Quyết định 161/QĐ-UB năm 1979 quy định tạm thời về việc đi lại của các phương tiện nổi cơ giới và thô sơ trong khu vực cảng Sài gòn do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu văn bản: 161/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 10-01-1979
- Ngày có hiệu lực: 10-01-1979
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-11-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 7245 ngày (19 năm 10 tháng 10 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-11-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 161/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 1979 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIỆC ĐI LẠI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NỔI CƠ GIỚI VÀ THÔ SƠ TRONG KHU VỰC CẢNG SÀI GÒN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962;
Căn cứ Nghị định số 307/TTg ngày 18-8-1959 của Thủ tướng Chính phủ quy định thể lệ đi lại trên các sông hồ, sông đào và nông giang của các phương tiện vận tải thủy,
Để đảm bảo trật tự trị an và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền trong nước cũng như nước ngoài hoạt động trong khu vực cảng Sài gòn,
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công an thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định tạm thời về việc đi lại của các phương tiện nổi cơ giới và thô sơ trong khu vực cảng Sài gòn.
Điều 2. Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công an, Giám đốc cảng Sài gòn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện: 1, 4, Thủ Đức, Nhà Bè và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ VIỆC ĐI LẠI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NỔI CƠ GIỚI VÀ THÔ SƠ TRONG KHU VỰC CẢNG SÀI GÒN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 161/QĐ-UB ngày 10-01-1979 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
Nhằm bảo vệ trật tự trị an và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền trong và ngoài nước đi lại và hoạt động trong khu vực cảng Sài gòn từ Bắc Thủ Thiêm đến phao số 33; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định:
Điều 1. Các phương tiện nổi cơ giới và thô sơ, công và tư (kể cả của các địa hương khác) chuyên chở hàng hoá đến Sài gòn và ngược lại, chạy dọc theo sông Sài gòn khi qua khu vục cảng Sài gòn nói trên, ngoài việc chấp hành luật lệ đường sông hiện hành, còn phải tuân thủ những điều sau đây:
1) Chỉ đựơc đi thẳng đường (theo hành lang), cách các phương tiện nổi đang đậu và đang hoạt động 10m.
2) Không được chạy cắt mũi, cặp mạn, sang mạn hoặc neo đậu, buộc vào phao, cặp cầu bến.
Trường hợp phương tiện bị hư hỏng máy móc hặoc bị trở ngại không tiếp tục di chuyển được, thuyền trưởng hay người điều khiển phương tiện phải lập tức sử dụng tín hiệu hay ám hiệu để báo cáo và xin sự chỉ dẫn của Công an cảng và Cảng vụ.
Điều 2. Chủ phương tiện đò ngang đưa đón nhân dân từ An Khánh sang Sài gòn và Tân Thuận Đông hoặc ngược lại, phải có giấy phép của Công an cảng và phải đi theo hành lang nhứt định:
- Phao số 1 sang công cờ Thủ Ngữ và ngược lại.
- Phao số 13 sang chợ Tân Thuận Đông và ngược lại.
Điều 3. Cơ quan Cảng, khi sử dụng các phương tiện nổi để chở thủy thủ, công nhân cảng từ bến ra tàu và ngược lại, phải báo và chịu sự kiểm soát của Công an Cảng.
Điều 4. Cấm buôn bán, trao đổi hàng hoá, đóng đáy, chài lưới, câu cá, bơi lội có phao hoặc không có phao trong khu vực Cảng nói trên.
Điều 5. Công an Cảng, Cảng vụ, Hải quan có quyền kiểm soát các phương tiện nổi (của Việt Nam) trong khu vực Cảng Sài gòn nói trên bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết.
Khi có sự kiểm soát, chủ các phương tiện nổi hoặc người phụ trách có trách nhiệm xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết như: giấy đăng ký, giấy lưu hành, danh bạ thuyền viên, giấy phép chở hàng hoá, giấy phép hoạt động trong khu vực,…
Điều 6. Người vi phạm, tuỳ trường hợp sẽ bị xử phạt theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:
- Phê bình, cảnh cáo.
- Phạt tiền từ 1 đồng đến 5 đồng đối với phương tiện nổi thô sơ, từ 2 đồng đến 20 đồng đối với phương tiện nổi cơ giới.
- Thu hồi bằng lái.
Nếu trường hợp vi phạm liên quan đến Luật Hải quan hay các luật khác, sẽ bị tiếp tục xử lý theo các luật lệ hiện hành.
Điều 7. Giám đốc Sở Công an thành phố có trách nhiệm hướng dẫn thi hành bản quy định này. Giám đốc Cảng Sài gòn có trách nhiệm cấp cờ hiệu thống nhứt cho các tàu thuyền của các cơ quan thừa hành công tác trong phạm vi khu vực cảng nói trên.
Điều 8. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.