Quyết định 150/QĐ-UB năm 1978 về tổ chức hoạt động của Ban Sản xuất xã và Ban Sản xuất ấp do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu văn bản: 150/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 17-07-1978
- Ngày có hiệu lực: 17-07-1978
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-11-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 7422 ngày (20 năm 4 tháng 2 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-11-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 1978 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN SẢN XUẤT XÃ VÀ BAN SẢN XUẤT ẤP
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chánh các cấp ngày 27-10-1962;
Xét yêu cầu củng cố, tăng cường tổ chức quản lý nông nghiệp ở các xã ngoại thành,
Theo bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp về tổ chức và hoạt động của Ban Sản xuất xã, Ban Sản xuất ấp, và theo đề nghị của các đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay thành lập Ban Sản xuất xã và Ban Sản xuất ấp để giúp Ủy ban Nhân dân xã chỉ đạo và quản lý sản xuất nông nghiệp xã. Ở các phường mà đại bộ phận nhân dân sản xuất nông nghiệp được thành lập Ban Sản xuất phường có chức năng, nhiệm vụ và thành phần như Ban Sản xuất xã.
Điều 2. Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Ban Sản xuất xã và Ban Sản xuất ấp.
Điều 3. Các đồng chí ChánhVăn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Giám đốc Sở Thủy lợi, Giám đốc Sở Tài chánh, thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN SẢN XUẤT XÃ VÀ BAN SẢN XUẤT ẤP
(Ban hành kèm theo quyết định số 150/QĐ-UB ngày 17-7-1978 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
Do đặc điểm tình hình sản xuất nông nghiệp ở xã, ấp đang ở trong quá trình cải tạo quan hệ sản xuất, chưa xây dựng xong hệ thống hợp tác xã nông nghiệp;
Mặt khác, do công tác cải tạo nông nghiệp phải gắn liền với tổ chức lại và xây dựng phát triển sản xuất trên cơ sở phân vùng quy hoạch nông nghiệp và công tác thủy lợi nhỏ ở xã, ấp cũng phải gắn liền phục vụ cho sản xuất nông nghiệp;
Xuất phát từ yêu cầu cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thành phố và thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố lần thứ I đề ra đến năm 1979 hoàn thành về cơ bản hợp tác hóa nông nghiệp;
Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định thành lập Ban Sản xuất và Ban Sản xuất ấp và ban hành quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Ban Sản xuất xã và Ban Sản xuất ấp như sau:
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
A. Ban Sản xuất xã
Điều 1. Ban Sản xuất xã là tổ chức chuyên trách về nông nghiệp của Ủy ban Nhân dân xã có chức năng: vận động, tổ chức hợp tác hóa nông nghiệp; quản lý việc phát triển sản xuất nông nghiệp; vận động thu mua và giao nộp sản phẩm cho Nhà nước; quản lý công tác thủy lợi nhỏ.
Ban Sản xuất xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban Nhân dân xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Ban Nông nghiệp huyện về kế kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, chịu sự chỉ đạo của Ban Cảihoạch và kinh tế tạo nông nghiệp huyện về công tác vận động hợp tác hóa và chịu sự chỉ đạo của Ban Thủy lợi huyện về thực hiện công tác thủy lợi nhỏ.
Điều 2. Ban sản xuất xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban Nhân dân xã chỉ đạo và tổ chức thực hiện những việc như sau:
1) Quản lý sản xuất nông nghiệp của xã về các mặt: kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, diện tích, đất đai, vật tư, máy móc, trâu bò, thủy lợi tưới tiêu, lao động nông nghiệp, bán sản phẩm nông nghiệp Nhà nước theo nghĩa vụ đối với các thành phần kinh tế của xã.
2) Điều hành, phối hợp các tổ chức sản xuất của các ấp trên các mặt vật tư, máy móc, lao động trong sản xuất nông nghiệp toàn xã nhằm bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp của xã.
3) Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, chỉ đạo, hướng dẫn các ấp thực hiện các chủ trương, chánh sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển nông nghiệp theo con đường hợp tác xã hội chủ nghĩa, cụ thể: vận động tổ chức các tập đoàn sản xuất, các hợp tác xã nông nghiệp; chỉ đạo và quản lý sự hoạt động của các tổ sản xuất tập thể này.
4) Vận động, tổ chức nông dân làm thủy lợi nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được huyện giao.
B. Ban Sản xuất ấp
Điều 3. Tùy điều kiện cụ thể, không nhất thiết tổ chức Ban Sản xuất ấp ở tất cả các ấp. Ở những ấp có diện tích canh tác lớn, có nhiều tập đoàn sản xuất, theo quy hoạch, sẽ được xây dựng thành hợp tác xã nông nghiệp, thì có thể tổ chức Ban Sản xuất ấp. Ban Sản xuất ấp chịu sự lãnh đạo, hướng dẫn về kế hoạch, kinh tế - kỹ thuật của Ban Sản xuất xã và Ban Nông nghiệp huyện. Ban Sản xuất ấp có các nhiệm vụ chính như sau:
1) Thực hiện việc quản lý nông nghiệp trong ấp về các mặt kế hoạch, diện tích, kỹ thuật canh tác, vật tư, máy móc, sức kéo, lao động, thủy lợi tưới tiêu, thu hoạch và bán nông sản phẩm cho Nhà nước theo nghĩa vụ.
2) Vận động nhân dân tham gia vào các tổ chức sản xuất tập thể xã hội chủ nghĩa: tập đoàn sản xuất, tổ chức cơ khí, hợp tác xã nông nghiệp; Ban Sản xuất xã quản lý sự hoạt động của các tổ chức này.
3) Hướng dẫn nông dân về các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến đạt năng suất cao.
4) Tổ chức, huy động, chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân làm thủy lợi nhỏ theo quy hoạch, kế hoạch của xã.
II. TỔ CHỨC
Điều 4. Thành phần Ban Sản xuất xã tùy điều kiện tình hình thực tế từng xã mà bố trí; số lượng có từ 5 đến 7 cán bộ bao gồm Trưởng Ban là Phó Chủ tịch xã, phụ trách chung, và các Phó Ban được phân công phụ trách các mặt công tác sau đây:
- Trồng trọt, quy hoạch và quản lý ruộng đất,
- Chăn nuôi và thú y,
- Kế hoạch, vật tư, kỹ thuật (bao gồm cả sức kéo),
- Thủy lợi tưới tiêu,
- Về chính sách, định mức lao động, hoa lợi, quản lý việc bán sản phẩm nông nghiệp cho Nhà nước,
- Vận động hợp tác hóa,…
Điều 5. Thành phần Ban Sản xuất ấp tùy điều kiện tình hình thực tế mà bố trí số lượng và phân công cho thích hợp; có thể từ 3 đến 5 cán bộ.
III. CHÁNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ BAN SẢN XUẤT XÃ VÀ BAN SẢN XUẤT ẤP
Điều 6. Các thành viên Ban Sản xuất xã, phường được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng và các chế độ quyền lợi như cán bộ xã, phường; các thành viên Ban Sản xuất ấp được hưởng trợ cấp hàng tháng và các chế độ quyền lợi như cán bộ Ban Nhân dân ấp; nhưng cán bộ nào đã hưởng trợ cấp định suất rồi thì không được cấp nữa (ví dụ: Phó Chủ tịch xã là Trưởng Ban Sản xuất xã đã được cấp phụ cấp định suất theo chức vụ Phó Chủ tịch thì không được nhận thêm phần trợ cấp chức vụ Trưởng Ban Sản xuất xã nữa; Trưởng, Phó Ban Nhân dân ấp kiêm Trưởng Ban Sản xuất ấp đã được trợ cấp định suất theo chức vụ rồi, thì không nhận thêm phần trợ cấp Trưởng Ban Sản xuất ấp nữa).
Đối với cán bộ có lương được cấp trên điều động về tăng cường làm cán bộ Ban Sản xuất xã và Ban Sản xuất ấp thì vẫn được lãnh lương và hưởng các chế độ khác quy định cho cán bộ trong biên chế Nhà nước, không được lãnh thêm trợ cấp.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH
Điều 7. Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, phường, xã có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện đối với các Ban Sản xuất xã và phường có nông nghiệp; Sở Nông nghiệp và Ban Nông nghiệp huyện có trách nhiệm chỉ đạo về kế hoạch và kinh tế - kỹ thuật sản xuất; Ban Nông thôn và Ban Cải tạo nông nghiệp chỉ đạo hướng dẫn về công tác vận động hợp tác hóa; Sở Thủy lợi và Ban Thủy lợi huyện chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác thủy lợi xã.
Sở Tài chánh, Sở Lương thực, Sơ Thương nghiệp, Sở Y tế,… có trách nhiệm bảo đảm cấp phát trợ cấp và thực hiện các chính sách, chế độ cho cán bộ Ban Sản xuất xã, Ban Sản xuất ấp như đối với cán bộ phường, xã, ấp có hưởng trợ cấp định suất.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Các Ban Ruộng đất xã và phường (có nông nghiệp) đã được thành lập trước đây nay hết nhiệm vụ, các thành viên của Ban này sẽ được lựa chọn đưa vào thành phần Ban Sản xuất xã và Ban Sản xuất ấp.
Điều 9. Trong quá trình thực hiện, các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ, nhằm tổ chức thực hiện tốt bản quy định tạm thời này. Nếu phát hiện những vấn đề chưa hợp lý, trở ngại đến công tác thì kịp thời báo cáo lên Ủy ban Nhân dân thành phố giải quyết, không được tự ý tùy tiện thay đổi.
Điều 10. Bản quy định tạm thời này có giá trị thực hiện kể từ ngày ban hành.