Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 60/2012/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngày ban hành: 09-11-2012
- Ngày có hiệu lực: 25-12-2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Ngày hết hiệu lực: 00/00/0000
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2012 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH RỪNG TRONG LƯU VỰC PHỤC VỤ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức và cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động xác định diện tích rừng trong lưu vực.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lưu vực là một vùng diện tích tự nhiên được giới hạn bởi đường phân thủy đón nhận nước rơi và hội tụ về một dòng sông, suối, đầm, hồ, được xác định bởi đường ranh giới khép kín theo đường phân thủy từ điểm đầu ra của lưu vực; trong mỗi lưu vực có thể bao gồm nhiều lưu vực nhỏ hơn gọi là tiểu lưu vực.
2. Điểm đầu ra của lưu vực là điểm thoát nước mặt chủ yếu của lưu vực như: điểm xả nước chính của đập thủy điện, điểm thu nước của nhà máy cấp nước sạch hoặc cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước lưu vực.
3. Mô hình số hoá độ cao là mô hình thể hiện bằng số sự thay đổi liên tục của độ cao mặt đất trong không gian được sử dụng như dữ liệu đầu vào của quá trình xử lý số liệu xác định ranh giới lưu vực.
Điều 4. Quy định về bản đồ lưu vực
1. Hệ quy chiếu bản đồ lưu vực theo tiêu chuẩn Việt Nam VN2000.
2. Tỷ lệ bản đồ áp dụng theo quy mô diện tích lưu vực như sau:
a) Lưu vực có diện tích dưới 10.000 ha: tỷ lệ bản đồ 1/10.000 hoặc 1/5.000.
b) Lưu vực có diện tích từ 10.000 ha đến 100.000 ha: tỷ lệ bản đồ 1/25.000.
c) Lưu vực có diện tích từ trên 100.000 ha đến 500.000 ha: tỷ lệ bản đồ 1/50.000.
d) Lưu vực có diện tích lớn hơn 500.000 ha: tỷ lệ bản đồ 1/100.000.
Điều 5. Nguyên tắc xác định lưu vực
1. Xác định lưu vực gắn với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về phạm vi diện tích rừng cung cấp dịch vụ cho các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng như cơ sở sản xuất thủy điện, sản xuất nước sạch, sản xuất công nghiệp.
2. Việc xác định lưu vực phải đảm bảo tính khách quan, khoa học và công khai, minh bạch.
3. Đối với dòng sông, suối có lưu vực nằm trên lãnh thổ Việt Nam và quốc gia khác, thì chỉ xác định phần diện tích trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Điều 6. Phương pháp xác định lưu vực
1. Xác định lưu vực bằng bản đồ địa hình như sau:
a) Hiển thị trên màn hình máy tính bản đồ địa hình có tỷ lệ phù hợp với diện tích của lưu vực bằng các phần mềm chuyên dụng;
b) Thể hiện tọa độ điểm đầu ra của lưu vực trên bản đồ địa hình;
c) Khoanh vẽ ranh giới lưu vực bắt đầu từ điểm đầu ra dọc theo đường phân thủy theo hướng vuông góc với đường đồng mức cho đến khi trở lại điểm đầu ra của lưu vực thành một đường khép kín. Trường hợp một phần diện tích lưu vực nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam thì khoanh vẽ ranh giới về cả hai phía của điểm đầu ra cho đến khi gặp biên giới quốc gia.
2. Xác định lưu vực bằng mô hình số hóa độ cao như sau:
a) Kiểm tra và hiệu chỉnh mô hình số hóa độ cao để đảm bảo độ chính xác và hệ quy chiếu phù hợp với quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
b) Hiển thị tọa độ điểm đầu ra của lưu vực trên mô hình số hóa độ cao;
c) Xác định ranh giới lưu vực bằng các chức năng chuyên dụng trong phần mềm GIS.
3. Xác định diện tích và các đặc trưng cơ bản khác của lưu vực.
Điều 7. Phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực
1. Bản đồ dùng để xác định diện tích rừng trong lưu vực là bản đồ số có độ chính xác và hệ quy chiếu phù hợp với quy định tại Điều 4 của Thông tư này, bao gồm các lớp dữ liệu tối thiểu: ranh giới lưu vực; địa giới hành chính các cấp; hiện trạng rừng.
2. Chồng xếp các lớp bản đồ quy định tại khoản 1 của Điều này, truy xuất và thống kê diện tích rừng theo đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh) và phân theo nguồn gốc rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng).
3. Trường hợp diện tích rừng của một tỉnh trong lưu vực nằm trên địa bàn nhiều tỉnh hoặc của một huyện trong lưu vực nằm trên địa bàn nhiều huyện trong một tỉnh có thay đổi trên 10% so với diện tích đã công bố thì tiến hành xác định lại diện tích rừng trong lưu vực.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT đối với địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh có trách nhiệm xác định ranh giới lưu vực và diện tích rừng trong lưu vực nằm trong địa giới hành chính của địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Trung ương có trách nhiệm xác định ranh giới lưu vực và diện tích rừng nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
3. Kinh phí thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15 và Điều 23 Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 12 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
BIỂU THỐNG KÊ DIỆN TÍCH RỪNG TRONG LƯU VỰC
(Kèm theo Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT ngày 9 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Lưu vực:........................................................................................................
Tọa độ điểm đầu ra:.......................................................................................
Năm thống kê:...............................................................................................
Đơn vị tính: ha
TT | Đơn vị hành chính | Tổng số | Đất có rừng | Đất khác | Ghi chú | ||
Tổng số | Rừng tự nhiên | Rừng trồng | |||||
1 | 2 | 3=4+7 | 4=5+6 | 5 | 6 | 7 | 8 |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
I | Tỉnh ... |
|
|
|
|
|
|
I.1 | Huyện |
|
|
|
|
|
|
I.1.1 | Xã |
|
|
|
|
|
|
| .... |
|
|
|
|
|
|
| .... |
|
|
|
|
|
|
II | Tỉnh ... |
|
|
|
|
|
|
II.1 | Huyện |
|
|
|
|
|
|
II.1.1 | Xã |
|
|
|
|
|
|
| .... |
|
|
|
|
|
|
| .... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) | ...., Ngày... tháng ...năm.... Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |