Quyết định số 80/2001/QĐ-UB ngày 15/06/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Về xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Nghị định 60/CP tại thành phố Đà Nẵng (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 80/2001/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Ngày ban hành: 15-06-2001
- Ngày có hiệu lực: 01-07-2001
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-09-2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1888 ngày (5 năm 2 tháng 3 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-09-2006
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2001/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 15 tháng 6 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XÉT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở THEO NGHỊ ĐỊNH 60/CP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Luật đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998;
- Căn cứ Nghị định 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và Nghị định 45/CP ngày 03 tháng 8 năm 1996 về việc bổ sung Điều 10 Nghị định 60/CP của Chính phủ;
- Căn cứ Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Căn cứ Thông tư số 115/TT-BTC ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2000/NĐ-CP của Chính phủ;
- Căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng kỳ họp thứ 2 khoá V nhiệm kỳ 1994-1999;
- Theo đề nghị Giám đốc Sở Địa chính - Nhà đất thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Nghị định 60/CP tại thành phố Đà Nẵng.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2001 và thay thế Quyết định số 150/1999/QĐ-UB ngày 16 tháng 12 năm 1999 của UBND thành phố Đà Nẵng. Những quy định trước đây của UBND thành phố và văn bản hướng dẫn của các ngành có liên quan trái với Quyết định này không còn hiệu lực.
Điều 3: Giám đốc Sở Địa chính-Nhà đất có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ báo cáo UBND thành phố về việc thực hiện Quyết định này.
Điều 4: Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Địa chính - Nhà đất, Tài chính - Vật giá, Xây dựng, Cục trưởng Cục Thuế, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Chủ tịch UBND các phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
QUY ĐỊNH
VỀ XÉT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở THEO NGHỊ ĐỊNH 60/CP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 80/2001/QĐ-UB ngày 15 tháng 6 năm 2001của UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hợp pháp.
Nhà ở, đất ở thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này bao gồm:
1. Nhà ở của tổ chức, cá nhân, một hộ gia đình hoặc nhiều hộ gia đình rong cùng một ngôi nhà.
2. Đất ở là đất dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu ở và khuôn viên theo hạn mức đất ở quy định tại khoản 1, Điều 6 bản Quy định này, phù hợp với quy hoạch, chỉ giới đỏ (lộ giới) hoặc nằm trong khu dân cư ổn định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là phù hợp với quy hoạch).
3. Các trường hợp nhà ở, đất ở thuộc phạm vi áp dụng Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH ngày 20 tháng 8 năm 1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 sẽ được xử lý theo Nghị định 25/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ và được xét cấp giấy chứng nhận.
Điều 2:
1. Tất cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sở hữu, sử dụng nhà ở, sử dụng đất ở mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận) theo Nghị định 60/CP phải có trách nhiệm kê khai, đăng ký tại UBND xã, phường sở tại để được xét cấp giấy chứng nhận theo quy định này;
2. Khi thực hiện việc kê khai đăng ký, chủ sở hữu nhà ở, sử dụng đất ở có trách nhiệm nộp toàn bộ hồ sơ gốc hoặc bản sao có công chứng liên quan đến nhà, đất xin đăng ký để được cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp nộp bản sao có công chứng, khi nhận giấy chứng nhận chính thức phải nộp toàn bộ hồ sơ gốc.
Điều 3:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sở hữu nhà ở, sử dụng đất ở có giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở quy định tại mục A chương III Quy định này mà theo quy định không phải nộp các khoản thu hoặc phải nộp các khoản thu nhưng đã hoàn thành việc nộp vào ngân sách Nhà nước thì được cấp giấy chứng nhận chính thức. Trường hợp phải nộp các khoản thu nhưng chưa nộp hoặc nộp chưa đủthì được cấp giấy chứng nhận chính thức đối với phần diện tích đất ghi trong hồ sơ gốc;
2. Trường hợp nhà ở, đất ở không có giấy tờ hợp lệ theo quy định thì được cấp giấy chứng nhận tạm thời. Giấy chứng nhận chính thức được cấp sau khi chủ hộ hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Điều 4: Không cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp sau :
1. Đất nằm trong khu vực quy hoạch chi tiết và các dự án khả thi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (trừ những trường h ợp có giấy tờ hợp lệ quy định tại điều 7, điều 9 Quy định này);
2. Đất nằm trong hành lang bảo vệ đê điều, đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây cao thế, hạ thế, đường ống dẫn khí, dẫn dầu, các công trình an ninh quốc phòng;
3. Đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Điều 5: Uỷ ban nhân dân thành phố là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tại các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, mặt tiền dọc hành lang hai bên tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, đường ĐT 602, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ.
Chương II
HẠN MỨC ĐẤT Ở
Điều 6 :
1. Hạn mức đất ở được xét cấp giấy chứng nhận được quy định như sau:
a/ Quận Hải Châu:
- Phường Hải Châu 1: 200 m2//1 hộ
- Phường Hải Châu 2: 200 m2//1 hộ
- Phường Thạch Thang: 200 m2//1 hộ
- Phường Thanh Bình: 200 m2//1 hộ
- Phường Thuận Phước: 200 m2//1 hộ
- Phường Hoà Thuận: 200 m2//1 hộ
- Phường Nam Dương: 200 m2//1 hộ
- Phường Phước Ninh: 200 m2//1 hộ
- Phường Bình Thuận: 200 m2//1 hộ
- Phường Bình Hiên: 200 m2//1 hộ
- Phường Khuê Trung: 300 m2//1 hộ
- Phường Hoà Cường: 300 m2//1 hộ
b/ Quận Thanh Khê:
- Phường Xuân Hà: 200 m2//1 hộ
- Phường Tam Thuận: 200 m2//1 hộ
- Phường Chính Gián: 200 m2//1 hộ
- Phường Thạc Gián: 200 m2//1 hộ
- Phường Tân Chính: 200 m2//1 hộ
- Phường Vĩnh Trung: 200 m2//1 hộ
- Phường An Khê: 300 m2//1 hộ
- Phường Thanh Lộc Đán: 300 m2//1 hộ
c/ Quận Sơn Trà:
- Phường An Hải Tây: 300 m2//1 hộ
- Phường An Hải Bắc: 300 m2//1 hộ
- Phường An Hải Đông: 300 m2//1 hộ
- Phường Nại Hiên Đông: 300 m2//1 hộ
- Phường Mân Thái: 300 m2//1 hộ
- Phường Phước Mỹ: 300 m2//1 hộ
- Phường Thọ Quang: 300 m2//1 hộ
d/ Quận Ngũ Hành Sơn:
- Phường Bắc Mỹ An: 300 m2//1 hộ
- Phường Hoà Quý: 400 m2//1 hộ
- Phường Hoà Hải: 400 m2//1 hộ
- Đối với những trường hợp sử dụng đất ở có vị trí nằm mặt tiền trục tỉnh lộ Đà Nẵng - Hội An và những trường hợp đã sử dụng nhà, đất nằm trong quy hoạch khu công nghiệp, khu du lịch tại các phường trên : 300 m2//1 hộ.
e/ Quận Liên Chiểu:
- Phường Hoà Hiệp: 400 m2//1 hộ
- Phường Hoà Khánh: 400 m2//1 hộ
- Phường Hoà Minh: 400 m2//1 hộ
- Đối với những trường hợp sử dụng đất có vị trí nằm mặt tiền Quốc lộ 1A và những trường hợp đã sử dụng nhà, đất nằm trong quy hoạch khu công nghiệp, khu du lịch tại các phường trên: 300 m2//1 hộ.
g/ Huyện Hoà Vang:
- Đối với trường hợp nhà, đất nằm mặt tiền dọc Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B,d dường ĐT 602, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ và trường hợp đã sử dụng nhà, đất nằm trong quy hoạch khu du lịch: 300 m2//1 hộ;
2. Không áp dụng hạn mức đất ở quy định tại khoản 1 điều này đối với trường hợp:
a/ Đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước theo đúng quy định;
b/ Mua bán nhà (bao gồm cả khuôn viên đất) đã nộp lệ phí trước bạ trước ngày 25 tháng 7 năm 1997 (ngày Quyết định số 2571/QĐ-UB của UBND lâm thời thành phố có hiệu lực), kể cả trường hợp đã nộp lệ phí trước bạ dưới chế độ cũ hoặc các trường hợp không thể hiện diện tích đất khi nộp lệ phí trước bạ nhưng không quá hai lần hạn mức đất ở theo quy định.
Chương III
ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC XÉT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
A- Trường hợp có giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở
Điều 7: Nhà ở, đất ở có một trong những loại giấy tờ dưới đây, sử dụng ổn định, không có tranh chấp được UBND xã, phường xác nhận thì được coi là nhà ở, đất ở có giấy tờ hợp lệ:
1. Quyết định giao đất, cấp đất ở của UBND tỉnh QN-ĐN (cũ), UBND huyện Hoà Vang (cũ), UBND thành phố Đà Nẵng (cũ), cơ quan quản lý nhà đất, xây dựng theo uỷ quyền của UBND tỉnh QN-ĐN theo đúng quy định của pháp luật về đất đai từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
2. Quyết định giao đất, cấp đất ở của UBND tỉnh QN-ĐN (cũ), UBND huyện Hoà Vang (cũ) từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến 31/12/1996, của UBND thành phố Đà Nẵng và hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế;
3. Trích lục nghiệp chủ nhà ở, giấy chứng nhận nghiệp chủ nhà ở hoặc các loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để công nhận quyền sở hữu nhà ở (sau đây viết tắt là sổ nghiệp chủ nhà ở); giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh QN-ĐN (cũ), UBND huyện Hoà Vang (cũ) cấp theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện Hòa Vang (cũ) cấp thì còn phải kèm theo các giấy tờ chứng minh thời gian sử dụng đất;
4. Giấy tờ chứng minh là đã đăng ký vào sổ địa chính theo Chỉ thị 299/TTg ngày 11 tháng 10 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận;
5. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, mua bán, cho tặng nhà ở, đất ở theo đúng quy định của pháp luật;
6. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở có nguồn gốc hợp pháp hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
7. Quyết định giao đất của UBND tỉnh QN-ĐN (cũ) cho cơ quan, đơn vị để làm nhà ở cho cán bộ CNV và được cơ quan, đơn vị ra quyết định giao đất cho từng hộ cán bộ, công nhân viên làm nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
8. Những giấy tờ sau đây về nhà ở, đất ở (giấy tờ gốc) do chế độ cũ cấp, đã sử dụng ổn định từ trước đến nay, không tranh chấp, không thuộc diện đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện các chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam được coi là giấy tờ hợp lệ để xét cấp giấy chứng nhận, bao gồm:
a/ Bằng khoán điền thổ;
b/ Trích lục chứng thư kiến điền, trích sao bản đồ điền thổ, bản đồ phân chiết thửa, chứng thư đoạn mãi đã thị thực, đăng ký, sang tên tại Văn phòng chưởng khế, Ty điền địa, Nha trước bạ;
c/ Giấy tờ mua bán, sang nhượng nhà ở, đất ở có nguồn gốc hợp pháp được chính quyền đường thời các cấp xác nhận;
d/ Đơn xin thuê đất ở, giấy phép xây dựng nhà ở của chế độ cũ được chính quyền đương thời xác nhận;
đ/ Giấy chứng nhận đất ở do Ty điền địa cấp.
9. Quyết định cấp đất làm nhà ở, bán hóa giá nhà trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do các cơ quan quân đội sau đây cấp được coi là giấy tờ hợp lệ: Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, các tổng cục, học viện, nhà trường, các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, sư đoàn; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh QN-ĐN (cũ) và các cấp tương đương.
Trường hợp trong quyết định bán nhà hóa giá có ghi phần diện tích đất giao quản lý, sử dụng (kể cả diện tích đất nền nhà) hoặc trong quyết định cấp đất làm nhà ở mà có diện tích lớn hơn hạn mức đất ở theo quy định điều 6 Quy định này thì chỉ công nhận phần diện tích đất trong hạn mức đất ở. Phần diện tích đất ngoài hạn mức đất ở phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
Điều 8: Trường hợp có giấy tờ quy định tại điều 7 Quy định này khi được xét cấp giấy chứng nhận thì diện tích được xét cấp theo hồ sơ gốc và không phải nộp tiền sử dụng đất. Trường hợp diện tích đang sử dụng vượt hạn mức đất ở quy định tại điều 6 Quy định này hoặc lớn hơn diện tích ghi trong hồ sơ gốc nhưng nhỏ hơn hạn mức đất ở thì xử lý như sau:
1. Trường hợp diện tích đất đang sử dụng lớn hơn hạn mức đất ở thì chủ họ vẫn tiếp tục sử dụng, giữ nguyên hiện trạng và được ghi trong giấy chứng nhận. Khi chủ hộ có nhu cầu chuyển thành đất ở thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất;
2. Trường hợp diện tích đang sử dụng lớn hơn diện tích ghi trong hồ sơ gốc nhưng nhỏ hơn hạn mức đất ở:
a/ Trường hợp phần vượt có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 10% diện tích đất ghi trong hồ sơ gốc thì coi như là hợp lệ, không phải nộp tiền sử dụng đất;
b/ Trường hợp phần vượt có diện tích lớn hơn 10% diện tích đất ghi trong hồ sơ gốc thì phần diện tích lớn hơn 10% đó được xử lý như sau:
- Sử dụng đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 thì không phải nộp tiền sử dụng đất;
- Sử dụng đất từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì phải nộp 20% tiền sử dụng đất. Riêng trường hợp có quyết định cấp đất làm nhà ở thì phải nộp 40% tiền sử dụng đất;
- Sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến nay thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
Điều 9: Trường hợp có quyết định hóa giá nhà ở cấp trước ngày 05 tháng 7 năm 1994, có sổ nghiệp chủ nhà ở, không tranh chấp được xử lý cụ thể như sau:
1. Xét cấp giấy chứng nhận và không nộp tiền sử dụng đất với diện tích không quá 100 m2/1 hộ cho các trường hợp sau:
a/ Có quyết định hoá giá nhà theo đúng quy định của pháp luật cấp trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;
b/ Có sổ nghiệp chủ nhà ở có nguồn gốc là hóa giá nhà;
c/ Có sổ nghiệp chủ nhà ở có nguồn gốc do cấp đất làm nhà mà diện tích được cấp dưới 100m2 hoặc nhà, đất có nguồn sử dụng, xây dựng từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
d/ Nhà, đất do cơ quan, xí nghiệp các cơ quan quân đội (trừ các cơ quan quân đội quy định tại khoản 9 điều 7 Quy định này) cấp đất, thanh lý hoặc hoá giá nhà đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ nghiệp chủ;
đ/ Mua, bán, chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng chưa nộp lệ phí trước bạ thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c nêu trên;
2. Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b, d, đ khoản 1 điều này thì phải nộp 40% (trường hợp quy định tại điểm c thu 20%) tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất lớn hơn 100m2 nhưng trong hạn mức đất ở và nộp 100% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất vượt hạn mức đất ở nêu tại điều 6 Quy định này khi được cấp giấy chứng nhận.
3. Trường hợp nhà thanh lý, hóa giá có diện tích đất nền nhà lớn hơn 100 m2 (kể cả trường hợp thanh lý, hóa giá nhà mà trong giá bán nhà đã tính yếu tố vị trí nhà hoặc tiền sử dụng đất hoặc trong giấy tờ thanh lý, hóa giá có ghi diện tích nhà kèm theo diện tích đất sử dụng) thì công nhận toàn bộ diện tích nhà, đất và không phải nộp tiền sử dụng đất;
4. Không áp dụng quy định về hạn mức đất ở tại điều 6 Quy định này đối với các trường hợp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng một phần nhà, đất trước ngày 25 tháng 7 năm 1997.
Điều 10: Đối với các trường hợp quy định tại điều 7, điều 9 Quy định này, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày phát hành thông báo thu của cơ quan thuế, người xin cấp giấy chứng nhận nếu chưa nộp tiền sử dụng iều 7, điều 9 Quy định này nhưng đã sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp và được UBND xã, phường xác nhận, đồng thời phải có một trong 3 loại giấy tờ sau:
1. Biên lai nộp thuế nhà đất theo quy định của Nhà nước đúng tên người xin cấp giấy chứng nhận và phù hợp với thời gian đã sử dụng nhà ở, đất ở;
2. Bản sao hộ khẩu phải phù hợp với địa điểm và thời gian sử dụng nhà ở;
3. Giấy tờ liên quan chứng minh thời điểm sử dụng nhà ở, đất ở thì được xét cấp giấy chứng nhận theo quy định sau:
a/ Sử dụng nhà ở, đất ở trước ngày 18 tháng 12 năm 1980:
Không nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở trong hạn mức. Phần diện tích đất vượt hạn mức đất ở quy định tại khoản 1 điều 6 Quy định này (nếu có), khi chủ hộ có nhu cầu chuyển thành đất ở và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất;
b/ Sử dụng nhà ở, đất ở từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993: Nộp 20% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất trong hạn mức đất ở. Phần diện tích đất ngoài hạn mức đất ở nếu chủ hộ có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất;
c/ Sử dụng nhà ở, đất ở từ ngày 15 tháng 10 năm 1993:
- Sử dụng nhà ở, đất ở từ việc mua bán chuyển nhượng có nguồn gốc là nhà ở, đất ở có giấy tờ hợp lệ quy định tại điều 7, điều 9 Quy định này nhưng chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định thì nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất trong hạn mức đất ở. Phần diện tích đất vượt hạn mức quy định tại khoản 1 điều 6 Quy định này (nếu có), khi chủ hộ có nhu cầu chuyển thành đất ở và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất;
- Trường hợp do nhận chuyển nhượng đất của người khác từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 07 tháng 9 năm 2000 (ngày Nghị định số 38/2000/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất có hiệu lực) mà người chuyển nhượng không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, chỉ có giấy mua bán giữa hai bên và được UBND xã, phường xác nhận thì phải nộp 40% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất trong hạn mức đất ở. Phần diện tích đất ngoài hạn mức đất ở phải nộp 100% tiền sử dụng đất;
- Những trường hợp còn lại phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
C- Chi phí và nghĩa vụ tài chính :
Điều 12: Người xin cấp giấy chứng nhận phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính sau đây:
1. Nộp khoản chi phí cấp giấy chứng nhận như sau:
a/ Nhà tạm: 100.000 đ/giấy
b/ Nhà cấp 4: 150.000 đ/giấy
c/ Nhà cấp 3: 200.000 đ/giấy
d/ Nhà cấp 1, 2, biệt thự và nhà không phân biệt cấp nhà nhưng có diện tích vượt hạn mức cấp đất ở quy định tại khoản 1 điều 6: 250.000 đ/giấy.
2. Nộp các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
3. Người sử dụng đất nêu nộp một lần tiền sử dụng đất theo thông báo thu của cơ quan thuế thì được giảm 20% số tiền sử dụng đất phải nộp;
4. Các trường hợp đã nộp hồ sơ trước ngày có hiệu lực của Quy định này mà chưa thực hiện các nghĩa vụ tài chính và đã hết hạn nộp tiền theo thông báo thu của cơ quan thuế thì thực hiện theo Quy định này.
5. Không thực hiện việc truy thu, truy hoàn đối với các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận theo Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13: Sở Địa chính - Nhà đất có trách nhiệm:
1. Tổ chức triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đến từng đơn vị xã, phường. Căn cứ vào tình hình cụ thể, nghiên cứu xây dựng phương án, dự trù kinh phí thực hiện trình UBND thành phố phê duyệt;
2. Tổ chức lực lượng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho tất cả chuyên viên, nhân viên tham gia công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận;
3. Thẩm tra, lập thủ tục trình UBND thành phố cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thẩm tra, trình ký của mình.
Điều 14: Sở Xây dựng có trách nhiệm xác định quy hoạch, chỉ giới xây dựng hoặc khu dân cư ổn định, cung cấp tài liệu quy hoạch cho Sở địa chính-Nhà đất để làm cơ sở cho việc xét cấp giấy chứng nhận.
Điều 15: Cục Thuế thành phố có trách nhiệm:
1. Xác định các khoản thu và thông báo kịp thời đến các đối tượng được xét cấp giấy chứng nhận theo đúng tiến độ và thời gian quy định;
2. Thực hiện việc xét và quyết định việc miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại điểm 7 phần C Thông tư số 115/2000/TT-BTC ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Bộ Tài chính;
3. Công khai các khoản thu trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Điều 16: Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm theo dõi, quản lý quyết toán việc thu chi và tổng hợp quyết toán vào ngân sách theo đúng quy định hiện hành.
Điều 17: Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổ chức các điểm thu kịp thời, thuận tiện cho nhân dân theo đề nghị của Sở Địa chính - Nhà đất.
Điều 18: Uỷ ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm chỉ đạo UBND phường, xã thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận theo quy định chung của Nhà nước và Quy định này, đồng thời cử cán bộ cùng tham gia xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại UBND phường, xã.
Điều 19: Uỷ ban nhân dân phường, xã có trách nhiệm:
1. Thành lập Hội đồng đăng ký xét cấp giấy chứng nhận. Hội đồng có trách nhiệm giúp UBND phường, xã thực hiện việc xét cấp giấy chứng nhận theo quy định;
2. Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về nhà đất của Nhà nước đến nhân dân trong phường, xã;
3. Thông báo cho nhân dân và tổ chức kê khai, đăng ký theo đúng quy định;
4. Xác nhận nguồn gốc về nhà, đất, thời điểm sử dụng đất, xây dựng nhà của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó;
5. Lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và đề nghị UBND thành phố xét cấp giấy chứng nhận, đồng thời đề xuất hướng xử lý những trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận .
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm trong việc kê khai, đăng ký xin cấp giấy chứng nhận thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu, thực hiện công việc được giao chậm thời gian theo quy định hoặc làm sai lệch số liệu để cấp giấy chứng nhận thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 21: Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề vướng mắc, phát sinh, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Địa chính - Nhà đất để tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp./.