Thông tư số 39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 39/2010/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngày ban hành: 28-06-2010
- Ngày có hiệu lực: 12-08-2010
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-08-2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1460 ngày (4 năm 0 tháng 0 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-08-2014
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2010 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CÁC LOẠI THIÊN TAI, DỊCH BỆNH NGUY HIỂM ĐƯỢC HỖ TRỢ THEO QUYẾT ĐỊNH 142/2009/QĐ-TTG NGÀY 31/12/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, như sau:
Điều 1. Loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hưởng chính sách hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản
1. Loại thiên tai gây thiệt hại trực tiếp đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
a) Bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.
b) Rét đậm, rét hại kéo dài.
2. Loại dịch hại, dịch bệnh nguy hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
a) Loại dịch hại nguy hiểm đối với cây trồng gồm:
- Rầy nâu;
- Bệnh vàng lùn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá;
- Bệnh chồi cỏ mía, chổi rồng.
b) Loại dịch bệnh nguy hiểm đối với vật nuôi gồm:
- Bệnh cúm gia cầm;
- Bệnh lở mồm long móng;
- Bệnh tai xanh ở lợn.
c) Loại dịch bệnh nguy hiểm đối với nuôi trồng thuỷ sản gồm:
- Bệnh đốm trắng đối với tôm sú, tôm chân trắng;
- Bệnh hội chứng Taura đối với tôm chân trắng;
- Bệnh đầu vàng đối với tôm sú, tôm chân trắng.
Điều 2. Thẩm quyền công bố thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hưởng chính sách hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản
1. Thiên tai
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định công bố loại thiên tai xảy ra trên địa bàn cụ thể của địa phương để làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ.
2. Dịch bệnh nguy hiểm
a) Đối với cây trồng, vật nuôi
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố dịch xảy ra trên địa bàn cụ thể của địa phương theo quy định của pháp luật về bảo vệ thực vật và thú y để làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ;
b) Đối với nuôi trồng thuỷ sản
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố hoặc xác nhận về loại dịch bệnh thuỷ sản xảy ra trên địa bàn cụ thể của địa phương để làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát hiện các loại thiên tai và dịch bệnh nguy hiểm mới gây thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản thì thông báo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung kịp thời làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Tổng Cục trưởng các Tổng cục: Thuỷ lợi, Thuỷ sản; Cục trưởng các Cục: Trồng trọt, Chăn nuôi, Bảo vệ thực vật, Thú y và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |