Chỉ thị số 14/CT-UB ngày 02/04/1977 Hướng dẫn xử lý tạm thời tài sản của những người trốn đi nước ngoài bị bắt do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 14/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 02-04-1977
- Ngày có hiệu lực: 02-04-1977
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-11-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 7893 ngày (21 năm 7 tháng 18 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-11-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CT-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 1977 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TẠM THỜI TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI TRỐN ĐI NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT
Theo b áo cáo của các Quận thì từ sau ngày giải phóng có một số người đã trốn đi nước ngoài, Đa số là những phần tử phản động, bọn tư sản mại bản trốn cải tạo, nhưng cũng có người trốn vì hoang mang lo sợ trước luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch, hay muốn đi theo thân nhân đã sinh sống tại nước ngoài. Thường phụ nữ, trẻ con chỉ đi theo chồng con hoặc cha mẹ mà không có ý thức chính trị.
Một số đã bị ta bắt, thường là ở các vùng cận bờ biển như Kiên Giang, Minh Hải, Vũng Tàu… Sau một thời gian giam cứu, cơ quan Công an nơi bắt giữ đã trả tự do cho gia đình, vợ con họ và chỉ giam giữ những người có trách nhiệm chánh trong việc tổ chức trốn đi nước ngoài.
Trong lúc họ trốn đi, chánh quyền địa phương đã niêm phong tài sản của họ gồm nhà cửa, đồ đạc… hoặc đã bố trí cho cơ quan sử dụng. Do đó khi họ trở về trú quản cũ thì không còn nơi ở và đồ đạc như trước nữa; thực tế họ có gặp khó khăn trong sinh hoạt. Nhiều người đã làm đơn xin ta xét cho lại nhà cửa, tài sản, được mua lương thực và nhu yếu phẩm nhưng cũng có người đặt vấn đề về quyền sở hữu để đòi lại số tài sản của họ đã bị niêm phong.
Để giúp Ủy ban các Quận, Huyện và các cơ quan có cơ sở giải quyết các trường hợp tương tợ, Ủy ban nhân dân Thành phố có ý kiến như sau :
1. Trước hết, cần quan niệm những người trốn đi nước ngoài sau ngày giải phóng là những kẻ phạm pháp hiện hành, phải bị xử phạt theo luật pháp. Tòa án sẽ xét xử tùy theo mức độ phạm pháp của họ. Đối với gia đình họ, nếu được trả tự do là chánh sách khoan hồng của ta đối với họ chớ không phải là họ không có tội gì cả. Tuy nhiên trong việc xử lý ta có phân biệt giữa kẻ cầm đầu chủ mưu với người a tòng, giữa bọn phản động trốn cải tạo với những người vì hoang mang lo sợ do mắc phải luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch hoặc chỉ chạy theo gia đình.
2. Đối với tài sản của họ để lại, nói chung là ta tạm quản lý chờ quyết định của Tòa án nơi đã bắt họ, cùng với việc xử tội trốn đi nước ngoài của họ…
Căn cứ vào quan điểm trên, trong khi chờ đợi chỉ thị của cấp trên về toàn bộ vấn đề này, Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trương tạm thời giải quyết các trường hợp gia đình những nguời trốn đi nước ngoài như sau :
1. Nói chung, những phần tử trốn đi nước ngoài mà được trả tự do thuộc số người không nên để cư trú ở thành phố. Đối với những người đã được thả về thành phố thì, nói chung, Ủy ban Quận, Huyện nên giáo dục, phát động và sắp xếp cho họ đi vùng kinh tế mới hoặc cho hồi hương. Trường hợp đặc biệt cho họ ở lại thành phố thì phải có ý kiến của Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Về tài sản của họ thì Nhà nước tạm quản lý toàn bộ, chờ quyết định xử lý dứt khoát của Tòa án nơi họ bị bắt giữ. Ngay sau khi phát giác có trường hợp trốn đi nước ngoài, chánh quyền địa phương phải tiến hành ngay việc niêm phong toàn bộ tài sản đồng thời báo cáo lên Ủy ban nhân dân Thành phố xin quyết định kiểm kê, niêm phong chánh thức. Thành phần Ban kiểm kê gồm có Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp Quận, Huyện. Nghiêm cấm tất cả các hành động tự tiện sử dụng, lấy cắp, tẩu tán, đổi chác các loại tài sản đó, kể cả xe cộ, tư liệu sinh hoạt.
Nếu có thân nhân, vợ con họ được trả về địa phương thì Ủy ban nhân dân Quận, Huyện bố trí cho họ một chỗ ở tạm, có thể xét cho họ một số tư liệu sinh hoạt để có điều kiện sinh sống như một lao động bình thường (phải có biên bản) ; được mua lương thực, nhu yếu phẩm, trong khi chờ đợi được sắp xếp để đi hồi hương hoặc vùng kinh tế mới như đã nói trên, chớ không trả lại tài sản cho họ. Cần báo cáo lên Ủy ban nhân dân Thành phố để xin quyết định tạm mở niêm phong, sau khi lấy một số tư liệu sinh hoạt cho họ thì niêm phong trở lại, với thành phần đã nói bên trên.
Cần giải thích rõ cho họ biết tội trạng của họ và chủ trương cùa ta đối với tài sản của họ bỏ lại khi họ trốn đi nước ngoài, để tránh tình trạng kêu ca, đòi hỏi.
Kể từ nay, nếu ở địa phương nào có người trốn đi nước ngàoi, Ủy ban nhân dân Quận, Huyện có trách nhiệm báo cáo ngay lên Ủy ban nhân dân Thành phố để xin ý kiến tiến hành những biện pháp quản lý tài sản của họ, tránh tình trạng tự tiện sử dụng và làm thất thoát.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |