cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/09/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 21/2012/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Ngày ban hành: 05-09-2012
  • Ngày có hiệu lực: 20-11-2012
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 01-11-2014
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-08-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1364 ngày (3 năm 8 tháng 29 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-08-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-08-2016, Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/09/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2012/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2012

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HÀNG NĂM

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức ca Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thtướng Chính ph vviệc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hưng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Thông tư này hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm từ cơ sở (thôn/bản, tổ dân cư; xã/phường/ thị trấn) làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm của các địa phương và cả nước.

Điều 2. Tiêu chí, đối tượng, phạm vi, phương pháp và yêu cầu điều tra, rà soát

1. Tiêu chí: thực hiện theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.

2. Đối tượng, phạm vi: toàn bộ hộ gia đình trên phạm vi cả nước.

3. Phương pháp: kết hợp các phương pháp nhận dạng nhanh, điều tra định lượng, phương pháp đánh giá có sự tham gia ca người dân.

4. Yêu cu: bo đảm tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, có sự tham gia ca người dân.

Chương 2.

QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO Ở CẤP XÃ

Điều 3. Công tác chuẩn bị điều tra, rà soát

1. Tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu ca việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên các phương tiện truyền thông.

2. Xây dựng phương án, kế hoạch, lực lượng, kinh phí tchức điều tra, rà soát.

3. Tập huấn quy trình, công cụ cho các điều tra viên.

Điều 4. Chỉ đạo, tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

1. Xác định, lập danh sách các hộ thuộc diện điều tra, rà soát:

a) Xác định các hộ có nguy cơ rơi xuống nghèo, cận nghèo:

- Ban chỉ đạo cp xã: tchức họp với các chi hội đoàn thể, trưng thôn/bn, t dân cư, căn c tình hình kinh tế - xã hội ca địa phương trong năm để phát hiện nhng hộ kinh tế suy giảm hoặc gặp những biến cố có khnăng rơi xuống hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới di chuyn đến trong năm để đưa vào diện điều tra, rà soát;

- Sử dụng công cụ nhận dạng nhanh về tình trạng tài sản (sản xuất và sinh hoạt) của hộ gia đình để xác định hộ chắc chắn không nghèo, cận nghèo (Phụ lục 1):

+ Cho điểm hộ gia đình theo số lượng tài sn và các mức điểm cho từng loại tài sản (Phụ lục 3);

+ Nếu hộ gia đình có số điểm ln hơn hoặc bằng số điểm quy định (Phụ lục 4 - mục 1), xác định hộ này thuộc diện hộ không nghèo, không cần điều tra tiếp;

+ Nếu hộ gia đình có số điểm nhỏ hơn số điểm quy định (Phụ lục 4 - mục 1), đưa hộ gia đình này vào danh sách hộ có khnăng rơi xuống cận nghèo, nghèo.

Kết quả: xác định và lập được danh sách sơ bộ các hộ có khả năng rơi xuống nghèo, cận nghèo.

b) Xác định các hộ có khả năng thoát nghèo, cận nghèo:

Điều tra viên hướng dẫn hộ gia đình đánh giá về khả năng thoát nghèo, cận nghèo căn cứ vào các yếu tố có nguy cơ nghèo (Phụ lục 2).

- Trường hợp hộ gia đình có số yếu tố lớn hơn hoặc bằng số yếu tố quy định (Phụ lục 4 - mục 2) là hộ chắc chắn chưa thoát nghèo, không cần điều tra tiếp;

- Trường hợp hộ có số yếu tố nhỏ hơn số yếu tố quy định (Phụ lục 4 - mục 2) đưa vào danh sách hộ có khả năng thoát nghèo, cận nghèo.

Kết quả: xác định, lập được danh sách sơ bộ các hộ có khả năng thoát nghèo, cận nghèo.

c) Tổng hợp toàn bộ danh sách hộ có khả năng thoát nghèo, cận nghèo và danh sách hộ có khả năng rơi xuống nghèo, cận nghèo thành danh sách hộ thuộc diện điều tra, rà soát thu nhập trên địa bàn.

2. Tổ chức điều tra thu nhập hộ gia đình (Phụ lục 5 - Phiếu B):

a) Những điểm cần lưu ý:

- Chỉ tính thu nhập của hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua;

- Không tính khoản trợ cấp an sinh xã hội từ ngân sách Nhà nước vào thu nhập của hộ gia đình (như trợ cấp xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; trợ cấp tiền điện; trợ cấp khó khăn đột xuất …).

b) Kết quả điều tra, rà soát sơ bộ thu nhập hộ gia đình:

- Những hộ trong danh sách có khả năng rơi xuống nghèo, cận nghèo (1a) nếu có thu nhập nhỏ hơn hoặc bằng tiêu chí quy định đưa vào danh sách sơ bộ để tổ chức bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Những hộ trong danh sách hộ có khả năng thoát nghèo, cận nghèo (1b) nếu có thu nhập lớn hơn tiêu chí quy định đưa vào danh sách sơ bộ để tổ chức bình xét hộ thoát nghèo, cận nghèo.

c) Niêm yết công khai danh sách hộ có khả năng rơi xuống nghèo, cận nghèo; hộ có khả năng thoát nghèo, cận nghèo theo tiêu chí hiện hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản, ấp và trên các phương tiện thông tin đại chúng trong vòng 5 ngày. Trường hợp hộ gia đình khiếu nại do không được điều tra, rà soát thu nhập, Ban chỉ đạo cấp xã cần tiến hành điều tra, rà soát bsung (Phiếu B), nếu thu nhập của hộ gia đình dưới mức tiêu chí quy định được tng hợp vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo sơ bộ để tchức bình xét.

3. Tchức bình xét ở thôn/bản, tổ dân cư

a) Chtrì Hội nghị là Trưởng thôn/bản, tổ dân cư; tham dự hội nghị gồm đại diện Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân cấp xã, cán bộ giảm nghèo, bí thư chi bộ, chi hội trường các chi hội đoàn thể thôn/bn, tdân cư; các hộ có tên trong danh sách đưa ra bình xét; đại diện các hộ gia đình trong thôn/bn, tdân cư (hội nghị phải có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự);

b) Việc bình xét theo nguyên tắc dân chủ, công khai, khách quan và phải lấy ý kiến biểu quyết đối vi từng hộ (theo hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín); kết quả biểu quyết phải có trên 50% số người tham dự đồng ý mới đưa vào danh sách đề nghị: hộ thoát nghèo, cận nghèo; hộ nghèo, cận nghèo mới;

c) Kết quả bình xét phi được ghi vào biên bản; biên bản và danh sách hộ nghèo, cận nghèo qua bình xét được lập thành 02 bản, có chữ ký của người chủ trì, thư ký cuộc họp: 01 bản lưu thôn/bản, t dân cư; 01 bn gửi Ban chđạo cấp xã (Phụ lục 6).

4. Tổ chức thu thập đặc điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo (Phụ lục 7- Phiếu C).

5. Phân loại hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách xã hội và hộ nghèo có thành viên là đối tượng bảo trợ xã hội (Phụ lục 9, Phụ lục 10).

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Trách nhiệm của các cấp địa phương

1. Cấp xã: Ban chđạo giảm nghèo cấp xã trực tiếp chỉ đạo thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn với nhiệm vụ cụ thể như sau:

a) Phổ biến, tuyên truyền mục đích, yêu cầu của việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo;

b) Tchức lực lượng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và tchức bình xét dân chủ, công khai tại cộng đng dân cư (thôn/bn, t dân cư);

c) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận hộ nghèo, cận nghèo mới;

d) Cp nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm.

2. Cấp huyện (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội):

a) Xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch điều tra, rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

b) Tchức tập huấn cho những người trực tiếp tham gia điều tra, rà soát (tổ chức tập trung theo đơn vị hành chính với huyện có ít xã, hoặc theo cụm xã nếu huyện có nhiều xã);

c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo việc tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

d) Tổ chức thm định kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của các xã gửi lên; trường hợp thy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tổ chức phúc tra lại trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả rà soát;

đ) Trình Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách hộ thoát nghèo, cận nghèo; hộ nghèo, cn nghèo mới trên địa bàn huyện; thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã đcông nhận và báo cáo Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh;

e) Cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đánh giá kết quthực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm.

3. Cấp tỉnh (SLao động - Thương binh và Xã hội):

a) Xây dựng và trình Chtịch y ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch tổ chức điều tra, rà soát; thông nht mu biu thực hiện trên địa bàn;

b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo cho cấp huyện;

c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan chđạo việc tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

d) Kim tra, phúc tra kết quả điều tra, rà soát;

đ) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trên địa bàn; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đ tng hợp, công nhận;

e) Cập nht kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm.

Điều 6. Việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo phải được thực hiện vào thời điểm 01 tháng 10 hàng năm. Chậm nhất đến ngày 15 tháng 12 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

Điều 7. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các địa phương có thể vận dụng các tiêu chí đánh giá về tài sản cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trên địa bàn.

Điều 8. Kinh phí tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm và cập nhật cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn do ngân sách địa phương bố trí theo chế độ tài chính hiện hành.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực ktừ ngày 20 tháng 11 năm 2012, thay thế cho Thông tư số 04/2007/TT-LĐTBXH ngày 28 tháng 02 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đ nghiên cu, sửa đi, bsung cho phù hợp.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thtướng Chính ph;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- VP Quc hội; VP Chủ tịch nước; VP Chính ph;
- Văn phòng Tng Bí thư;
- Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn th;
- Cục Kim tra văn bn QPPL - Bộ Tư pháp;
- SLĐTBXH các tnh, thành ph;
- Công báo;
- Website: Chính phủ, Bộ LĐTBXH;
- Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Th trưng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Lưu: VT, Cục BTX
H.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm

 

PHỤ LỤC 1

ĐÁNH GIÁ NHANH HỘ CÓ KHẢ NĂNG RƠI NGHÈO, CẬN NGHÈO
(Kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm)

Số TT

Họ và tên chủ hộ (Ghi tên tất cả các hộ cần rà soát)

Phân loại hộ theo điểm tài sản

Ghi chú

Số lượng tài sản Nhóm A1 x 20 điểm

Số lượng tài sản Nhóm A2 x 5 điểm

Số lượng tài sản Nhóm A3 x 3 điểm

Tổng số điểm

Hộ có tổng điểm cột 4 lớn hơn hoặc bằng điểm quy định => Hộ không nghèo, không cần rà soát

Hộ có tổng điểm cột 4 nhỏ hơn điểm quy định => Hộ có khả năng rơi cận nghèo, nghèo

A

B

1

2

3

4=(1+2+3)

5

6

7

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

16

 

 

 

 

 

 

 

 

17

 

 

 

 

 

 

 

 

18

 

 

 

 

 

 

 

 

19

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm...

Chữ ký đại diện thôn/tổ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 2

ĐÁNH GIÁ NHANH HỘ CÓ KHẢ NĂNG THOÁT NGHÈO
(Kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm)

Số TT

Họ và tên chủ hộ (Ghi tên các hộ nghèo có khả năng thoát)

Tổng số yếu tố đặc trưng hộ nghèo*

Hộ có số yếu tố cột 1 lớn hơn hoặc bằng số yếu tố quy định ►Hộ vẫn nghèo, không cần rà soát

Hộ có số yếu tố cột 1 nhỏ hơn số yếu tố quy định ► Hộ có khả năng thoát nghèo cần rà soát

Ghi chú

A

B

1

2

3

4

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

* Nhóm yếu tố đặc trưng hộ nghèo:

1. Nhà ở kém chất lượng (nhà ở tạm - đơn sơ),

2. Hộ có 2/3 số thành viên hộ trở lên là người ăn theo

3. Hộ không có nhà vệ sinh

4. Hộ có trẻ em 6 - 15 tuổi không đến trường do không có tiền

5. Hộ dùng đèn dầu, nến do không có tiền sử dụng điện

 

 

Ngày… tháng… năm…

Chữ ký đại diện thôn/tổ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG ĐIỂM NHÓM TÀI SẢN VÀ PHÚC LỢI CỦA HỘ GIA ĐÌNH
(Kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm)

 

Tên chỉ tiêu

Nhóm A1

(20 điểm)

Nhóm A2

(5 điểm)

Nhóm A3

(3 điểm)

 

A. Tài sản và đồ dùng lâu bền

1

Nhà ở

Biệt thự, nhà kiên cố khép kín

Nhà kiên cố không khép kín

Bán kiên cố

2

Tài sản

Ôtô, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt, máy sấy quần áo, máy hút bụi, lò vi sóng, lò nướng, bình tắm nước nóng, tủ lạnh, tủ đá, máy ảnh, máy quay video, piano, đàn organ

Bếp ga, bếp điện, máy xay sinh tố, máy ép hoa quả, xe đẩy các loại

Điện thoại cố định, nồi cơm điện, máy thu thanh

3

Sử dụng Internet

Sử dụng Internet

 

 

4

Xe máy

Từ 15 triệu đồng trở lên

Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng

Dưới 10 triệu đồng

5

Xe đạp

Từ 2 triệu đồng trở lên

Từ 1 đến dưới 2 triệu đồng

 

6

Giường ngủ các loại

Từ 5 triệu đồng trở lên

Từ 2 đến dưới 5 triệu đồng

Dưới 2 triệu đồng

7

Tủ, bàn ghế, sa lông, tràng kỷ

Từ 10 triệu đồng trở lên

Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng

Dưới 5 triệu đồng

8

Dàn nghe nhạc các loại, đầu video, điện thoại di động

Từ 3 triệu đồng trở lên

Từ 1 đến dưới 3 triệu đồng

Dưới 1 triệu đồng

9

Máy vi tính

Từ 5 triệu đồng trở lên

Dưới 5 triệu đồng

 

10

TV màu

Từ 5 triệu đồng trở lên

Từ 3 đến dưới 5 triệu đồng

Dưới 3 triệu đồng

 

B. Tài sản sản xuất kinh doanh

11

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà xưởng sản xuất; có đất đai, nhà xưởng, nhà ở, cửa hàng cho thuê

Có cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà xưởng sản xuất, có đất đai, nhà xưởng, nhà ở, cửa hàng cho thuê

 

 

12

Máy in, máy photo, máy fax

Máy in, máy photo, máy fax

 

 

13

Trang trại, vườn cây lâu năm, diện tích nuôi trồng thủy sản

Từ 50 triệu đồng trở lên

Từ 25 đến dưới 50 triệu đồng

Dưới 25 triệu đồng

14

Cửa hàng, cửa hiệu

Từ 5 triệu đồng trở lên

Dưới 5 triệu đồng

 

15

Xe công nông, máy kéo, dàn cày bừa

Từ 30 triệu đồng trở lên

Dưới 30 triệu đồng

 

16

Tàu, xuồng, vỏ, thuyền đánh bắt cá xa bờ, lưới đánh cá,... Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải khác... phục vụ sản xuất

Từ 10 triệu đồng trở lên

Dưới 10 triệu đồng

 

17

Trâu bò, ngựa cày kéo, sinh sản

Từ 60 triệu đồng trở lên

Từ 40 đến dưới 60 triệu đồng

Dưới 40 triệu đồng

18

Lợn nái, lợn đực, lợn giống

Từ 15 triệu đồng trở lên

Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng

Dưới 10 triệu đồng

19

Đàn gia súc, gia cầm

Từ 40 triệu đồng trở lên

Từ 30 đến dưới 40 triệu đồng

Dưới 30 triệu đồng

20

Máy xay xát, máy tuốt lúa, lồng/bè/ lưới, nuôi tôm, cá, thủy sản khác

Từ 10 triệu đồng trở lên

Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng

Dưới 5 triệu đồng

21

Máy đột dập, máy tiện, hàn, phay, máy cưa, xẻ gỗ, máy phát điện, máy khác,...

Từ 5 triệu đồng trở lên

Dưới 5 triệu đồng

 

22

Máy khâu, máy dệt, thêu, vắt sổ,...

 

Trị giá trên 2 triệu đồng

Trị giá dưới 2 triệu đồng

 

C. Đặc điểm về thành viên hộ gia đình

23

Có lao động, có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công, hưu trí

Có từ 3 thành viên trở lên

Có 2 thành viên

Có 1 thành viên

24

Thành viên hộ gia đình có trình độ cao đẳng, đại học trở lên

Có từ 2 thành viên trở lên

Có 1 thành viên

 

25

Có người giúp việc

Có người giúp việc

 

 

 

PHỤ LỤC 4

BẢNG QUY ĐỊNH PHÂN NHÓM HỘ GIA ĐÌNH
(Kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm)

 

Vùng 1:
Đồng bằng sông Hồng

Vùng 2:
Miền núi phía Bắc

Vùng 3:
Miền Trung

Vùng 4:
Tây Nguyên

Vùng 5:
Đông Nam Bộ

Vùng 6:
Đồng bằng sông Cửu Long

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

1. số điểm tài sản

55

47

55

40

55

43

55

48

50

45

55

42

2. Số yếu tố đặc trưng hộ nghèo

2

2

2

3

2

3

2

3

2

3

3

3

 

Vùng 1:
Đồng bằng sông Hồng

Vùng 2:
Miền núi phía Bắc

Vùng 3:
Miền Trung

Vùng 4:
Tây Nguyên

Vùng 5:
Đông Nam Bộ

Vùng 6:
Đồng bằng sông Cửu Long

Hà Nội; Hà Tây; Vĩnh Phúc; Bắc Ninh; Quảng Ninh; Hải Dương; Hải Phòng; Hưng Yên; Thái Bình; Hà Nam; Nam Định; Ninh Bình

Hà Giang; Cao Bằng; Bắc Kạn; Tuyên Quang; Lào Cai; Yên Bái; Thái Nguyên; Lạng Sơn; Bắc Giang; Phú Thọ; Điện Biên; Lai Châu; Sơn La; Hòa Bình

Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận

Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng

Bình Phước; Tây Ninh; Bình Dương; Đồng Nai; Bà Rịa - Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh

Long An; Tiền Giang; Bến Tre; Trà Vinh; Vĩnh Long; Đồng Tháp; An Giang; Kiên Giang; Cần Thơ; Hậu Giang; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau

 

PHỤ LỤC 5

PHIẾU B - PHIẾU KHẢO SÁT THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NĂM...
(Kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm)

1. Họ tên chủ hộ:....................................... Hộ số:...............................................

2. Địa chỉ:.............................................................................................................

Tỉnh/Thành phố  : ....................................................................................

Huyện/Quận      : ....................................................................................

Xã/Phường       : ....................................................................................

Thôn/tổ dân cư :.....................................................................................

- Khu vực          : 1. Thành thị                2. Nông thôn      

3. Số nhân khẩu của hộ:............ người

4. Tổng thu và tổng chi cho hoạt động SXKD dịch vụ trong 12 tháng qua

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Nguồn thu

Tổng Thu

Tổng Chi

A

1

2

1. Trồng trọt (tính cả sản phẩm bán ra và sản phẩm tiêu dùng cho hộ gia đình)

 

 

- Cây lương thực và thực phẩm

 

 

- Cây công nghiệp

 

 

- Cây ăn quả

 

 

- Sản phẩm phụ trồng trọt (thân, lá, ngọn cây, rơm rạ, củi...)

 

 

- Sản phẩm trồng trọt khác (cây giống, cây cảnh,...)

 

 

2. Chăn nuôi (tính cả sản phẩm bán ra và sản phẩm tiêu dùng cho hộ gia đình)

 

 

- Gia súc

 

 

- Gia cầm

 

 

- Sản phẩm khác (trứng, sữa tươi, kén tằm, mật ong nuôi, con giống...)

 

 

- Sản phẩm phụ chăn nuôi (phân, lông, da,...)

 

 

3. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp

 

 

4. Lâm nghiệp (tính cả sản phẩm bán ra và sản phẩm tiêu dùng cho hộ gia đình) và dịch vụ lâm nghiệp

 

 

5. Thủy sản (tính cả sản phẩm bán ra và sản phẩm tiêu dùng cho hộ gia đình) và dịch vụ thủy sản

 

 

6. Các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, (tính cả sản phẩm bán ra và sản phẩm tiêu dùng cho hộ gia đình)

 

 

7. Tiền lương, tiền công

 

 

8. Các khoản khác (gồm các khoản: thu từ hái lượm, quà tặng, tiền gửi về từ bên ngoài, lãi tiết kiệm, tiền cho thuê nhà, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công,...)

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

5. Thu nhập của hộ gia đình trong 12 tháng qua:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Giá trị

5.1. Tổng thu nhập của hộ gia đình (= Tổng thu câu 4 - Tổng chi câu 4)

 

5.2. Thu nhập bình quân/người/tháng ( = Tổng thu nhập ở câu 5.1/số nhân khẩu của hộ/12 tháng)

 

KẾT LUẬN:

(Đánh dấu x vào ô tương ứng)

1. ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ QUY ĐỊNH (để bình xét)

- Hộ nghèo

Nông thôn: <= 400.000 đ/người/tháng Thành thị: <= 500.000 đ/người/tháng

 

- Hộ cận nghèo

Nông thôn: > 400.000đ/người/tháng và <= 520.000 đ/người/tháng; Thành thị: > 500.000đ/người/tháng và <= 650.000 đ/người/tháng

 

 

Ngày..... tháng..... năm.....

Cán bộ điều tra

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày..... tháng..... năm.....

Đại diện hộ gia đình

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 6

MẪU BIÊN BẢN BÌNH XÉT HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO
(Kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------

BIÊN BẢN HỌP BÌNH XÉT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Thôn/Tổ dân cư:..................................... Xã/Phường:.......................................... Huyện/Quận:........................................ Tỉnh/TP:..................................................

Hội nghị họp vào hồi........... giờ........ phút, ngày.......... tháng........ năm..............

Địa điểm:...............................................................................................................

Thành phần bao gồm:........................................................ người (có danh sách).

Chủ trì:............................................................... Chức vụ:...................................

Thư ký:................................................................................................................

Nội dung họp

1. Toàn thể hội nghị nghe ông (bà)............................, chức vụ:.................... thông qua kết quả điều tra sơ bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo của thôn/xã/huyện (có danh sách kèm theo) và tổ chức bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015.

2. Các ý kiến phát biểu thảo luận (ghi lại các ý kiến phát biểu):

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

3. Kết quả biểu quyết và thống nhất danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và danh sách hộ không nghèo:

TT

Họ tên chủ hộ gia đình

Kết quả biểu quyết (Số người đồng ý/tổng số người tham dự)

Phân loại hộ gia đình chính thức

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ không nghèo

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

4. Các ý kiến chưa nhất trí và kiến nghị (ghi rõ các ý kiến chưa nhất trí)

Cuộc họp kết thúc........... giờ,................... phút cùng ngày. Biên bản được làm thành 02 bản, 01 bản lưu thôn, 01 bản lưu xã.

 

Thư ký

Đại diện hộ dân

Đại diện UBND xã

Chủ trì

(Trưởng thôn/tổ)

 

PHỤ LỤC 7

PHIẾU C - THU THẬP ĐẶC ĐIỂM HỘ NGHÈO VÀ CẬN NGHÈO NĂM:...........

(Chỉ dùng đối với hộ nghèo và cận nghèo)

(Kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm)

1. Họ và tên chủ hộ:....................................... Mã hộ:

 

 

 

 

2. Địa chỉ: Tỉnh/Thành phố: ............................

Huyện/Quận:..................................

Xã/Phường:....................................

Thôn/Tổ dân cư: ............................

3. Khu vực: 1. Thành thị            2. Nông thôn  

4. Thành phần dân tộc của chủ hộ?

1. Kinh             2. Khác            Ghi cụ thể:...........................

5. Kết quả phân loại hộ:

1. Nghèo cũ                  2. Nghèo mới               3. Tái nghèo            

4. Thoát nghèo              5. Cận nghèo cũ          6. Cận nghèo mới    

6. Thu nhập B/Q khẩu/tháng (đồng):

 

 

7. Số nhân khẩu của hộ:

 

8. Thông tin các thành viên của hộ:

Số TT

Họ và tên

Quan hệ với chủ hộ

Giới tính

Năm sinh

Dân tộc

Đối tượng chính sách

Đối tượng theo NĐ 67 hoặc NĐ13

Tình trạng đi học (chỉ hỏi người dưới 25 tuổi)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

01

 

 

 

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

 

 

 

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã quy định các cột:

Cột 3:

1. Chủ hộ; 2. Vợ/chồng; 3. Con; 4. Cha/mẹ; 5. Ông/bà; 6. Cháu nội/ngoại;

7. Dâu/rể; 8. Anh/chị/em; 9. Khác.

Cột 4:

1. Nam; 2. Nữ

Cột 6:

1. Kinh; 2. Tày; 3. Thái; 4. Hoa; 5. Khơ Me; 6. Mường; 7. Nùng; 8. HMông (Mèo);

9. Dao; 10. Gia Rai; 11. Ngái; 12. Ê Đê; 13. Ba Na; 14. Xơ Đăng; 15. Dân tộc khác.

Cột 7:

1. Thương - Bệnh binh; 2. Thân nhân chủ yếu liệt sỹ; 3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH; 4. Người có công giúp cách mạng; 5. Đối tượng có công khác.

Cột 8:

1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

2. Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa;

3. Người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội;

4. Người tàn tật nặng không có khả năng LĐ hoặc không có khả năng tự phục vụ;

5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm;

6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng LĐ, thuộc hộ gia đình nghèo;

7. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

Cột 9:

1. Mẫu giáo/Mầm non; 2. Tiểu học; 3. THCS; 4. THPT;

5. Trung cấp; 6. Cao đẳng/Đại học trở lên.

9. Tình trạng nhà ở của hộ:        1. Kiên cố                    2. Bán kiên cố    

3. Nhà tạm                   4. Chưa có nhà   

10. Nước sinh hoạt: 1. Nước sạch         2. Nước không hợp vệ sinh  

11. Nguyên nhân:

1. Thiếu vốn sản xuất                       6. Có lao động nhưng không có việc làm

2. Thiếu đất canh tác                       7. Không biết cách làm ăn, không có tay nghề

3. Thiếu phương tiện sản xuất           8. Ốm đau nặng

                                                      9. Mắc tệ nạn xã hội

4. Thiếu lao động                             10. Chây lười lao động

5. Đông người ăn theo                      11. Nguyên nhân khác

12. Nguyện vọng của hộ

1. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi                   5. Giới thiệu việc làm

2. Hỗ trợ đất sản xuất                      6. Hướng dẫn cách làm ăn

3. Hỗ trợ phương tiện sản xuất          7. Hỗ trợ xuất khẩu lao động

4. Giúp học nghề                             8. Trợ cấp xã hội

 

Điều tra viên

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày....... tháng...... năm.......

Chủ hộ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Trưởng ban giảm nghèo cấp xã

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC 8

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO NĂM.....
(Kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm)

- Báo cáo nhanh: trước 15/11/.....

- Báo cáo chính thức: trước 30/11/.....

TT

Cấp

(Tỉnh/Huyện/Xã)

Tổng số hộ dân cư

Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo %

Số hộ cận nghèo

Tỷ lệ hộ cận nghèo %

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

Chung

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày..... tháng...... năm.....

Chủ tịch

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Cấp xã: lập danh sách cụ thể từng hộ theo thôn/bản, tổ dân cư;

- Cấp huyện: tổng hợp theo từng xã/phường/thị trấn;

- Cấp tỉnh: tổng hợp theo Quận/Huyện/Thị xã.

 

PHỤ LỤC 9

DANH SÁCH HỘ NGHÈO THUỘC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm)

- Báo cáo nhanh: trước 15/11/.....

- Báo cáo chính thức: trước 30/11/.....

TT

Cấp

(Tỉnh/Huyện/Xã)

Tổng số hộ dân cư

Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo %

Số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách xã hội

Tỷ lệ hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách xã hội %

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

Chung

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày..... tháng...... năm.....

Chủ tịch

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Cấp xã: lập danh sách cụ thể từng hộ theo thôn/bản, tổ dân cư;

- Cấp huyện: tổng hợp theo từng xã/phường/thị trấn;

- Cấp tỉnh: tổng hợp theo Quận/Huyện/Thị xã.

 

PHỤ LỤC 10

DANH SÁCH HỘ NGHÈO CÓ THÀNH VIÊN LÀ ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm)

- Báo cáo nhanh: trước 15/11/.....

- Báo cáo chính thức: trước 30/11/.....

TT

Cấp

(Tỉnh/Huyện/Xã)

Tổng số hộ dân cư

Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo %

Số hộ nghèo có thành viên là đối tượng BTXH

Tỷ lệ hộ nghèo có thành viên là đối tượng BTXH %

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

Chung

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày..... tháng...... năm.....

Chủ tịch

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Cấp xã: lập danh sách cụ thể từng hộ theo thôn/bản, tổ dân cư;

- Cấp huyện: tổng hợp theo từng xã/phường/thị trấn;

- Cấp tỉnh: tổng hợp theo Quận/Huyện/Thị xã.