cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 21/CT-UB ngày 13/08/1986 Về việc tăng cường công tác bảo vệ giao thông đường sắt do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 21/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 13-08-1986
  • Ngày có hiệu lực: 13-08-1986
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-11-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4473 ngày (12 năm 3 tháng 3 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 11-11-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 11-11-1998, Chỉ thị số 21/CT-UB ngày 13/08/1986 Về việc tăng cường công tác bảo vệ giao thông đường sắt do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 5985/QĐ-UB-NC ngày 11/11/1998 Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý đô thị ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 21/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 08 năm 1986

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Trong những năm vừa qua, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã có đường sắt chạy qua đã phối hợp chặt chẽ với ngành Đường sắt khắc phục nhiều khó khăn, tích cực củng cố phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của mọi người trong chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, chống bọn tội phạm hình sự, bọn buôn lậu, góp phần tích cực đảm bảo vận chuyển phục vụ các ngành kinh tế và quốc phòng, phục vụ việc đi lại của nhân dân, giữ gìn an ninh và trật tư xã hội ở địa phương.

Tuy vậy, công tác bảo vệ giao thông đường sắt có lúc chưa đảm bảo an toàn vận chuyển, tài sản xã hội chủ nghĩa thuộc ngành Đường sắt bị xâm hại nghiêm trọng, giới hạn chạy tàu và nên đường sắt bị lấn chiếm tùy tiên, rào cổng ở các ga bị hư hỏng nặng. Bọn tội phạm hình sự, bọn buôn lậu, người cu ngụ bất hợp pháp, người buôn bán xâm chiếm sân ga làm cho tình hình ở đây có lúc căng thẳng, phức tạp, an ninh – trật tự ở địa phương và trên các đoàn tàu có lúc chưa đảm bảo.

Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng về bảo vệ an toàn giao thông đường sắt, Ủy ban nhân dân thanh phố chỉ thị cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện có đường sắt chạy qua và ngành Công an thực hiện gấp một số công tác sau đây :

1. Nơi nào chưa có thì thành lập ngay Ban chỉ đạo bảo vệ giao thông đường sắt ở quận, huyện, gồm đại diện Ủy ban nhân dân, Công an, Ban chỉ huy quân sự, Phòng thuế, Ban Quản lý thị trường và Trưởng ga đường sắt tại địa phương do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban, đại diện Công an và Trưởng ga Đường sắt làm Phó Ban thường trực. Nhiệm vụ cụ thể của Ban chỉ đạo bảo vệ giao thông đường sắt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện quy định.

2. Mở đợt học tập trong nhân dân các phường, xã dọc tuyến đường sắt về chỉ thị 251/TTg, quyết định số 290/CP, nghị định số 120/CP và chỉ thị số 288/TTg của Hội đồng Bộ trưởng, nhằm tăng cường công tác bảo vệ giao thông đường sắt ở địa phương.

Khi học tập phải liên hệ, kiểm điểm, phê phán nghiêm khắc những vi phạm về an toàn giao thông đường sắt, những hành vi xâm phạm tài sản, vật tư thiết bị của đường sắt. Phát động cho được phong trào quần chúng mạnh mẽ, tự giác chấp hành tốt các quy định về bảo vệ giao thông đường sắt, chấm dứt ngay các việc đào bới xâm lấn nền đường, làm nhà lấn chiếm ranh giới quy định an toàn chạy tàu, thả trâu bò, phơi vật dùng, đặt vật cản lên đường ray, phá đường rào nhà ga, làm đứt dây tín hiệu chạy tàu.v.v… Đồng thời cần làm cho mọi người phát huy tinh thần làm chủ tập thể, kịp thời tố giác cho Công an bọn tội phạm hình sự, bọn lấy cắp, phá hoại các thiết bị của ngành đường sắt và bọn buôn lậu, gây rối an ninh – trận tự trên tàu và ở các ga đường sắt.

Ban chỉ đạo bảo vệ giao thông đường sắt tổ chức hướng dẫn đợt học tập này. Tài liệu học tập do Công an quận, huyện chịu trách nhiệm.

3. Sau học tập, cần có kế hoạch vận động nhân dân hoàn trả lại các trang thiết bi, vật tư đường sắt đã bị chiếm dụng trái phép, lắp lại nền đường đã bị đào bới, tháo gỡ các mái che, phần nhà lấn chiếm sát đường tau không bảo đảm an toàn vận chuyển. Phải xử lý nghiêm minh những người đã vi phạm mà không sửa chữa, truy tố xét xử những người gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản xã hội chủ nghĩa, về vi phạm an toàn giao thông đường sắt.

Ban Chỉ đạo bảo vệ giao thông đường sắt bàn với Trưởng ga đường sắt ở đia phương để củng cố, tăng cường lực lượng và thiết bị bảo vệ ga, đảm bảo từng bước xây dựng nhà ga trật tự, an toàn, văn minh. Giải tỏa sớm người cư ngụ bất hợp pháp và buôn bán gây mất trật tự trong các ga.

4. Các lực lượng kiểm soát quân sự, công an, thuế, quản lý thị trường, bảo vệ của ngành Đường sắt cần phối hợp chặt chẽ, hoạt động thường xuyên tại các ga, kịp thời giải quyết đúng theo pháp luật đối với các vi phạm. Ban chỉ huy quân sự quận, huyện phối hợp với lãnh đạo Công an và Trưởng ga đường sắt tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, công an, bảo vệ của ngành Đường sắt thường xuyên tuần tra dọc tuyến đường sắt ở địa phương để kịp thời phát hiện, giải quyết những trường hợp vi phạm.

5. Ban Chỉ đạo Bảo vệ giao thông đường sắt phải có kế hoạch triển khai công tác từng tháng, từng quý, tổ chức giao ban hằng tuần để nắm tình hình, kiểm tra việc thực hiện, xem xét, giải quyết kịp thời những vấn đề mới đặt ra. Hằng tháng phải báo cáo cho Giám đốc Công an thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận huyện về tình hình, kết quả công tác và đề xuất những vấn đề cần giải quyết.

Bảo vệ giao thông đường sắt là công tác quan trọng, thiết thực chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt do địch gây ra, chống tội phạm hình sự, bọn buôn lậu, chống tiêu cực nội bộ, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh – trật tư ở địa phương và đảm bảo an toàn vận chuyển. Ủy ban nhân dân quận, huyện cần có kế hoạch thực hiện chu đáo chỉ thị này, đến tháng 9/86 báo cáo kết quả cho Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, đồng gởi cho Giám đốc Công an thành phố để theo dõi. Ủy ban nhân dân thành phố ủy nhiệm Giám đốc Công an thành phố theo dõi sát và chỉ đạo thực hiện tốt chỉ thị này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Quang Chánh