cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 482/1998/QĐ-UB ngày 08/05/1998 Quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 482/1998/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Ngày ban hành: 08-05-1998
  • Ngày có hiệu lực: 08-05-1998
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 02-07-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5899 ngày (16 năm 1 tháng 29 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 02-07-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 02-07-2014, Quyết định số 482/1998/QĐ-UB ngày 08/05/1998 Quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 361/QĐ-UBND ngày 02/07/2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành từ ngày 01/4/1992 đến ngày 31/12/2013”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 482/1998/QĐ-UB

Ninh Bình, ngày 8 tháng 5 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.

- Căn cứ vào pháp lệnh Bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật ngày 15/2/1993 và Nghị định 92/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. - Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định của tỉnh trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Điều 3.- Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Tài chính-vật giá, Tư pháp, Thương mại, Khoa học công nghệ và môi trường, Cục thuế tỉnh, Y tế, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Lưu VT,Vp3 KT/14

T.M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
K.T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Biên Thuỳ

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo QĐ số 482/1998/QĐ-UB ngày 8/5/1998 của UBND tỉnh Ninh Bình )

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các chế phẩm dùng đề phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, các chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chế phẩm có tác dụng sua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để diệt.

Điều 2.- Trong quy định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1) Hoạt chất hay chất hữu cơ của thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các chất có trong thuốc thành phẩm có tác dụng diệt trừ hoặc hạn chế sinh trưởng, phát triển của các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, chất có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.

2) Thuốc thành phẩm là thuốc được sản xuất theo quy trình công nghệ đã được chứng nhận, có tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký tại cơ quan chức năng có thẩm quyền và được phép đưa vào lưu thông sử dụng.

3) Thuốc kỹ thuật là thuốc có hàm lượng hoạt chất cao được dùng để gia công, chế biến thuốc thành phẩm.

4) Dạng thuốc là trạng thái vật lý với những yêu cầu về tính chất lý học đặc thù của thuốc thành phẩm được thể hiện dưới dạng lỏng, dạng dung dịch, dạng nhũ dầu, dạng huyền phù, dạng hạt, dạng bột tan, dạng bột thấm nước, dạng nhão v.v...

5) Thời gian cách lý là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối đến ngày thu hoạch sản phẩm trong quá trình trồng trọt hoặc thời gian tối thiểu từ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng đến khi sử dụng sản phẩm trong quá trình bảo quản.

6) Dư lượng là lượng hoạt chất và các sản phẩm phân huỷ có độc tính còn lưu lại trong nông sản phẩm, môi trường sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 3.- Các tổ chức, cá nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh có hoạt động sản xuất, gia công, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, lưu chứa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ theo quy định của tỉnh về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 4.- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, chủng loại, tính năng tác dụng và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và ban hành quy chế cấp giấy phép hoạt động dịch vụ thuốc bảo vệ thực vật.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và môi trường, Sở Y tế và Sở Thương mại trong quản lý Nhà nước về sản xuất gia công, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, lưu chứa, nhãn thuốc, bao bì, đóng giói và quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 5:- Nghiêm cấm việc nhập khẩu, sản xuất, gia công, lưu thông và sử dụng các loại thuốc không có trong danh mục, thuốc giả, thuốc đã hết hạn sử dụng, thuốc không có dấu kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất, thuốc không có hoặc không đúng nhãn hiệu tiêu chuẩn chất lượng đăng ký.

Chương II

SẢN SUẤT, GIA CÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SỬ DỤNG TRONG NƯỚC

Điều 6.- Hoạt động sản xuất gia công thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

1) Sản xuất các hoạt chất, thuốc kỹ thuật có nguồn gốc từ hoá học, sinh học.

2) Gia công các hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật thành thuốc thành phẩm ở các dạng khác nhau để sử dụng.

3) Các hoạt động đóng chai, đóng gói từ khối lượng, dung tích lớn thành khối lượng, dung tích nhỏ.

Điều 7.

1) Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật (bao gồm cả việc đóng chai, đóng gói) phải tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước về đăng ký thành lập và thành lập lại doanh nghiệp và các loại hình cơ sở sản xuất. Cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp sau khi có ý kiến thẩm định của chi cục bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Sở Khoa học công nghệ và môi trường về tiêu chuẩn, chủng loại, dạng và tính năng tác dụng của thuốc.

Việc thẩm định và cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp và cơ sở sản xuất bảo vệ thực vật chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu không cấp giấy phép thì phải thông báo rõ lý do bằng văn bản để tổ chức, cá nhân xin đăng ký biết.

Điều 8.- Tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất, gia công các loại thuốc bảo vệ thực vật sau:

1) Các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố.

2) Các loại thuốc bảo vệ thực vật sản xuất, gia công để xuất khẩu.

Điều 9.- Các loại thuốc bảo vệ thực vật phải đăng ký sản xuất, gia công bao gồm:

a) Thuốc đăng ký sản xuất gia công lần đầu.

b) Thuốc đã được cấp đăng ký sản xuất, gia công nhưng có thay đổi về tên gọi, hàm lượng hoạt chất, công thức, dạng thuốc, bao bì, nhãn hiệu.

c) Thuốc đã sản xuất ở nước ngoài, nhưng nay đăng ký sản xuất gia công ở tỉnh.

d) Thuốc được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép được sử dụng thử.

Điều 10.- Điều kiện để tổ chức, cá nhân xin đăng ký sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật.

1) Có quy trình công nghệ sản xuất, gia công đảm bảo chất lượng thuốc bảo vệ thực vật.

2) Có địa điểm và trang thiết bị đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người, sinh vật và môi trường sinh thái.

3) Người quản lý, điều hành sản xuất, gia công phải có bằng hoặc chứng chỉ đại học về hoá học hoặc bảo vệ thực vật.

4) Có đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất, gia công.

Điều 11.- Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất gia công thuốc bảo vệ thực vật:

1) Tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, gia công và bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của giấy phép.

2) Giấy phép sản xuất, gia công thuốc chỉ cấp 1 lần và có giá trị kể từ ngày cấp. Sau 6 tháng kể từ ngày cấp giấy phép nếu không triển khai thì bị thu hồi giấy phép.

3) Khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép và hoạt động, nhưng không tiếp tục sản xuất, gia công thì phải trả lại giấy phép.

4) Cơ sở sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm báo cáo tình hình sản xuất, gia công hàng quý, hàng năm với cơ quan cấp giấy phép và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo quy định hiện hành của Nhà nước về công tác báo cáo thống kê.

5) Tổ chức cá nhân xin sản xuất, gia công thuốc phải nộp l khoản lệ phí theo quy định của Nhà nước.

6) Nghiêm cấm hành vi sản xuất, gia công thuốc không có giấy phép hoặc không đúng quy định trong giấy phép.

Chương III

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 12.

1) Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu thuốc thành phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất, gia công thuốc thành phẩm theo quy định của pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định nhu cầu thuốc cần nhập hàng năm. Trên cơ sở đó Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật và theo đề nghị của các cơ sở có giấy phép hoạt động xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu để sản xuất gia công thuốc bảo vệ thực vật.

2) Đối với trường hợp thuốc thành phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất, gia công thuốc thành phẩm nhưng chưa có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam thì việc nhập khẩu số lượng ít để phục vụ cho công việc nghiên cứu, thí nghiệm, sản xuất thử phải được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép.

Điều 13.- Tổ chức cá nhân xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải có các điều kiện sau đây:

1) Có hợp đồng đặt hàng ở nước ngoài

2) Có giấy phép xuất khẩu của Bộ Thương mại

3) Trường hợp, tổ chức, cá nhân nước ngoài tự bỏ vốn hoặc liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam để xuất khẩu thì phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định.

Chương IV

LƯU THÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 14.- Lưu thông thuốc bảo vệ thực vật bao gồm quá trình từ khi thuốc thành phẩm được xuất khỏi cơ sở sản xuất, gia công hoặc thuốc nhập vào cửa khẩu Việt Nam cho tới khi sử dụng thuốc.

Điều 15.- Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn theo yêu cầu bảo quản của từng loại thuốc. Phải có xe chuyên dùng, không được vận chuyển chung với xe chở khách, xe chở lương thực và thực phẩm.

Điều 16.- Tổ chức, cá nhân lưu chứa thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải có kho tàng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng thuốc, bảo đảm an toàn đối với người, sinh vật và môi trường sinh thái.

- Trường hợp thuốc bảo vệ thực vật rơi vãi, rò rỉ thì người gây ra phải áp dụng các biện pháp xử lý và báo cáo ngay về cơ quan có thẩm quyền biết để xử lý và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Tại nơi lưu trữ thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ phương tiện chống cháy, phòng chống bão lụt để đảm bảo an toàn cho người, sinh vật và môi trường sinh thái. Phải thực hiện chế độ báo cáo khẩn cấp (trước và sau bão lụt) những biến cố xảy ra với UBND xã (phường) sở tại và cơ quan bảo vệ thực vật gần nhất.

Điều 17.- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ điều kiện sau:

- Có địa điểm phù hợp với quy hoạch theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền ( được chính quyền xã, phường, huyện, thị đồng ý).

- Có giấy phép kinh doanh do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp, có giấy phép hành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn uỷ quyền cho Chi cục bảo vệ thực vật cấp.

- Có văn bằng hoặc chứng chỉ về trình độ chuyên môn theo quy định (chứng nhận qua lớp huấn luyện về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp).

- Có đủ sức khoẻ để làm việc.

- Có cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật riêng, có quầy đựng thuốc, kho chứa và trang thiết bị cần thiết.

Điều 18.- Phạm vi kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật:

- Chỉ được bán các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định hàng năm.

- Không được bán thuốc giả, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc kém phẩm chất, thuốc không rõ nguồn gốc hợp pháp, thuốc không đúng nhãn hiệu tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thuốc không có dấu kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất, không có ngày tháng sang chai đóng gói và thời hạn sử dụng thuốc.

- Các loại thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam chỉ có các Công ty vật tư, trạm vật tư Nông nghiệp, doanh nghiệp mới được phép bán buôn và phải có niêm yết hướng dẫn kỹ thuật sử dụng với từng loại thuốc tại quầy bán.

- Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với thuốc dùng cho người và thuốc thú y, với lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc và hàng giải khát trong cùng 1 cửa hàng.

Điều 19.- Việc lưu thông, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật:

- Thuốc lưu thông phải có nhãn hiệu hàng hoá theo đúng quy định đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

- Các Công ty, doanh nghiệp của Trung ương và tỉnh ngoài vào hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên điạ bàn tỉnh phải đăng ký cụ thể với Chi cục Bảo vệ thực vật về chủng loại thuốc, nhãn, mác, chất lượng thuốc, nội dung quảng cáo (nếu có).

- Việc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải được thông qua Chi cục bảo vệ thực vật, chỉ được thông tin quảng cáo các loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam. Nội dung quảng cáo, thông tin phải đúng tính năng, tác dụng của thuốc và theo quy định của Nhà nước.

Chương V

SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 20.- Tổ chức, cá nhân là chủ tài nguyên thực vật, có quyền sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc được phép sử dụng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn hoặc theo chỉ dẫn ở nhãn thuốc, sử dụng đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng phương pháp, đúng phạm vi cho phép, bảo đảm an toàn cho người, động vật và môi trường sinh thái.

Điều 21.- Việc thu hoạch, sử dụng thuốc thực vật và sản phẩm thực vật đã sử lý thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng quy định về thời gian cách ly đối với mỗi loại thuốc.

Điều 22.- Việc tiêu huỷ thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, lưu thông và sử dụng phải tuân theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Chương VI

KIỂM ĐỊNH, KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 23: Chi cục bảo vệ thực vật và các cơ quan có thẩm quyền, có quyền kiểm tra, lấy mẫu để kiểm định chất lượng thuốc trong quá tình lưu thông và sử dụng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong nông sản theo định kỳ hoặc đột xuất, hoặc theo yêu cầu của chủ hàng.

- Chi cục bảo vệ thực vật quản lý việc khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới trên địa bàn tỉnh. Các loại thuốc có trong danh mục nhưng lần đầu đưa vào tỉnh phải qua Chi cục bảo vệ thực vật để tổ chức khảo nghiệm và hội thảo.

- Kết quả kiểm định và khảo nghiệm là cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật. Cơ quan kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định và khảo nghiệm của mình trước pháp luật.

Điều 24: Trong quá trình sản xuất, gia công, hành nghề dịch vụ thuốc bảo vệ thực vật, kiểm định, khảo nghiệm thuốc, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phải tuân theo quy định về việc kiểm tra, lấy mẫu và phải trả lệ phí, các phí tổn phát sinh cần thiết theo quy định của nhà nước.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25: Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại, truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định của pháp luật.

Điều 26: Sở Nông nghiệp và PTNT, phối hợp với các cơ quan hữu quan, ban hành các quy định chi tiết, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thi hành quy định này. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình tổ chức thực hiện quy định này./.

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH