cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 2159/1999/QĐ-UB ngày 27/08/1999 Quy định quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 2159/1999/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Ngày ban hành: 27-08-1999
  • Ngày có hiệu lực: 27-08-1999
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 19-12-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5228 ngày (14 năm 3 tháng 28 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 19-12-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 19-12-2013, Quyết định số 2159/1999/QĐ-UB ngày 27/08/1999 Quy định quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 2662/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk được rà soát, hệ thống hóa năm 2013”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐẮK LẮK

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2159/1999/QĐ-UB

Buôn Ma Thuột, ngày 27 tháng 08 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994.

Căn cứ nghị định s 15/CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ “về việc quản lý thức ăn chăn nuôi”.

Căn cứ Thông tư số 08/NN-KNKL/TT ngày 17/9/1997 của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Thông tư số 02/1998/TT-BTS ngày 14/3/1998 của Bộ Thủy sản “hướng dẫn thi hành Nghị định số 15/CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi”.

Xét tờ trình s 643/TT-NN ngày 1/6/1999 của Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn; văn bản số 584/CV-TP ngày 5/8/1999 của Sở Tư pháp tỉnh Đak Lak.

QUYẾT ĐỊNH

Điu 1. Nay ban hành kèm Quyết định này bản Quy định quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đak Lak.

Điu 2. Giao cho Giám đốc SNông nghiệp & Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định này.

Điu 3. Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đc, thủ trưởng các Sở ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành ph, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ nông nghiệp & PTNT (thay b/c)
- Bộ thủy sản (thay b/c)
- Thường trực tỉnh ủy (thay b/c )
- Thường trực HĐND tỉnh (thay b/c)
-
Viện kiểm sát ND tỉnh
-
Như điều 3
-
Các quan thông tin đại chúng
-
Lưu VT, NL, TH, TM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐAK LAK
CHỦ TỊCH




Nguyễn Bá Anh

 

QUY ĐỊNH

CỦA UBND TỈNH ĐAKLAK VỀ VIỆC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐAK LAK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2159/1999/QĐ-UB ngày 27/8/1999 của UBND tỉnh Đak Lak)

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994.

- Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 19 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi.

- Căn cứ Thông tư 08/NN-KNKL/TT ngày 17 tháng 9 năm 1996 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thi hành Nghị định 15/CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ.

- Xét tờ trình s643/TT-NN ngày 1/6/1999 của SNông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Đak Lak.

Điu 1. Đăng ký sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

a- Điều kin đăng ký sn xuất thức ăn chăn nuôi:

- Có địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình công nghệ để sản xuất thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh chăn nuôi thú y và vệ sinh môi trường.

- Có điều kiện hoặc phương tiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm trước khi xuất xưởng.

- Có nhân viên kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi.

b- Điều kin kinh doanh thức ăn chăn nuôi:

- Có đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc các loại hình cơ sở sản xuất.

- Có giy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật, có cửa hàng, kho chứa trang thiết bị cần thiết phục vụ việc kinh doanh.

Điu 2. Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

a- Phải có giấy phép hành nghề do Sở nông nghiệp & PTNT cấp.

b- Phải đăng ký tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa theo quy định của sở khoa học công nghệ môi trường.

c- Các loại thức ăn chăn nuôi hàng hóa phải có bao bì, có nhãn hiệu, có ghi ngày, tháng sản xuất và hạn sử dụng, có hóa đơn, giấy tờ hợp lệ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thức ăn.

d- Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi phải báo cáo thng kê tình hình sản xuất; Quy định về địa điểm sản xuất thức ăn chăn nuôi; Quy định về bao bì, nhãn mác và việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi khi xuất xưởng.

Điu 3. Lưu thông thức ăn chăn nuôi.

a- Chỉ được bán các loại thức ăn chăn nuôi trong danh mục được phép sử dụng lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp &PTNT quy định hàng năm.

b - Không được bán các loại thức ăn đã quá hạn sử dụng, kém phẩm chất, thức ăn không rõ nguồn gốc, không đúng nhãn hiệu đã đăng ký, không có dấu kiểm tra xuất xưởng.

c- Trong gian hàng chứa thức ăn chăn nuôi không được chứa bất cứ một loại vật phẩm nào như phân hóa học, thuốc trừ sâu, xăng, dầu... có thể làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn chăn nuôi,

d- Phải có biển đề tên cửa hàng như đăng ký.

e- Người đứng bán tại quầy phải có chứng chỉ đã qua đào tạo tập trung cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi do Sở nông nghiệp &phát triển nông thôn cấp.

Điu 4. Những thức ăn chăn nuôi cấm sản xuất, kinh doanh,

a- Thức ăn chăn nuôi kém phẩm chất, quá hạn.

b- Thức ăn chăn nuôi không đăng ký hoặc đã bị đình chỉ thu hồi đăng ký.

c- Thức ăn chăn nuôi đựng trong bao bì không đúng quy cách, không có nhãn mác.

d- Thức ăn chăn nuôi có trong danh mục không được phép sản xuất kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn quy định (ở phụ lục 2 kèm theo)

e- Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng độc tố và chất có hại trên mức quy định (ở phụ lục 1 kèm theo).

Điu 5. Quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

a- Giao Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh. Phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn tại các huyện và thành phthực hiện chức năng quản lý nhà nước tại đơn vị hành chính của mình.

b- Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra nhãn mác, bao bì, khi lượng.

- Kiểm tra vệ sinh thức ăn chăn nuôi, vệ sinh môi trường, bảo quản hàng hóa.

- Kiểm tra hồ sơ xuất xứ của lô hàng, chất lượng hàng hóa qua việc lấy mẫu gửi đi xét nghiệm.

- Định kỳ kiểm tra một năm hai lần. Khi cần thiết có thể kiểm tra đột xuất nhưng phải được sự đồng ý của Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn.

c. Thu lệ phí, phí tổn trong quá trình kiểm tra, giải quyết khiếu nại theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Điu 6. Khen thưởng, xử lý vi phạm.

Tổ chức, cá nhân có thành tích về quản lý thức ăn chăn nuôi, sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi sẽ được khen thưởng; Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường./.