cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 40/1999/CT-UB ngày 23/08/1999 Tăng cường biện pháp thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 40/1999/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Ngày ban hành: 23-08-1999
  • Ngày có hiệu lực: 23-08-1999
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-02-2009
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3450 ngày (9 năm 5 tháng 15 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-02-2009
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-02-2009, Chỉ thị số 40/1999/CT-UB ngày 23/08/1999 Tăng cường biện pháp thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 Về xử lý kết quả tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2007”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/1999/CT-UB

ngày 23 tháng 08 năm 1999

 

CHỈ THỊ

Sau 8 năm thực hiện Chỉ thị 175/CT ngày 31/5/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Chỉ thị 27/CT-UB ngày 06/7/1991 của UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trên địa bàn tỉnh ta, công tác PCCC, quản lý vật liệu nổ đã được các cấp, các ngành, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đã thu được nhiều kết quả tốt, góp phần hạn chế thiệt hại về cháy, nổ, bảo vệ tài sản Quốc gia, tính mạng và tài sản của nhân dân; góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy vậy, so với yêu cầu nhiệm vụ của công tác PCCC trong tình hình mới và quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì còn nhiều bất cập. Nguy cơ gây ra cháy nổ vẫn còn tiềm ẩn tại nhiều cơ sở.

Để khắc phục các sơ hở, bất cập trong công tác PCCC; thực hiện Chỉ thị 237/TTg ngày 19/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tăng các biện pháp thực hiện công tác PCCC, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan,Ban, ngành, UBND huyện, thành, thị, các doanh nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện tốt các nội dung sau đây:

1. Căn cứ vào Chỉ Thị 273 ngày 19/04/96 của Thủ Tướng Chính Phủ để kiểm tra, rà soát công tác PCCC, quản lý vật liệu nổ tại địa phương, đơn vị mình; đề ra các biện pháp khắc phục những sơ hở, vi phạm; bổ sung nội quy phòng cháy, nổ phù hợp; xây dựng lực lượng PCCC; trang bị phương tiện chữa cháy cần thiết; bố trí thời gian tập huấn nghiệp vụ PCCC, quản lý vật liệu nổ tại địa phương, đơn vị mình; đề ra các biện pháp khắc phục những sơ hở, vi phạm; bổ sung nội quy phòng cháy, nổ phù hợp; xây dựng lực lượng PCCC; trang bị phương tiện chữa cháy cần thiết; bố trí thời gian tập huấn nghiệp vụ PCCC đối với lực lượng PCCC theo Chỉ thị 36/1998/CT-UB ngày 22/09/1998 của UBND tỉnh về Quy định huấn luyện nghiệp vụ PCCC đối với lực lượng PCCC quần chúng, để lực lượng này luôn luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ chữa cháy khác khu vực, ngành, toàn tỉnh vào dịp ngày PCCC toàn dân ngày 4 tháng 10 hàng năm; cần có hình thức thích hợp để sơ, tổng kết việc thực hiện công tác PCCC và đề xuất khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác PCCC.

2. Sở Văn hóa - Thông tin, Đài Phát thanh truyền hình, các cơ quan thông tấn báo chí, UBND các huyện, thành, thị, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác PCCC và quản lý vật liệu nổ để vận động toàn dân tích cực tham gia công tác phòng cháy phòng nổ đảm bảo an toàn nơi ở, nơi làm việc, sản xuất, kinh doanh nhất là trong các ngày lễ, tết và thời gian nắng nóng, gió Tây Nam, hanh khô.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Sở Xây dựng, Công ty cấp nước thành phố Vinh, UBND thành phố vinh và Công an tỉnh khảo sát, lập đề án giải quyết các yêu cầu cấp nước chữa cháy cho thành phố Vinh từ 1999 đến 2000 để trình UBND tỉnh xét duyệt và có kế hoạch đầu tư, xây dựng theo từng thời kỳ. Trước mắt, mỗi cơ quan kinh tế, văn hóa, cơ quan quan trọng cần thiết lắp đặt một số trụ lấy nước chữa cháy (hoặc xây dựng bể dự trữ nước chữa cháy) đáp ứng yêu cầu chữa cháy của từng đơn vị, từng khu vực khi có sự cố.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp và Công an tỉnh xây dựng và đưa nội dung PCCC vào chương trình giảng dạy cho học sinh, sinh viên, trước hết phải làm thí điểm tại một số trường để rút kinh nghiệm và nhân rộng ra trong các năm tới.

5. Các Doanh nghiệp, các hộ tư nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chứa các loại hàng hóa dễ cháy, nổ đều phải thực hiện các quy định của Nhà nước, của tỉnh về công tác PCCC, nhất là phải có nội quy chống cháy, nổ và phải trang bị đủ các thiết bị, dụng cụ PCCC thích hợp.

Chủ các doanh nghiệp và những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn nghiệp vụ PCCC do cơ quan PCCC tổ chức và cấp chứng chỉ theo quyết định 230/1998/QĐ-BNV (C11) ngày 21/4/1998 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an); khi xảy ra sự cố cháy, nổ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ tư nhân phải kịp thời tổ chức chữa cháy chuyên nghiệp đến cứu, chữa.

6. Công an tỉnh chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Cục Đầu tư phát triển tỉnh Nghệ An tổ chức kiểm tra việc thực hiện thông tư 03/TT-0LB ngày 03/11/1989 của Liên bộ Nội vụ - Xây dựng về chế độ thỏa thuận thiết kế thiết bị PCCC các công trình xây dựng. Nhất trí từ này các dự án, quy hoạch, thiết kế xây dựng đô thị, khu công nghiệp, các công trình kinh tế, văn hóa phải áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn phòng cháy, nổ và các giải pháp về PCCC, có đường cho xe chữa cháy vào các khu vực để chữa cháy và lấy nước lúc cần thiết, có hệ thống cấp nước chữa cháy đồng bộ với hệ thống cấp nước sản xuất, sinh hoạt, hệ thống thông tin báo cháy.

Phối hợp với các ngành chức năng, quy hoạch, thiết kế xây dựng, cải tạo, cấp vốn, giấy phép xây dựng khi các bản thiết kế công trình đó đã được cơ quan PCCC chấp thuận về thiết bị PCCC và được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Đối với các công trình xây dựng từ trước cần bổ sung thiết kế để bảo đảm các yêu cầu tối thiểu của công tác PCCC.

Phối hợp với Thủ trưởng các ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tiến hành các đợt tổng kiểm tra an toàn PCCC, cần xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về an toàn PCCC, quản lý vật liệu nổ (kể cả khâu thiết kế,quy hoạch, lập dự án). Những cá nhân, tổ chức, cơ quan không chấp hành đầy đủ các quy định về PCCC để gây ra cháy, nổ phải bồi thường mọi thiệt hại do cháy, nổ gây ra và thanh toán mọi khoản chi phí cho việc chữa cháy. Trường hợp nghiêm trọng phải bị truy tố trước pháp luật.

Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức nghiên cứu để xây dựng đề án lập “Quỹ an toàn phòng cháy, chữa cháy”; quy định cơ chế quản lý để phát huy Quỹ có hiệu quả phục vụ cho công tác phòng và chữa cháy trình UBND tỉnh quyết định.

7. Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh lập kế hoạch ngân sách hàng năm để trình UBND tỉnh cấp cho lực lượng chữa cháy lớn và kinh phí khen thưởng, phục vụ sơ, tổng kết và tổ chức hội thao nghiệp vụ chữa cháy hàng năm.

Nhận được chỉ thị này, yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung nêu trên, trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo về Công an tỉnh để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

UBND TỈNH NGHỆ AN
CHỦ TỊCH




Hồ Xuân Hùng