Quyết định 216/QĐ-UB/TC năm 1977 về việc thành lập Phòng Thống kê quận, huyện do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu văn bản: 216/QĐ-UB/TC
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 25-03-1977
- Ngày có hiệu lực: 25-03-1977
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-11-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 7901 ngày (21 năm 7 tháng 26 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-11-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 216/QĐ-UB/TC | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 3 năm 1977 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP PHÒNG THỐNG KÊ QUẬN, HUYỆN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Nghị định số 01/NĐ-74 ngày 12/9/1974 của Chánh phủ Cách Mạng Lâm thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy chánh quyền các cấp ;
- Căn cứ Quyết định số 03/QĐ ngày 20/01/1976 của Hội đồng Chánh phủ về việc thành lập và bổ nhiệm Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
- Căn cứ Nghị định số 72/CP ngày 5/4/1974 của Hội đồng Chánh phủ về việc ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của ngành thống kê ;
- Xét nhu cầu thông tin kinh tế của Thành phố ;
- Theo đề nghị của các ông Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền và Chi cục Trưởng Thống kê Thành phố ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay tách Phòng Thống kê kế hoạch Quận, Huyện để thành lập Phòng Thống kê Quận, Huyện trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Chi cục Thống kê. Phòng Thống kê Quận, Huyện là nơi thông tin các mặt hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của Quận,Huyện.
Điều 2.- Phòng Thống kê Quận, Huyện có nhiệm vụ :
1) Điều tra thu thập, tổng hợp phân tích tình hình hoạt động kinh tế. Công, Nông, Lâm nghiệp, lưu thông phân phối, văn hóa, xã hội, báo cáo cho lãnh đạo Quận, Huyện và ngành dọc.
2) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với thống kê các ngành và các phường xã trong Quận, Huyện : theo dõi kiểm tra các số liệu báo cáo thống kê của các đơn vị có liên quan. Trong phạm vi trách nhiệm, liên hệ với các đơn vị kinh tế, sự nghiệp trực thuộc cấp trên, đóng trên lãnh thổ của Quận, Huyện nắm số liệu cần thiết có liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân Quận, Huyện và Thành phố.
3) Dưới sự chỉ đạo của ngành dọc cấp trên, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thống kê cơ sở về các mặt theo yêu cầu phát triển kinh tế và văn hóa của địa phương.
Điều 3.- Phòng Thống kê các Quận, Huyện do một Trưởng phòng điều khiển, có 1 Phó phòng giúp việc. Biên chế của Phòng Thống kê thuộc Biên chế của Chi cục Thống kê Thành phố quản lý và được trả lương theo ngành dọc. Trước mắt, Sở Tài chánh sẽ xét cấp kinh phí lương cho các Phòng Thống kê Quận, Huyện đến tháng 7/1977.
Biên chế của các Phòng Thống kê Quận, Huyện được ấn định như sau:
1- Quận 1 9 người
2- Quận 3 8 người
3- Quận 4 7 người
4- Quận 5 9 người
5- Quận 6 9 người
6- Quận 8 9 người
7- Quận 10 9 người
8- Quận 11 9 người
9- Quận Phú Nhuận 7 người
10- Quận Bình Thạnh 9 người
11- Quận Tân Bình 9 người
12- Quận Gò Vấp 7 người
13- Huyện Thủ Đức 11người
14- Huyện Hóc Môn 10 người
15- Huyện Củ Chi 8 người
16- Huyện Bình Chánh 8 người
17- Huyện Nhà Bè 7 người
Điều 4.- Các ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền, Chi cục Trưởng Chi cục Thống kê, Chủ nhiệm Ủy Ban Kế hoạch, Giám đốc Sở Tài chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |