cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày 07/09/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về Quy chế Thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông

  • Số hiệu văn bản: 41/2000/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Ngày ban hành: 07-09-2000
  • Ngày có hiệu lực: 22-09-2000
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 19-12-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 7393 ngày (20 năm 3 tháng 3 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 19-12-2020
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 19-12-2020, Quyết định số 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày 07/09/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về Quy chế Thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 41/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong lĩnh vực giáo dục”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
 *******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 *******

 Số 41/2000/QĐ-BGDĐT  

 

Hà Nội , Ngày 07 tháng 09 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lí nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày kí ban hành. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu nách nhiệm thi hành Quyết định này. -/-

 

 

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Lê Vũ Hùng

 

QUY CHẾ

THIẾT BỊ GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000/QĐ-BGD-ĐT ngày 07/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1.Thiết bị giáo dục

Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Điều2.Yêu cầu đối với thiết bị giáo dục

Thiết bị giáo dục phải phù hợp với yêu cầu về nội dung và phương pháp của chương nình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm; an toàn cho người sử dụng, phù hợp với sự phát triển tâm lí và slnh lí lứa tuổi học sinh.

Điều3. Quản lý thiết bị giáo dục

1 Vụ Kế hoạch và Tài chính có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thiết bị giáo dục.

2 Sở Giáo dục và Đào tạo tuỳ theo điều kiện cụ thể mà hình thành tổ chức quản lý nhà nước thiết bị giáo dục trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 4. Trách nhiệm bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục

Thiết bị giáo dục được trang bị từ mọi nguồn đều là tài sản của nhà trường. Giáo viên, nhân viên, học sinh đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ những tài sản dó. Các đơn vị quản lý giáo dục các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác quản lí, trang bị và sử dụng thiết bị giáo dục.

Chương 2:

DANH MỤC VÀ CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC

Điều 5. Danh mục thiết bị giáo dục

1. Danh mục thiết bị giáo dục là bảng tên gọi các thiết bị giáo dục được sử dụng trong quá nình giảng dạy, học tập trong nhà trường.

2. Danh mục thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường mẫu giáo được quy đinh theo từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; trong trường tiểu học được quy định theo lớp học, môn học; trong trường trung học được quy định theo môn học.

3. Danh mục thiết bị giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành căn cứ vào chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học và nhu cầu sử dụng trong nhà trường.

Điều 6. Chất lượng thiết bị giáo dục

1. Chất lượng thiết bị giáo dục được quy định bằng tiêu chuẩn kĩ thuật cụ thể đối với mỗi loại sản phẩm. Tuỳ theo tầm quan trọng, phạm vi sử dụng, đặc trưng phổ biến của từng loại sản phẩm mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định áp dụng tiêu chuẩn cơ sở. tiêu chuẩn ngành, hay tiêu chuẩn quốc gia.

2. Trong trường hợp chưa ban hành được tiêu chuẩn ngành hay tiêu chuẩn quốc gia, cho phép áp dụng tạm thời nêu chuẩn của cơ sở sản xuất nhưng tiêu chuẩn này phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định thiết bị giáo dục.

3. Chất lượng thiết bị giáo dục do Việt Nam sản xuất hay nhập khẩu phải hướng tới Hệ thống chất lượng quốc tế (lSO-9000 và ISO-14OOO). Những thiết bị giáo dục đạt tiêu chuẩn hệ thống chất lượng lSO-9000 hoặc ISO-14000 được ưu tiên lựa chọn khi tiến

hành trang bị cho các cơ sở giáo dục.

Chương 3:

NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT, CUNG ỨNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC

Điều 7. Nghiên cứu khoa học về thiết bị giáo dục

Nghiên cứu khoa học về thiết bị giáo dục bao gồm xây dựng danh mục thiết bị giáo dục cho từng lớp, từng môn học; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng cho từng loại thiết bị trong các danh mục; xây dựng công nghệ chế tạo các thiết bị giáo dục mới và phục chế các thiết bị giáo dục cũ phù hợp với chương trình giáo dục.

Điều 8. Sản xuất, cung ứng thiết bị giáo dục

1. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học, các sản phẩm mới, các sản phẩm chế tạo cải tiến từ mẫu cũ về thiết bị giáo dục trước khi đưa vào sản xuất đại trà để cung cấp cho các cơ sở giáo dục phải tuân theo quy trình sau đây:

a) Tổ chức sản xuất thử, sử dụng thử nghiệm;

b) Được Hội đồng thẩm định thiết bị giáo dục đánh giá nghiệm thu;

c) Đăng kí mẫu, nhãn hiệu (thực hiện theo Quy chế nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được ban hành theo Nghị định của Chính phủ số

178 /1999/QĐ- TTG ngày 30/8/1999) với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Các thiết bị giáo dục, khi cung ứng cho các cơ sở giáo dục đưa vào sử dụng chính thức, bất kể xuất xứ, phải có vật mẫu; có nhãn hiệu rõ ràng; có thuyết minh về tiêu chuẩn kỹ thuật; có hướng dẫn lắp đặt, sử dụng và cam kết về thời gian bảo hành.

Điều 9. Hội đồng thẩm định thiết bị giáo dục

1. Hội đồng thẩm định thiết bị giáo dục là tổ chức tư vấn, do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập. Hội đồng có trách nhiệm thẩm định và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng thiết bị giáo dục trước khi đưa vào sản xuất đại trà và cung ứng cho trường học.

2. Hội đồng có ít nhất 9 thành viên. bao gồm Chủ tịch, Thư kí, một số uỷ viên của Hội đồng bộ môn, nhà giáo đang giảng dạy, nhà khoa học chuyên ngành, các nhà thiết kế, nhà sản xuất thiết bị giáo dục.

3. Hội đồng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :

a) Tiếp nhận hồ sơ thẩm định (thiết kế kĩ thuật, vật mẫu, hướng dẫn sử dụng) theo đề nghị của nhà sản xuất hay cung ứng để xem xét;

b) Tìm hiểu trực tiếp tại trường học về thực trạng và những yêu cầu có liên quan đến việc sử dụng thiết bị giáo dục theo hồ sơ đề nghị trước khi xem và đánh giá;

c) Tổ chức danh giá chất lượng thiết bị giáo dục;

d) Làm báo cáo trình Bộ hưởng xem xét, quyết định.

Chương 4:

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THIẾT BỊ GIÁO DỤC

Điều 10. Yêu cầu về quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục

1. Tất cả thiết bị giáo dục của một cơ sở giáo dục phải được đặt khoa học, dễ sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, hòm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tuỳ theo tính chất. quy mô của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử Ií theo nêu chuẩn quy định đựơc bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

2. Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.

3. Thiết bị giáo dục phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kì bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.

4. Hằng năm phải tiến hành kiểm kê theo dúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản. Việc kiểm kê bất thường phải được tiến hành trong các trường hợp sau:

a) Khi thay đổi hiệu trưởng hoặc người phụ trách công tác thiết bị giáo dục.

b) Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường;

c) Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp;

d) Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu.

Điều 11 Phòng dành cho thiết bị giáo dục

1.Các phòng đồ dùng dạy học và đồ chơi, phòng học liệu, phòng thí nghiệm bộ môn, phòng dụng cụ văn thể phải được thiết kế và lắp đặt theo chuẩn, bảo đảm nguyên tắc thực hiện đủ thí nghiệm, giờ thực hành quy định trong chương trình giáo dục.

Đối với trường mầm non, trường mẫu giáo đồ dùng dạy học và đồ chơi phải được trang bị đồng bộ cho từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Đối với trường tiểu học, phải bảo đảm mỗi lớp có ít nhất một bộ đồ dùng dạy học cho lớp đó theo danh mục chuẩn.

Đối với trường trung học, các phòng thí nghiệm bộ môn được bố trí đảm bảo cho việc thực hành được tổ chức theo nhóm.

số lượng học sinh của mỗi nhóm do giáo viên dạy lớp phân chia theo điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có của nhà trường và đặc điểm của từng môn học.

2. Mỗi trường đều có trang bị dụng cụ văn - thể bảo đảm dủ số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu học lập, rèn luyện và phát triển toàn diện của học sinh.

Điều 12. Trách nhiệm của h:êu trưởng

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây đựng kế hoạch mua sắm, trang bị. liếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. phù hợp với chương trình giáo dục; thường xuyên k!ếm tia, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết b! giáo dục; lập báo cáo lên cơ quan cấp tiên mỗi năm một lần-

Căn cứ vào Quy chế này, từng trường xây dựng nội quy quản lí thiết bị giáo dục cụ thể thích hợp với trường mình.

Điều 13. Người phụ trách công tác thiết bị giáo dục

1 Mỗi trường mầm non, trường mẫu giáo phân công một giáo viên kiêm nhiệm công tác thiết bị giáo dục.

2. Đối với các trường phổ thông, căn cứ Quyết định số 243/CP ngày 28/6/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy, biên chế của các trường phổ thông để bố trí người phụ trách công tác thiết bị giáo dục (tuỳ theo quy mô của nhà trường để bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm).

3. Người phụ trách công tác thiết bị gián dục phải là người có trình độ chuyên môn theo yêu cầu của bậc học, được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác thiết bị giáo dục và có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.

Điều 14. Nhiệm vụ và quyền của người phụ trách công tác thiết bị giáo dục

1. Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng trong việc quản lý thiết bị giáo dục của nhà trường;

2. Bảo quản sổ sách, hồ sơ thiết bị giáo dục, theo dõi việc xuất, nhập thiết bị giáo dục; ghi chép và kiểm kê thiết bị giáo dục theo đúng quy định của Nhà nước;

3. Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hằng năm để bổ sung, điều chuyển, thanh lý và bảo quản thiết bị giáo dục;

4. Tham gia việc chuẩn bị cho giáo viên và học sinh thực hiện các giờ thí nghiệm, thực hành;

5. Được trang bị phòng hộ lao động, được hưởng phụ cấp độc hại, định mức lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương 5:

ĐẦU TƯ, XUẤT – NHẬP KHẨU THIẾT BỊ GIÁO DỤC

Điều 15. Kế hoạch đầu tư về thiết bị giáo dục

1. Sở Giáo dục và Đào tạo khi xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo hằng năm phải có kế hoạch về thiết bị giáo dục nhằm bổ sung và hoàn thiện theo hướng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá; hiện đại hoá.

2. Kế hoạch đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc đầu tư đúng, đủ, năm sau phải kế thừa năm trước để phát huy hiệu quả sử dụng các thiết bị đã được đầu tư theo tinh than tiết kiệm không gây lãng phí.

3. Những kế hoạch và dự án đầu tư thiết bị giáo dục đã được phê duyệt phải được tổ chức triển khai có hiệu quả, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lí lài chính và đầu tư.

4. Việc mua thiết bị giáo dực bằng mọi nguồn vốn phải được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Các công ty được tham gia cung ứng thiết bị giáo dục phải là những công ty thực hiện đúng và đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà nước về sản xuất cung ứng thiết bị giáo dục.

Điều 16. Nhập, xuất khẩu thiết bị giáo dục

Thiết bị giáo dục nhập khẩu vào Việt Nam phải là những thiết bị tiên tiến, chưa qua sử dụng, đại yêu cầu quy định tại các Điều 2 và 6 của Quy chế này. Thời điểm nhập khẩu so với thời điểm sản xuất (xuất xưởng) không quá 2 năm. ưu tiên nhập khẩu những thiết bị giáo dục mà trong nước chưa sản xuất được; thực hiện chế độ bảo hộ những thiết bị giáo dục trong nước đã sản xuất được theo quy định của Nhà nước; những thiết bị giáo dục sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên giới thiệu sản phẩm cho các cơ sở giáo dục.

Việc nhập khẩu thiết bị giáo dục thông qua các dự án hợp tác quốc tế phải được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 17. Khen thưởng

1 Đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc nghiên cứu khoa học, quản lí, sử dụng thiết bị giáo dục hoặc phát hiện, ngăn chặn kịp thời những vụ gây lãng phí ngân sách, tổn thất tài sản hoặc sử dụng không đúng mục đích, sẽ được khen thưởng

2. Công tác thiết bị giáo dục là một tiêu chuẩn thi đua hằng năm của các đơn vị giáo dục.

Điều 18. Xử lí vi phạm

Đơn vị cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, mua và sử dụng thiết bị giáo dục, để hư hỏng, mất mát, gây thiệt hại tài sản Nhà nước thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật.