Quyết định 233/QĐ-UB năm 1979 Quy định về việc xét thưởng Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu văn bản: 233/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 22-08-1979
- Ngày có hiệu lực: 22-08-1979
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-11-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 7021 ngày (19 năm 2 tháng 26 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-11-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 233/QĐ-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 08 năm 1979 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “BẢN QUY ĐỊNH VỀ XÉT THƯỞNG HUY HIỆU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27-10-1962 ;
Căn cứ Nghị định số 24-CP ngày 2-2-1976 của Hội đồng Chính phủ ban hành quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế ;
Căn cứ Nghị quyết Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa I kỳ họp thứ 8 ngày 28-7-1979 về vấn đề ban hành Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh ;
Xét đề nghị của Ban Thi đua và khen thưởng thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản “Quy định về việc xét thưởng Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh”.
Điều 2. Bản quy định này có hiệu lực trong phạm vi thành phố và được áp dụng kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng ban Thi đua khen thưởng thành phố, Thủ trưởng sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC XÉT THƯỞNG HUY HIỆU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 233/QĐ-UB ngày 22-8-1979 của UBND Thành phố)
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Từ thời kỳ thành phố còn bị tạm chiếm và từ ngày giải phóng đến nay, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thành phố không ngừng nẽu cao truyền thống cách mạng vẻ vang của thành phố, hăng hái thi đua hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc giải phóng thành phố, cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ thành phố.
Trong phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều điển hình tốt tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, đó là những nhân tố tích cực, cần được biểu dương. Việc thưởng Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh là thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền thành phố đối với những người có nhiều thành tích xuất sắc, góp nhiều công sức vào sự nghiệp cách mạng của thành phố, cổ vũ động viên mọi người nâng cao nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tích cực hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Lệnh tổng động viên của Nhà nước, đẩy mạnh phong trào đồng khởi thi đua lao động, sản xuất và tiết kiệm, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA HUY HIỆU
Nội dung và hình thức huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh thể hiện vị trí rất quan trọng của thành phố đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nói lên nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu của nhân dân thành phố là phải ra sức xây dựng thành phố nhanh chóng trở thành trung tâm công nghiệp, trung tâm văn hóa, khoa học, kỹ thuật, trung tâm giao dịch quốc tế lớn của cả nước để xứng đáng là một thành phố xã hội chủ nghĩa được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
III. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TẶNG THƯỞNG HUY HIỆU
Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh chỉ dành tặng thưởng cho :
1. Những công dân thành phố có những thành tích theo tiêu chuẩn quy định.
2. Tặng lưu niệm khi cần thiết cho những đại biểu trong nước và nước ngoài đến thăm thành phố.
IV. TIÊU CHUẨN
Những người đang sống và hoạt động tại thành phố đạt được 1 trong 8 tiêu chuẩn sau đây thì được xét tặng huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh :
1. Những người đã có góp công góp sức cho sự nghiệp giải phóng thành phố và từ sau ngày giải phóng đến nay vần chấp hànnh tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
2. Những người được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
3. Cán bộ, công nhân viên hiện công tác tại thành phố và đã được công nhận danh hiệu lao động tiên tiến 3 năm liền kể từ năm 1976 hoặc lập thành tích xuất sắc trong việc phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng của thành phố.
4. Những người đã có hành động hy sinh dũng cảm bắt cướp, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản nhân dân, cứu kho tàng, cứu người bị tai nạn.. hoặc đã có sáng kiến đem lại hiệu quả thiết thực phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
5. Những gia đình có 3 con trở lên đang làm nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân vũ trang, thanh niên xung phong, không một người nào bị xử kỷ luật.
6. Chiến sĩ và cán bộ trong lực lượng vũ trang công an và thanh niên xung phong tại ngũ được 3 năm trở lên không vi phạm tham ô, cửa quyền, công tác tốt, được nhân dân yêu mến.
7. Những người tham gia cách mạng đã được thưởng huân chương hiện đang công tác hoặc đã hưu trí, nghỉ vì mất sức lao động mà vẫn giữ được phẩm chất cách mạng tốt.
8. Những người sống bằng lao động chân chính, tôn trọng pháp luật Nhà nước ; có nếp sống lành mạnh, đoàn kết tương trợ trong tổ dân phố, thôn, ấp, hăng hái làm tròn nghĩa vụ công dân (nghĩa vụ lương thực, nghĩa vụ lao động và những công tác xã hội, v.v...( đã được tập thể bình bầu).
V. TỔ CHỨC XÉ TẶNG
1. Tổ chức
- Cán bộ, công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước do ban lãnh đạo (Đảng ủy, Công đoàn, Giám đốc của đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện xét chọn đề nghị đưa lên Thủ trưởng sở, ban, ngành xem xét và đề nghị lên Ủy ban nhân dân thành phố).
Những người lao động trong các xí nghiệp dân doanh tập thể thuộc các ban, ngành, sở cấp thành phố hoặc cấp quận, huyện quản lý thì do Ban quản trị và công đoàn của xí nghiệp, tổ chức dân doanh tập thể đề nghị đưa lên thủ trưởng sở, ban, ngành xem xét và đề nghị lên Ủy ban nhân dân thành phố.
- Những người lao động thuộc khu vực sản xuất tập thể (hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, tổ hợp..) do Ủy ban nhân dân phường, xã phối hợp với Ban quản trị và Công đoàn hay Nông hội chọn đưa lên Ủy ban nhân dân quận, huyện xem xét và đề nghị lên Ủy ban nhân dân thành phố.
- Những người khác có thành tích đáng được khen thưởng thì do Ủy ban nhân dân phường, xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, ...chọn đưa lên quận, huyện xem xét đề nghị lên Ủy ban nhân dân thành phố.
Lực lượng vũ trang và công an thành phố, lực lượng thanh niên xung phong xét chọn trong ngành mình và báo cáo danh sách lên Ủy ban nhân dân thành phố,
2. Phương pháp xét chọn :
- Lãnh đạo đơn vị cơ sở tổ chức sinh hoạt phổ biến cho mọi người thông suốt mục đích, ý nghĩa, tiêu chuẩn bình xét, từ đó liên hệ đối chiếu bản thanh tự báo, tự phong sau đó thẩm tra lại và lập danh sách đề nghị lên sở, ban, ngành, quận, huyện, lãnh đạo sở, ban, ngành, quận, huyện xét duyệt và lập danh sách trình Ủy ban nhân dân thành phố.
- Làm nhẹ nhàng, gọn, chính xác, không trùng sót, đảm bảo đoàn kết, động viên phấn khởi nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của mọi người.
VI. Huy hiệu thành phố chỉ dành tặng thưởng vào những dịp kỷ niệm truyền thống của nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ có quy định cụ thể thời gian cho từng đợt xét thưởng.
Riêng đợt đầu tiên xét thưởng huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám (19-8) và Quốc khánh (2-9).
VII. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc thành phố, các cơ quan Trung ương đóng tại thành phố kết hợp với việc báo cáo tổng kết thành tích nhân dịp kỷ niệm 2-9 hướng dẫn việc xét tặng huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh đạt kết quả tốt.