Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 21/2013/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngày ban hành: 17-04-2013
- Ngày có hiệu lực: 01-06-2013
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 15-09-2013
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-03-2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 652 ngày (1 năm 9 tháng 17 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 15-03-2015
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2013 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG, HẠN CHẾ SỬ DỤNG, CẤM SỬ DỤNG VÀ DANH MỤC BỔ SUNG GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH Ở VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Cục trưởng Cục Trồng trọt;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 745 hoạt chất với 1662 tên thương phẩm
- Thuốc trừ bệnh: 552 hoạt chất với 1229 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 217 hoạt chất với 664 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 22 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 52 hoạt chất với 139 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 25 hoạt chất với 134 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm
b) Thuốc trừ mối: 13 hoạt chất với 19 tên thương phẩm
c) Thuốc bảo quản lâm sản: 6 hoạt chất với 8 tên thương phẩm
d) Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 3 tên thương phẩm
đ) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm
- Thuốc trừ bệnh: 3 hoạt chất với 3 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm
e) Thuốc xử lý hạt giống.
- Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp
- Thuốc trừ sâu: 2 hoạt chất với 4 tên thương phẩm
- Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất với 2 tên thương phẩm
b) Thuốc trừ mối: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm
c) Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm
d) Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm
3. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất
b) Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất
c) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất
d) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất
4. Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: 05 giống lúa, 03 giống nấm.
Điều 2. Các loại thuốc Vimoca 20EC; Suprathion 40EC; Hostathion 40EC; Agrosan 40EC, 50EC; Edisan 30EC; Kuang Hwa San 50EC; Vihino 40EC trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam chỉ được phép buôn bán, sử dụng đến ngày 25/8/2013.
Các loại thuốc Kosfuran 3GR; Vifuran 3GR; DuPontTM Lannate® 40SP, Supermor 24SL trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam chỉ được phép buôn bán, sử dụng đến ngày 25/8/2013.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2013.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư sau:
a) Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/2/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;
b) Thông tư số 19/2012/TT-BNNPTNT ngày 2/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 2 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;
c) Thông tư số 22/2012/TT-BNNPTNT ngày 5/6/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 2 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;
d) Thông tư số 54/2012/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 2 năm 2012 và Thông tư số 22/2012/TT-BNNPTNT ngày 5 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 2 năm 2012.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
1. Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|