cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 11/1999/QĐ-UB ngày 24/02/1999 Ban hành quy định quản lý tài chính đối với các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội-nghề nghiệp có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước do tỉnh Quảng Nam ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 11/1999/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Ngày ban hành: 24-02-1999
  • Ngày có hiệu lực: 11-03-1999
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 16-07-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5606 ngày (15 năm 4 tháng 11 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 16-07-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 16-07-2014, Quyết định số 11/1999/QĐ-UB ngày 24/02/1999 Ban hành quy định quản lý tài chính đối với các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội-nghề nghiệp có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước do tỉnh Quảng Nam ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 16/07/2014 Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/1999/QĐ-UB

Tam Kỳ, ngày 24 tháng 02 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP CÓ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật NSNN ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NSNN số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998;

- Căn cứ Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ v/v phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước và Nghị định 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 87/CP;

- Xét đề nghị của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 56/TT-TCVG ngày 22/01/1999; sau khi đã thống nhất ý kiến với cơ quan liên quan,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy định quản lý tài chính đối với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước.

Điều 2. Sở Tài chính - Vật giá, Kho bạc Nhà nước tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thị, các cấp chính quyền cơ sở, các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ./.

 

 

Nơi nhận
- Như điều 3
- TVTU
- TTHĐND, UBND tỉnh
- Lưu VT, KTTH

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Vũ Ngọc Hoàng

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP CÓ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1999/QĐ-UB ngày 24/02/1999 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG :

1. Ngân sách hàng năm đảm bảo kinh phí hoạt động theo đúng chế độ hướng dẫn hiện hành của Nhà nước và các dự toán của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp phải được xây dựng có căn cứ khoa học phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương.

2. Đối với các tổ chức chính trị xã hội như : ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu Chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí để hoạt động theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động. Trong một số trường hợp đặc biệt, đối với các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có hoạt động gắn với nhiệm vụ được Nhà nước và ủy ban Nhân dân tỉnh giao thì ngân sách Nhà nước địa phương sẽ bố trí dự toán hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động theo mức khung được HĐND tỉnh thông qua và ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định cụ thể. Chỉ khi giao thêm nhiệm vụ, ngoài nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức đó thì ngân sách địa phương mới bổ sung dự toán kinh phí.

4. Hàng năm căn cứ vào khả năng nguồn ngân sách, chế độ tiêu chuẩn định mức của Nhà nước và chương trình công tác cụ thể, ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ thống nhất cơ chế phân bổ dự toán đối với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác theo quy định của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND.

II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ :

1. Quản lý biên chế và nguyên tắc phân bổ kinh phí :

1.1 Dự toán ngân sách hàng năm của các tổ chức chính trị xã hội gồm : UBMTTQ Việt Nam, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu Chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm và định mức của Bộ Tài chính.

1.2 Theo Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996; Nghị định 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ thì đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp như : Hội đồng Liên minh hợp tác xã, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học, Hội từ thiện, Hội người mù, Hội y học cổ truyền, Hội Văn học nghệ thuật... Nhà nước không giao chỉ tiêu biên chế và không phân bổ dự toán kinh phí cho toàn bộ hoạt động của tổ chức này. Căn cứ vào tính đặc thù của từng tổ chức, tính chất yêu cầu hoạt động, ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp nói trên khi xét thấy cần thiết và có điều kiện khả năng và ngân sách.

1.3 Trên cơ sở dự toán được giao hàng năm, Thủ trưởng các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp chủ động tự phân bổ cụ thể kinh phí hoạt động thường xuyên kể cả Hội nghị sơ kết, tổng kết, họp báo, giao ban và mua sắm sửa chữa nhỏ, chi tiết theo mục chi cho tất cả các nội dung chi.

- Riêng các tổ chức chính trị xã hội có tính đặc thù, dự toán ngân sách hàng năm có bố trí thêm nguồn kinh phí hoạt động.

- Do tính đặc thù của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo điều lệ quy định mà kinh phí tổ chức đại hội đã bố trí trong dự toán ngân sách được duyệt, đơn vị tự sắp xếp hết sức tiết kiệm, không lãng phí, hạn chế phát sinh.

- Ngân sách Nhà nước không bố trí bổ sung những khoản khác có liên quan như trước, trong và sau chuẩn bị phục vụ đại hội, nguồn kinh phí này đơn vị chủ động bố trí trong kinh phí được duyệt hoặc nguồn hoạt động của hội.

1.4 Kinh phí mua sắm sửa chữa lớn :

Căn cứ dự toán theo nhu cầu của từng đơn vị thực tế có phát sinh với khả năng nguồn ngân sách hàng năm mà bố trí theo nguyên tắc chung về mua sắm và sửa chữa lớn.

1.5 Nguồn kinh phí hoạt động có tính chất phối hợp :

Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động có gắn liền với nhiệm vụ Nhà nước giao thì chủ động bàn bạc, đăng ký kế hoạch công tác cùng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh có liên quan hàng năm để bố trí một phần từ nguồn kinh phí sự nghiệp hỗ trợ (như : hỗ trợ cho công tác quản lý các hợp tác xã, hỗ trợ cho liên minh các hợp tác xã, Hội làm vườn từ nguồn kinh phí sự nghiệp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; sự nghiệp giáo dục và đào tạo, hỗ trợ kinh phí họat động hè, hội khỏe phù đổng; sự nghiệp văn hóa thông tin hỗ trợ cho công tác vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư của mặt trận...)

1.6 Kinh phí đào tạo các tổ chức chính trị - xã hội :

- Dự toán hàng năm ủy ban Nhân dân tỉnh phân bổ cho hội đồng đào tạo tỉnh mà cơ quan thường trực là Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, các đơn vị chủ động lập dự toán đầu năm với các cơ quan trên để phân bổ theo khả năng nguồn kinh phí đúng quy định về chế độ đào tạo bồi dưỡng.

- Ngoài ra các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp nếu có nhu cầu cho công tác tập huấn, đào tạo tăng thêm phải tự sắp xếp kinh phí. Đối với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, thị thì các trung tâm bồi dưỡng chính trị phải bố trí một phần kinh phí trong dự toán để phục vụ công tác đào tạo chung.

2. Các khoản thu của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp gồm :

2.1 Tiền đóng góp bắt buộc của hội viên theo quy định tại điều lệ của các hội (hội phí của hội viên, đóng góp của các tổ chức cơ sở).

2.2 Tiền viện trợ, tiền ủng hộ, quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2.3 Tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước các cấp.

2.4 Tiền thu thanh lý, nhượng bán tài sản của các hội theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.5 Tiền thu từ các hoạt động và thu khác theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn thu và nộp vào kho bạc Nhà nước, đơn vị phải tổ chức hạch toán mở sổ sách kế toán theo dõi từng khoản thu, chi, quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.

3. Quản lý, cấp phát kinh phí ngân sách Nhà nước :

- Trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị cùng với Sửo Tài chính - Vật giá đối với ngân sách tỉnh quản lý, Phòng tài chính đối với ngân sách huyện, thị quản lý phân bổ chi tiết dự toán ngân sách năm theo mục lục ngân sách Nhà nước.

- Hàng qúy trên cơ sở dự toán kinh phí năm và đề nghị của đơn vị, Sở Tài chính - Vật giá, Phòng tài chính huyện, thị cấp phát hạn mức kinh phí trực tiếp cho từng đơn vị hạơc cấp hạn mức kinh phí qua đơn vị chủ quản.

4. Công tác kiểm tra và thanh tra quyết toán :

Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp chịu trách nhiệm trước Nhà nước về sử dụng hạn mức kinh phí và các nguồn huy động khác, chi đúng chính sách chế độ Nhà nước quy định hiện hành, chịu sự thẩm tra, giám sát của cơ quan tài chính cùng cấp và kiểm soát chi của KBNN theo Thông tư 40/TC/KBNN ngày 25/4/1997 của Bộ Tài chính.

Hàng qúy, năm lập báo cáo quyết toán theo quy định tài Thông tư 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 và Quyết định số 999/TC-CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính gửi về cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

1. Các Sở, Ban, ngành liên quan của tỉnh và ủy ban Nhân dân các cấp phối hợp tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý tài chính đối với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi nguồn kinh phí được cho phép và đúng theo quy định của pháp luật.

2. Thủ trưởng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có sử dụng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, nguồn kinh phí của hội đóng góp, viện trợ, ủng hộ của các tổ chức trong và ngoài nước và các nguồn khác thực hiện đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước./.