Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT ngày 28/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Về sửa đổi quy định tại Thông tư 12/2010/TT-BTNMT quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 15/2011/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Ngày ban hành: 28-04-2011
- Ngày có hiệu lực: 27-06-2011
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 07-05-2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1045 ngày (2 năm 10 tháng 15 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 07-05-2014
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2011/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2011 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 12/2010/TT-BTNMT NGÀY 26 NGÀY 7 THÁNG 2010 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY ĐỊNH VIỆC XÂY DỰNG, CẤP THƯ XÁC NHẬN, CẤP THƯ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH TRONG KHUÔN KHỔ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 56/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUY ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 ngày 7 tháng 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto (sau đây viết tắt là Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT):
1. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp Thư xác nhận PIN
Một (01) bộ tiếng Việt PIN được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.”
2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Trình tự, thủ tục, thời gian cấp và hiệu lực của Thư xác nhận PIN
1. Tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
2. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định; việc bổ sung, hoàn chỉnh đầy đủ hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần.
3. Trong thời hạn tối đa tám (08) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với các bên có liên quan thẩm định hồ sơ dự án và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, cấp Thư xác nhận.
Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, điều chỉnh, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu có văn bản thông báo, hướng dẫn tổ chức bổ sung, điều chỉnh hồ sơ (thời gian bổ sung, điều chỉnh không được tính trong tổng thời hạn xem xét, cấp Thư xác nhận).
4. Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc cấp Thư xác nhận; trường hợp không chấp thuận được thông báo lý do bằng văn bản.
5. Trong thời hạn tối đa một (01) ngày làm việc, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trả kết quả cho tổ chức qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
6. Tổng thời hạn xem xét cấp Thư xác nhận PIN quy định tại Điều này không quá mười bốn (14) ngày làm việc.
7. Thư xác nhận PIN có hiệu lực trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày cấp.”
3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD
1. Hồ sơ bản Tiếng Việt, số lượng bộ hồ sơ sẽ căn cứ vào số lượng thành viên Ban Chỉ đạo cần gửi hồ sơ xin ý kiến bao gồm các thành viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của dự án.
Hồ sơ bản Tiếng Anh, chủ đầu tư nộp một (01) bộ cho Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu khi chủ đầu tư nộp hồ sơ bản Tiếng Anh cho Ban chấp hành quốc tế về CDM (EB).
2. Văn bản của các bên xây dựng dự án CDM đề nghị xem xét cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3b kèm theo Thông tư này).
3. Bản sao có chứng thực văn bản nhận xét của các bên liên quan trực tiếp chịu tác động từ các hoạt động dự án (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này).
4. Bản sao có chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án theo quy định hiện hành có liên quan.
5. Bản sao có chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án có quy mô lớn.
6. Đối với các dự án phát điện lên lưới điện quốc gia phải có văn bản nhất trí nguyên tắc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc đấu nối lên lưới điện quốc gia.
7. Các loại giấy phép liên quan (nếu có) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với các dự án từng lĩnh vực cụ thể theo quy định hiện hành.
8. Báo cáo kỹ thuật hoặc báo cáo thẩm định PDD hoặc PoA-DD của Tổ chức nghiệp vụ được EB chỉ định (DOE).”
4. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 8. Trình tự, thủ tục, thời gian xem xét, cấp và hiệu lực của Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD
1. Tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
2. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định; việc bổ sung, hoàn chỉnh đầy đủ hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần.
3. Trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu gửi hồ sơ xin ý kiến tới các thành viên tham gia Ban Chỉ đạo để xin ý kiến đối với từng lĩnh vực cụ thể.
4. Trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc, các thành viên Ban Chỉ đạo gửi ý kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này về Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Trường hợp quá thời hạn trên Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu không nhận được ý kiến thì coi ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo là đồng ý và thông qua.
5. Trong thời hạn tối đa ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổng hợp ý kiến và có văn bản đề nghị tổ chức giải trình (nếu có) (thời gian giải trình không được tính trong tổng thời hạn xem xét, cấp Thư phê duyệt).
6. Trong thời hạn tối đa chín (09) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc ý kiến giải trình của tổ chức, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thẩm định hồ sơ dự án và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và quyết định.
7. Trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp Thư phê duyệt; trường hợp không chấp thuận thì tổ chức được thông báo lý do bằng văn bản.
8. Trong thời hạn tối đa một (01) ngày làm việc, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trả kết quả cho tổ chức qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
9. Tổng thời hạn xem xét cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD quy định tại Điều này không quá bốn mươi mốt (41) ngày làm việc.
10. Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD được gửi tới các bên xây dựng dự án CDM, DOE và thông báo cho các cơ quan có liên quan của Việt Nam.
11. Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD có hiệu lực trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày cấp.”
5. Thay thế Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT bằng Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 6 năm 2011.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, xử lý./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
(Kèm theo Thông tư số 15 /2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Tên các bên tham gia xây dựng dự án
TÀI LIỆU Ý TƯỞNG DỰ ÁN
THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH
TÊN DỰ ÁN
Tháng .... năm ....
TÀI LIỆU Ý TƯỞNG DỰ ÁN (PIN)
A. Miêu tả dự án, loại, địa điểm và tiến độ
Tên dự án:
Ngày gửi:
Tóm tắt kỹ thuật dự án
Mục tiêu dự án | Trình bày không quá 5 dòng |
Mô tả dự án và các hoạt động dự kiến (bao gồm cả mô tả chi tiết kỹ thuật của dự án) | Khoảng 1/2 trang |
Công nghệ sẽ áp dụng | Trình bày không quá 5 dòng. Xin lưu ý là chỉ hỗ trợ cho những dự án áp dụng công nghệ khả thi về mặt thương mại. Nên cung cấp một số trường hợp đã sử dụng công nghệ đó làm ví dụ. |
Cơ quan xây dựng dự án và các bên liên quan (Liệt kê và cung cấp các thông tin sau của tất cả các cơ quan xây dựng dự án) |
|
Tên cơ quan xây dựng dự án |
|
Loại hình tổ chức | Chính phủ / Cơ quan chính phủ / Chính quyền địa phương / Công ty tư nhân / Tổ chức phi chính phủ |
Chức năng khác trong dự án | Nhà tài trợ dự án / Tổ chức nghiệp vụ / Tổ chức trung gian / Tư vấn kỹ thuật |
Hoạt động trong lĩnh vực | Trình bày không quá 5 dòng |
Địa chỉ |
|
Đầu mối liên lạc | Tên người quản lý xây dựng dự án |
Điện thoại, fax |
|
E-mail, Website nếu có |
|
Loại hình dự án |
|
Loại khí nhà kính giảm phát thải |
|
Loại hình hoạt động |
|
a. Cung cấp năng lượng | Ví dụ: Năng lượng tái tạo, không kể sinh khối; đồng phát điện; nâng cao hiệu quả năng lượng bằng việc thay thế thiết bị hoặc giảm tổn thất truyền tải và phân phối; chuyển đổi nhiên liệu |
b. Tiêu thụ năng lượng | Thay thế ‘thiết bị gia dụng’ hiện có; nâng cao hiệu quả năng lượng của các thiết bị sản xuất hiện có |
c. Vận tải | Sử dụng động cơ hiệu quả hơn trong vận tải; chuyển đổi phương tiện vận tải; chuyển đổi nhiên liệu (ví dụ: xe buýt chở khách sử dụng khí đốt) |
d. Quản lý chất thải | Thu khí mê-tan từ bãi rác hoặc xử lý nước thải |
e. Sử dụng đất và lâm nghiệp | Trồng rừng hoặc tái trồng rừng; quản lý rừng; quản lý vùng ngập nước; quản lý nguồn nước; cải tiến nông nghiệp; phòng chống thoái hoá đất |
Địa điểm thực hiện dự án |
|
Khu vực | Châu á Thái Bình Dương/ Nam á/ Trung á/ Trung Đông/ Bắc Phi/ châu Phi Sa-ha-ra/ Nam Phi/ Trung Mỹ và Ca-ri-bê/ Nam Mỹ/ Trung và Đông Âu |
Nước |
|
Thành phố |
|
Miêu tả tóm tắt về vị trí nhà máy | Trong khoảng 3- 5 dòng |
Lịch trình dự kiến |
|
Thời gian sớm nhất dự án bắt đầu hoạt động và dự kiến năm đầu tiên nhận được lượng giảm phát thải được chứng nhận CER | Năm dự án đi vào hoạt động |
Thời gian dự kiến trước khi dự án đi vào hoạt động kể từ khi ý tưởng dự án được chấp nhận | Việc thảo luận với các cơ quan liên quan sẽ bắt đầu sau khi có phản hồi về bản dự thảo ý tưởng dự án này. Thời gian cần thiết đối với các cam kết tài chính: xx tháng Thời gian cần thiết cho các vấn đề pháp lý: xx tháng Thời gian cần thiết để đàm phán: xx tháng Thời gian cần thiết để xây dựng dự án: xx tháng |
Thời gian hoạt động của dự án | Số năm |
B. Hiệu quả dự kiến về môi trường và xã hội | |
Lượng khí nhà kính dự kiến sẽ giảm được (quy ra tấn CO2 tương đương) | Trung bình hàng năm: tCO2 tương đương
|
Kịch bản đường cơ sở | Các dự án CDM phải có lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn kịch bản “phát thải thông thường” ở nước chủ nhà (cần mô tả thông tin khoảng 1/4 - 1/2 trang hiệu quả dự án đem lại so với trường hợp không có dự án) |
C. Tài chính
Kinh phí dự kiến của dự án |
|
Chi phí xây dựng dự án | Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD) |
Chi phí lắp đặt | Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD) |
Các chi phí khác | Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD) |
Tổng chi phí | Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD) |