Thông tư số 79/2016/TT-BQP ngày 16/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cán bộ Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và thôn đội trưởng, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ
- Số hiệu văn bản: 79/2016/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
- Ngày ban hành: 16-06-2016
- Ngày có hiệu lực: 01-08-2016
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 20-08-2019
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-07-2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1430 ngày (3 năm 11 tháng 5 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-07-2020
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2016/TT-BQP | Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CƠ QUAN, TỔ CHỨC Ở CƠ SỞ; CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG, BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ THÔN ĐỘI TRƯỞNG, BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CƠ QUAN, TỔ CHỨC Ở CƠ SỞ, CHỈ HUY ĐƠN VỊ DÂN QUÂN TỰ VỆ
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư Quy định mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cán bộ Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và thôn đội trưởng, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã), Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cán bộ Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và thôn đội trưởng, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương; cơ quan quân sự địa phương các cấp; Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; thôn đội, đơn vị dân quân tự vệ.
2. Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Chương II
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN; CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, THÔN ĐỘI TRƯỞNG
Điều 3. Mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn
1. Đối với cấp ủy cấp xã và chi bộ quân sự cấp xã: Là mối quan hệ phục tùng lãnh đạo về công tác quốc phòng, quân sự ở cấp xã, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã: Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, quản lý điều hành về công tác quốc phòng, quân sự ở cấp xã, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
3. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, chỉ huy về công tác quốc phòng, quân sự địa phương, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
4. Đối với công an, tổ chức ngành, đoàn thể cấp xã: Là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác.
5. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn: Là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác.
6. Đối với cơ quan, tổ chức chưa tổ chức tự vệ, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn cấp xã: Là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác.
Điều 4. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Chỉ huy trưởng
1. Chức trách: Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cấp xã về công tác quốc phòng, quân sự của cấp xã, phòng thủ dân sự được giao, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật Dân quân tự vệ;
b) Phối hợp với Chính trị viên tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ về công tác quốc phòng, quân sự của cấp xã, phòng thủ dân sự được giao, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
3. Mối quan hệ công tác
a) Đối với Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, chỉ huy về công tác quốc phòng, quân sự địa phương, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền;
b) Đối với cấp ủy cấp xã: Là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền;
c) Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, quản lý, điều hành về công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền;
d) Đối với Chính trị viên: Là mối quan hệ phối hợp công tác;
đ) Đối với Chỉ huy phó, Chính trị viên phó: Là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới;
e) Đối với công an, tổ chức, ngành, đoàn thể ở cấp xã: Là mối quan hệ phối hợp công tác;
g) Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn cấp xã: Là mối quan hệ phối hợp công tác.
Điều 5. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Chính trị viên
1. Chức trách: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền cấp xã về công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cấp xã, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền; chủ trì về chính trị trong dân quân và lực lượng dự bị động viên ở cấp xã.
2. Nhiệm vụ
a) Nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy cấp xã quyết định nội dung, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự có liên quan ở cấp xã đúng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. Xây dựng kế hoạch và trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong dân quân, lực lượng dự bị động viên và trong nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở cấp xã; đề xuất với Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nội dung, biện pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị;
b) Tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng cho dân quân, lực lượng dự bị động viên ở cấp xã tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; cùng với công an, tổ chức ngành, đoàn thể ở cấp xã thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh, động viên nhân dân tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố nền quốc phòng toàn dân;
c) Chăm lo xây dựng lực lượng nòng cốt chính trị trong dân quân, dự bị động viên; phát hiện, bồi dưỡng đối tượng để kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn trong dân quân và lực lượng dự bị động viên. Xây dựng chi bộ quân sự cấp xã trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao;
d) Xây dựng đội ngũ cán bộ dân quân, dự bị động viên đủ số lượng, có chất lượng cao, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cấp xã trong mọi tình huống; phối hợp với các đơn vị khung động viên để sắp xếp, quản lý và tổ chức bồi dưỡng sĩ quan dự bị ở địa phương;
đ) Tiến hành công tác bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng dân quân, lực lượng dự bị động viên trong sạch về chính trị, an toàn về mọi mặt; tuyên truyền, giáo dục dân quân, lực lượng dự bị động viên và nhân dân nâng cao cảnh giác đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị ở địa phương;
e) Hướng dẫn dân quân, lực lượng dự bị động viên tiến hành công tác vận động quần chúng, tham gia thực hiện các cuộc vận động chính trị cách mạng, góp phần xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã vững mạnh, xây dựng địa bàn an toàn;
g) Tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với dân quân, lực lượng dự bị động viên và chính sách hậu phương quân đội; nghiên cứu, đề xuất với cấp trên về chế độ chính sách đối với dân quân, lực lượng dự bị động viên, chính sách hậu phương quân đội và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở địa phương;
h) Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong: Xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân, lực lượng dự bị động viên; chuẩn bị và gọi công dân nhập ngũ; thực hiện nhiệm vụ động viên; xây dựng, hoạt động chiến đấu phòng thủ ở cấp xã; phòng thủ dân sự có liên quan và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự khác ở cấp xã;
i) Tiến hành sơ kết, tổng kết công tác đảng, công tác chính trị đối với dân quân, lực lượng dự bị động viên và trong nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở địa phương.
3. Mối quan hệ công tác
a) Đối với Đảng ủy quân sự, cơ quan chính trị Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền;
b) Đối với Chính trị viên và Chủ nhiệm chính trị Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền;
c) Đối với cấp ủy, chính quyền cấp xã: Là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cấp xã, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền;
d) Đối với Chỉ huy trưởng: Là mối quan hệ phối hợp công tác;
đ) Đối với công an, tổ chức, ngành, đoàn thể ở cấp xã, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn cấp xã: Là mối quan hệ phối hợp công tác.
Điều 6. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ của Chỉ huy phó
1. Chức trách: Chịu trách nhiệm trước Chỉ huy trưởng, Chính trị viên về nhiệm vụ được phân công; thay thế Chỉ huy trưởng khi được giao.
2. Nhiệm vụ
a) Đề xuất với Chỉ huy trưởng, Chính trị viên về kế hoạch, nội dung, biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Tổng hợp kết quả thực hiện các nhiệm vụ và báo cáo với Chỉ huy trưởng, Chính trị viên.
3. Mối quan hệ công tác
a) Đối với Chỉ huy trưởng và Chính trị viên: Là mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên;
b) Đối với Chính trị viên phó: Là mối quan hệ phối hợp công tác.
Điều 7. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ của Chính trị viên phó
1. Chức trách: Chịu trách nhiệm trước Chính trị viên, Chỉ huy trưởng về nhiệm vụ được phân công; thay thế Chính trị viên khi được giao.
2. Nhiệm vụ: Giúp Chính trị viên, Chỉ huy trưởng lập kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ở cấp xã, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
3. Mối quan hệ công tác
a) Đối với Chính trị viên, Chỉ huy trưởng: Là mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên;
b) Đối với Chỉ huy phó: Là mối quan hệ phối hợp công tác.
Điều 8. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ của Thôn đội trưởng
1. Chức trách: Tham mưu cho chi bộ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cấp ủy hoặc chi bộ thôn về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự được giao, công tác thi đua khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở thôn theo thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ, mối quan hệ công tác: Thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Dân quân tự vệ.
Chương III
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CƠ QUAN, TỔ CHỨC Ở CƠ SỞ; CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CƠ QUAN, TỔ CHỨC Ở CƠ SỞ
Điều 9. Mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở
1. Đối với Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, cấp ủy đảng cùng cấp: Là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
2. Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức (trường hợp Chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu): Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, quản lý điều hành về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
3. Đối với cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện: Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
4. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên thuộc lĩnh vực quản lý: Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
5. Mối quan hệ giữa Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở do cấp tỉnh quản lý đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn cấp huyện, cấp xã với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan là mối quan hệ phối hợp công tác.
Điều 10. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ của Chỉ huy trưởng
1. Chức trách: Tham mưu cho Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, cấp ủy đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức cùng cấp (trường hợp Chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu) về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Dân quân tự vệ;
b) Phối hợp với chính trị viên tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan.
3. Mối quan hệ công tác
a) Đối với Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, cấp ủy đảng cùng cấp: Là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
b) Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cùng cấp (trường hợp chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức): Là mối quan hệ cấp dưới với cấp trên về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền;
c) Đối với Bộ Tư lệnh quân khu, cơ quan quân sự địa phương các cấp nơi Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở đứng chân hoặc hoạt động, Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương: Là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền;
d) Đối với Chính trị viên: Là mối quan hệ phối hợp công tác;
đ) Đối với Chỉ huy phó, Chính trị viên phó: Là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới;
e) Đối với các đơn vị tự vệ thuộc lĩnh vực quản lý: Phối hợp với cơ quan quân sự địa phương quản lý theo thẩm quyền để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan.
Điều 11. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ của Chính trị viên
1. Chức trách: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, cấp ủy đảng cùng cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức về công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền; chủ trì về chính trị trong tự vệ và lực lượng dự bị động viên ở cơ quan, tổ chức.
2. Nhiệm vụ
a) Nghiên cứu, đề xuất với Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, cấp ủy đảng cùng cấp quyết định nội dung, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự có liên quan ở cơ quan, tổ chức đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. Xây dựng kế hoạch và trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong tự vệ, lực lượng dự bị động viên và trong nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở cơ quan, tổ chức; đề xuất với Chính ủy, Chính trị viên cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý về nội dung, biện pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị.
b) Tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng cho tự vệ, lực lượng dự bị động viên ở cơ quan, tổ chức tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; phối hợp thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh; động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố nền quốc phòng toàn dân nơi cơ quan, tổ chức đứng chân hoặc hoạt động;
c) Chăm lo xây dựng lực lượng nòng cốt chính trị trong tự vệ, dự bị động viên; phát hiện, bồi dưỡng đối tượng để kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn trong tự vệ và lực lượng dự bị động viên;
d) Xây dựng đội ngũ cán bộ tự vệ, dự bị động viên đủ số lượng, có chất lượng cao, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức trong mọi tình huống; phối hợp với các đơn vị khung động viên để sắp xếp, quản lý và tổ chức bồi dưỡng sĩ quan dự bị ở cơ quan, tổ chức;
đ) Tiến hành công tác bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng tự vệ, lực lượng dự bị động viên trong sạch về chính trị, an toàn về mọi mặt; tuyên truyền, giáo dục tự vệ, lực lượng dự bị động viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nâng cao cảnh giác đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị ở cơ quan, tổ chức;
e) Hướng dẫn tự vệ, lực lượng dự bị động viên tiến hành công tác vận động quần chúng, tham gia thực hiện các cuộc vận động chính trị cách mạng, góp phần xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, xây dựng địa bàn an toàn;
g) Tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tự vệ, lực lượng dự bị động viên và chính sách hậu phương quân đội; nghiên cứu, đề xuất với cấp trên về chế độ, chính sách đối với tự vệ, lực lượng dự bị động viên, chính sách hậu phương quân đội và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức;
h) Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động của tự vệ, lực lượng dự bị động viên; chuẩn bị và gọi công dân nhập ngũ; thực hiện nhiệm vụ động viên; hoạt động bảo vệ cơ quan, tổ chức; phòng thủ dân sự có liên quan và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự khác ở cơ quan, tổ chức;
i) Tiến hành sơ kết, tổng kết công tác đảng, công tác chính trị đối với tự vệ, lực lượng dự bị động viên và trong nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức.
3. Mối quan hệ công tác
a) Đối với Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, cấp ủy đảng: Là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo;
b) Đối với Chỉ huy trưởng: Là mối quan hệ phối hợp công tác;
c) Đối với Chỉ huy phó và Chính trị viên phó: Là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.
d) Đối với cấp ủy, chính quyền cấp xã nơi đứng chân hoặc hoạt động: Là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác.
Điều 12. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ của Chỉ huy phó
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Điều 13. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ của Chính trị viên phó
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Chương IV
CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ; MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG
Điều 14. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Chỉ huy trưởng
1. Chức trách: Tham mưu cho Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, cấp ủy đảng cùng cấp, người đứng đầu Bộ, ngành Trung ương (trường hợp Chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu) về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
b) Phối hợp với Chính trị viên tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan.
3. Mối quan hệ công tác
a) Đối với Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, cấp ủy đảng cùng cấp, người đứng đầu Bộ, ngành Trung ương (trường hợp Chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu): Là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, quản lý, điều hành về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan;
b) Đối với Bộ Quốc phòng: Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan;
c) Đối với Bộ Tư lệnh các quân khu, cơ quan quân sự địa phương các cấp nơi Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương có trụ sở chính: Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự theo thẩm quyền;
d) Đối với Bộ Tư lệnh các quân khu, Bộ Tư lệnh các quân chủng, binh chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, cơ quan quân sự địa phương các cấp: Chủ trì hoặc phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền về thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan của cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý;
đ) Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thuộc Bộ, ngành quản lý: Chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự địa phương các cấp chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan;
e) Đối với Cơ quan Thường trực công tác quốc phòng của Bộ Quốc phòng (Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng Tham mưu) và cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng: Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan;
g) Đối với Chính trị viên: Là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác;
h) Đối với Chỉ huy phó và Chính trị viên phó: Là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.
Điều 15. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Chính trị viên
1. Chức trách: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, cấp ủy đảng cùng cấp, người đứng đầu Bộ, ngành Trung ương về công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan và tổ chức thực hiện.
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì, phối hợp với Chỉ huy trưởng, cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất với Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, cấp ủy đảng, người đứng đầu Bộ, ngành Trung ương (trường hợp Chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu) về công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan và tổ chức thực hiện;
b) Chủ trì thực hiện công tác thi đua khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền;
c) Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thuộc Bộ, ngành quản lý tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan;
d) Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tự vệ thuộc Bộ, ngành quản lý thực hiện công tác kiểm tra, phối hợp kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết công tác đảng, công tác chính trị đối với nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và phòng thủ dân sự liên quan;
đ) Phối hợp với Chỉ huy trưởng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan theo thẩm quyền.
3. Mối quan hệ công tác
a) Đối với Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, cấp ủy đảng Bộ, ngành Trung ương: Là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo;
b) Đối với Chỉ huy trưởng: Là mối quan hệ phối hợp công tác;
c) Đối với Chỉ huy phó và Chính trị viên phó: Là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới;
d) Đối với cấp ủy, chính quyền cấp xã nơi đứng chân hoặc hoạt động: Là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự liên quan, công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo thẩm quyền.
Điều 16. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Chỉ huy phó
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Điều 17. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Chính trị viên phó
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Chương V
CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CHỈ HUY ĐƠN VỊ DÂN QUÂN TỰ VỆ
Điều 18. Chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của tiểu đoàn trưởng, hải đoàn trưởng, đại đội trưởng, hải đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng (gọi chung là người chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ)
1. Chức trách: Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp ủy, người chỉ huy, Chính ủy, Chính trị viên cấp trên theo phân cấp quản lý về xây dựng, huấn luyện, hoạt động, chế độ, chính sách của dân quân tự vệ.
2. Nhiệm vụ
a) Chỉ huy đơn vị chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên theo phân cấp quản lý;
b) Nắm vững tình hình mọi mặt, lập kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn và tổ chức thực hiện về xây dựng, huấn luyện, hoạt động, chế độ, chính sách và sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phòng thủ dân sự liên quan của đơn vị dân quân tự vệ;
c) Đăng ký, quản lý; nắm tình hình chính trị, tư tưởng, trình độ, năng lực công tác của cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thuộc quyền;
d) Đối với người chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn, đại đội, hải đội: Phối hợp với Chính trị viên tiến hành công tác chính trị cho đơn vị dân quân tự vệ thuộc quyền;
đ) Kiểm tra, phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo theo quy định.
3. Mối quan hệ
a) Đối với cấp ủy cùng cấp và cấp ủy cấp trên theo phân cấp quản lý: Là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo;
b) Đối với cơ quan quân sự địa phương, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở theo phân cấp quản lý: Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, chỉ huy, quản lý;
c) Đối với người chỉ huy, Chính ủy, Chính trị viên cấp trên theo phân cấp quản lý: Là mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên;
d) Đối với Chính trị viên cùng cấp: Là mối quan hệ phối hợp công tác;
đ) Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn: Là mối quan hệ phối hợp công tác.
Điều 19. Chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của Chính trị viên
1. Chức trách: Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp ủy, người chỉ huy, Chính ủy, Chính trị viên cấp trên theo phân cấp quản lý về công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động, chế độ, chính sách của dân quân tự vệ; chủ trì về chính trị trong đơn vị dân quân tự vệ.
2. Nhiệm vụ
a) Lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy, Chính ủy, Chính trị viên cấp trên theo phân cấp quản lý;
b) Nắm vững tình hình mọi mặt, phối hợp với người chỉ huy cùng cấp lập kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động, chế độ, chính sách và sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phòng thủ dân sự liên quan của đơn vị dân quân tự vệ, trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn và tổ chức thực hiện;
c) Kiểm tra, phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo theo quy định.
3. Mối quan hệ
a) Đối với cấp ủy cùng cấp và cấp ủy cấp trên theo phân cấp quản lý: Là mối quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo;
b) Đối với người chỉ huy, Chính ủy, Chính trị viên cấp trên theo phân cấp quản lý: Là mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên;
c) Đối với cơ quan chính trị của cơ quan quân sự địa phương cấp tính, cấp huyện: Là mối quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đảng, công tác chính trị;
d) Đối với Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở theo phân cấp quản lý: Là mối quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, chỉ huy, quản lý;
đ) Đối với người chỉ huy cùng cấp: Là mối quan hệ phối hợp công tác;
e) Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn: Là mối quan hệ phối hợp công tác.
Điều 20. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Tiểu đoàn phó, hải đoàn phó, đại đội phó, hải đội phó
1. Chức trách: Chịu trách nhiệm trước người chỉ huy, Chính trị viên về nhiệm vụ được phân công, thay thế người chỉ huy khi được giao.
2. Nhiệm vụ
a) Đề xuất với người chỉ huy, Chính trị viên về kế hoạch, nội dung, biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Tổng hợp kết quả thực hiện các nhiệm vụ và báo cáo với người chỉ huy, Chính trị viên.
3. Mối quan hệ công tác
a) Đối với người chỉ huy và Chính trị viên: Là mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên;
b) Đối với Chính trị viên phó: Là mối quan hệ phối hợp công tác.
Điều 21. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Chính trị viên phó đơn vị dân quân tự vệ
1. Chức trách: Chịu trách nhiệm trước Chính trị viên, người chỉ huy về nhiệm vụ được phân công; thay thế Chính trị viên khi được giao.
2. Nhiệm vụ: Giúp Chính trị viên, người chỉ huy lập kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động, chế độ, chính sách và sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phòng thủ dân sự liên quan của đơn vị dân quân tự vệ và tổ chức thực hiện.
3. Mối quan hệ công tác
a) Đối với Chính trị viên, người chỉ huy: Là mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên;
b) Đối với cấp phó của người chỉ huy: Là mối quan hệ phối hợp công tác.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016 và thay thế Thông tư số 76/2010/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cán bộ Ban Chỉ huy quân sự và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ; Thông tư số 81/2010/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở và Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương; thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Dân quân tự vệ) để tổng hợp, báo cáo giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |