

Diện tích các phòng hành chính, hậu cần được quy định trong bảng 4

Bảng 4.

Loại phòng

Diện tích theo quy mô (m2)

Ghi chú

80 đến dưới 120 lầm khám (6 đến 10 giường lưu)

120 đến dưới 150

lầm khám (11 đến

15 giường lưu)

Sảnh (đợi, đón tiếp)

18m2

24m2

Kết hợp tuyên truyền, tư vấn

Tuyên truyền - tư vấn

18m2

24m2

Liền kề với sảnh đợi, đón tiếp

Giao ban

18m2

24m2

 

Hành chính, y vụ

122

18m2

Liền kề với sảnh

Lãnh đạo

9m2

9m2

 

Trực nhân viên

9m2

12m2

 

Dược

12m2

12m2

Tủ và quầy cung ứng dược phẩm

Rửa tiệt trùng, sấy hấp dụng cụ

12m2

12m2

Liền kề với khu khám, chữa bệnh

6.2.5. Khu phụ trợ.

Diện tích các phòng phụ trợ, hành lang, lối đi trong nhà được quy định trong bảng 5.

Bảng 5.

Loại phòng

Diện tích theo quy mô (m2)

Ghi chú

80 đến dưới 120 lầm khám (6 đến 10 giường lưu)

120 đến dưới 150 lầm khám (11 đến 15 giường lưu)

Phục vụ

9m2

12m2

Đun nấu, giặt là,...

Vệ sinh

14m2 (1xí, 2 tiểu, 1 rửa x 2)

21m2 (2 xí, 3 tiểu, 1 rửa x 2)

Nam/ nữ riêng

Nhà để xe ô tô cấp cứu

18m2

18m2

Không đặt gần khu khám, chữa, lưu BN

Hành lang, lối đi trong nhà

30 đến 35% tổng DT xây dựng

30 đến 35% tổng DT xây dựng

Hành lang kết hợp chỗ đợi, đón tiếp

7. Những yêu cầu về các giải pháp kỹ thuật.

7.1. Chiếu sáng và thông gió.

7.1.1. Trong phòng khám ĐKKV các phòng phải được chiếu sáng và thông gió tự nhiên, trực tiếp.

Chú thích: Riêng phòng đặt máy X-quang phải chiếu sáng và thông gió bằng phương pháp nhân tạo.

7.1.2. Diện tích cửa sổ chiếu sáng tự nhiên cho các phòng được qui định trong bảng 6.

Bảng 6.

Loại phòng

Tỷ lệ diệ n tích cử sổ   (%)

Diện tích sàn

Các phòng thông thường

Không nhỏ hơn 20%

Các phòng tạm lưu, phòng phụ trợ

Không nhỏ hơn 15%

7.2. Kỹ thuật hạ tầng.

7.2.1. Cấp điện

a) Phòng khám ĐKKV phải được trang bị hệ thống cấp điện đồng bộ để chiếu sáng trong các phòng và vận hành các thiết bị kỹ thuật.

b) Phòng khám ĐKKV phải được cấp điện 24/24h, có nguồn điện dự phòng (máy phát điện, hoặc máy thuỷ điện nhỏ đối với vùng núi gần sông, suối).

c) Hệ thống cấp điện sử dụng dây dẫn ruột đồng bọc kín, lắp nổi hoặc chìm trong tường, trần, bố trí automat tại từng phòng để đảm bảo an toàn.

7.2.2. Cấp nước

a) Phòng khám ĐKKV phải được cấp nước sạch liên tục suốt ngày đêm từ nguồn nước máy, giếng khoan, các bể dự trữ nước đã qua xử lý đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước của Bộ Y tế theo quyết định số 505/BYT- QĐ.

b) Tiêu chuẩn cấp nước của một phòng khám ĐKKV từ 25 đến 30m3/ngày đêm

c) Phòng khám ĐKKV phải có bể nước sinh hoạt và dự phòng cứu hoả có sức chứa từ 25 đến 30m3; Ngoài ra còn có bể chứa nước trên mái, trong các phòng vệ sinh.

7.2.3. Thoát nước.

Phòng khám ĐKKV phải có hệ thống thoát nước mặt tại chỗ bằng biện pháp tự chảy kết hợp cống thu gom, không ảnh hưởng đến môi trường.

7.2.4. Nước thải.

a) Phòng khám ĐKKV phải có hệ thống xử lý nước thải

b) Nước thải từ khu kỹ thuật khám - chữa bệnh và từ các phòng vệ sinh phải được thu gom, xử lý riêng để đảm bảo vệ sinh môi trường.

c) Các phòng sơ cứu, tiểu phẫu, phòng đẻ và dịch vụ KHHGĐ phải có hệ thống thu nước sản khi cọ rửa vệ sinh.

7.2.5. Chất thải rắn.

Phòng khám ĐKKV phải có nơi tập trung các chất thải rắn riêng, có bộ phận xử lý, hố trôn phân huỷ ở cách khối nhà chính tối thiểu 20m, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

7.3. Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy.

7.3.1. Phòng khám ĐKKV phải là công trình chịu lửa bậc III (theo TCVN 2748 - 1991)

7.3.2. Phòng khám ĐKKV phải có hệ thống bình bọt cứu hoả đặt trong nhà.

7.3.3. Trong khu đất xây dựng phải bố trí bể chứa hoặc giếng nước, hố cát dự phòng cho cứu hoả đặt gần khối nhà chính.

7.4. Yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình.

7.4.1. Tường.

a) Tường trong và ngoài nhà sơn hoặc quét vôi

b) Tường bên trong các phòng khám - chữa bệnh; phòng lưu bệnh nhân; dượcl; rửa tiệt trùng và sấy hấp dụng cụ và phòng vệ sinh phải ốp gạch men kính hoặc sơn chịu nước cao tối thiểu 1,8m. Phần tường còn lại có thể sơn hoặc quét vôi màu sáng.

Chú thích : Tường trong phòng đặt máy X-quang phải trát vữa cản tia xạ (vữa barit) và phải được kiểm tra chứng nhận đảm bảo an toàn tia xạ trước khi sử dụng

7.4.2. Sàn

Sàn lát bằng gạch ceramic hoặc gạch hoa xi măng, trát granitô mài nhẵn; đảm bảo không trơn trượt và thuận tiện cho việc cọ rửa vệ sinh.

7.4.3. Trần

a) Trần được phép thiết kế phẳng hoặc dốc, phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, cách nhiệt, cách ẩm, chống thấm tốt.

Chú thích : Đối với công trình có sử dụng tầng 2, trần phòng đặt máy X- quang phải trát vữa cản tia xạ (vữa barit)

b) Trần sơn hoặc quét vôi màu sáng.

7.4.4. Cửa sổ

a) Cửa sổ phải có khuôn, có hệ thống trấn song sắt bảo vệ và lưới chống côn trùng xâm nhập.

b) Cánh cửa bằng panô gỗ hoặc nhôm, sắt, hoặc kết hợp nan chớp, kính trong để thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên và ngăn gió lạnh.

Chú thích: Đối với cửa sổ panô kính mở ra hành lang, lối đi của các phòng cấp cứu - tiểu phẫu, đẻ, KHHGĐ và các phòng khám - lưu bệnh nhân phải dùng loại kính mờ để không nhìn được vào bên trong phòng.

7.4.5. Cửa đi

a) Cửa đi phải có khuôn đảm bảo độ bền vững, an toàn

b) Cánh cửa bằng panô gỗ, nhôm, sắt, hoặc kết hợp nan chớp, kính.

Chú thích: Cửa đi vào các phòng cấp cứu - tiểu phẫu, đẻ, KHHGĐ, khám phụ khoa phải kín đáo (cửa panô đặc hoặc kết hợp kính mờ).

c) Cửa đi phòng đặt máy chụp X-quang phải đảm bảo các yêu cầu an toàn về phóng xạ, có đèn báo hiệu. Cánh cửa bằng thép bạc các hợp chất chống tia xạ, (Chì, cao su, chì,...)

7.4.6. Kết cấu và hoàn thiện công trình.

a) Các hạng mục công trình phòng KĐKKV phải có kết cấu bền vững, dễ thi công xây lắp, phù hợp với điều kiẹn xây dựng có tại địa phương.

b) Các hạng mục công trình phòng khám ĐKKV phải được xây dựng, cải tạo hoàn thiện cả nội, ngoại thất theo đúng các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành và yêu cầu riêng của công trình y tế.

7.4.7. Hình thức kiến trúc.

a) Phòng khám ĐKKV phải có hình thức kiến trúc hiện đại, phù hợp với tính chất của loại công trình y tế.

b) Phòng khám ĐKKV chủ yếu đặt ở vùng xa, cùng cao, vùng sâu nên hình thức công trình phải phù hợp với yếu tố kiến trúc truyền thống của địa phương, phù hợp với cảnh quan và quy hoạch chung.