cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 73/2009/TT-BNNPTNT ngày 20/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tạm thời về thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 73/2009/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Ngày ban hành: 20-11-2009
  • Ngày có hiệu lực: 04-01-2010
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 07-11-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1768 ngày (4 năm 10 tháng 8 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 07-11-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 07-11-2014, Thông tư số 73/2009/TT-BNNPTNT ngày 20/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tạm thời về thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4855/QĐ-BNN-TCTS ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bãi bỏ Thông tư 73/2009/TT-BNNPTNT Quy định tạm thời về thức ăn cho tôm thẻ chân trắng”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 73/2009/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2009

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ THỨC ĂN CHO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 15/NĐ-CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ về việc Quản lý thức ăn chăn nuôi;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định tạm thời về thức ăn cho tôm thẻ chân trắng như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy định tạm thời về thức ăn cho tôm thẻ chân trắng”.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Nuôi trông thuỷ sản, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn dùng trong nuôi trồng thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng CP (để b/c);
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ Công Thương, Tài chính;
- UBND các tỉnh/ thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp
(để kiểm tra văn bản);
- Tổng cục Hải quan;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Lưu: VT, Cục NTTS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ THỨC ĂN CHO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 73 /2009/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Đối tượng áp dụng:

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, gia công; xuất khẩu, nhập khẩu; sử dụng thức ăn dùng cho tôm thẻ chân trắng trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định các yêu cầu về chất lượng và chỉ tiêu an toàn vệ sinh của thức ăn hỗn hợp cho tôm thẻ chân trắng được phối chế từ nhiều loại nguyên liệu đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; sử dụng để ương giống, nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Điều 2. Quy định về thức ăn dùng cho tôm thẻ chân trắng

1. Yêu cầu kỹ thuật

a) Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn dùng cho tôm thẻ chân trắng:

Bảng 1. Chỉ tiêu cảm quan:

TT

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1

Hình dạng bên ngoài

Thức ăn có dạng bột, mảnh hoặc dạng viên chìm.

Viên hình trụ hoặc mảnh đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong Bảng 3a, 3b.

2

Màu sắc

Nâu vàng đến nâu, đặc trưng của nguyên liệu phối chế.

3

Mùi vị

Ðặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men mốc và mùi lạ khác.

b) Các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh của thức ăn dùng cho tôm thẻ chân trắng:

Bảng 2. chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh:

STT

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1

Côn trùng sống

Không cho phép

2

Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella)

Không cho phép

3

Nấm độc (Aspergillus flavus)

Không cho phép

4

Độc tố nấm mốc (Aflatoxin B1)

Không lớn hơn 10ppb

5

Các loại thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo quy định hiện hành

2. Chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn dùng cho tôm thẻ chân trắng

Bảng 3a. Chỉ tiêu lý, hoá:

Số hiệu

Các giai đoạn sử dụng

Dạng thức ăn

Kích cỡ thức ăn

Hàm lượng đạm có khả năng tiêu hoá không thấp hơn

(%)

Hàm lượng lipid thô không thấp hơn

(%)

Hàm lượng xơ thô không cao hơn

(%)

Độ ẩm không cao hơn

(%)

Tỷ lệ vụn nát

( %)

Ðộ bền (giờ quan sát)

1

Tôm giai đoạn Zoae đến Mysis

Bột hoặc mảnh

Không lớn hơn 250 micron

40

6 – 8

3

10

Không lớn hơn 2

Không nhỏ hơn 1

2

Tôm giai đoạn PL1 đến PL15

Bột hoặc mảnh

250 micron – 0,5 mm

40

6 – 8

3

10

3

 Tôm giai đoạn 1 (1,2 đến 2,5 cm)

Mảnh chìm

0,4 – 0,8 mm

38

5 – 7

3

11

4

Tôm giai đoạn 2 (2,5 đến 3,5 cm)

Mảnh chìm

0,7 – 1,68 mm

38

5 – 7

4

11

5

Tôm giai đoạn 3 (từ 1 đến 3 gr)

Mảnh hoặc viên chìm

1,4 – 2,2 mm

38

5 – 7

4

11

6

Tôm giai đoạn 4 (3 đến 12 gr)

Viên chìm

1,5 – 2,3 mm

36

4 – 6

4

11

7

Tôm giai đoạn 5 (12 đến 25 gr)

Viên chìm

1,8 – 2,4 mm

34

4 – 6

4

11

8

Tôm giai đoạn 6 (trên 25 gr)

Viên chìm

2,2 –2,6mm

32

4 – 6

4

11

Bảng 3b. Chỉ tiêu lý, hoá (tiếp theo):

Số hiệu

Các giai đoạn sử dụng

Hàm lượng lyzin, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn

Hàm lượng methionin, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn

Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%), tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

Hàm lượng canxi, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

Tỷ lệ canxi/phospho nằm trong khoảng

Hàm lượng natri clorua, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn

1

Tôm giai đoạn

Zoae đến Mysis

2,0

0,9

1

2,3

1,0 - 1,5

2,5

2

Tôm giai đoạn

PL1 đến PL15

1,9

0,8

1

3

Tôm giai đoạn 1

(1,2 đến 2,5 cm)

1,8

0,8

1

4

Tôm giai đoạn 2

(2,5 đến 3,5 cm)

1,8

0,8

1,2

5

Tôm giai đoạn 3

(từ 1 đến 3 gr)

1,7

0,7

1,2

6

Tôm giai đoạn 4

(3 đến 12 gr)

1,6

0,7

1,5

7

Tôm giai đoạn 5

(12 đến 25 gr)

1,5

0,7

1,7

8

Tôm giai đoạn 6

(trên 25 gr)

1,5

0,7

1,7

3. Phương pháp thử

a) Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325-2007, chuẩn bị mẫu thử theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6952 : 2001.

b) Thử chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu lý, hóa theo TCVN và quy định hiện hành.

4. Bao gói

a) Thức ăn dùng cho tôm thẻ chân trắng phải được đóng gói trong các loại bao PE hoặc bao PP hoặc bao giấy 3 lớp.

b) Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đã được tẩy trùng.

5. Ghi nhãn

a) Việc ghi nhãn trên bao đựng thức ăn dùng cho tôm thẻ chân trắng phải theo đúng các quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá và các quy định hiện hành.

b) Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn:

- Tên hàng hoá, số công bố tiêu chuẩn chất lượng;

- Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

- Ðịnh lượng của hàng hóa (khối lượng tịnh);

- Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính được sử dụng);

- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein có khả năng tiêu hóa, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng ...);

- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản;

- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày);

- Thức ăn dùng cho tôm ở giai đoạn, kích cỡ nào;

- Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn được nhập khẩu);

- Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thức ăn dùng cho tôm thẻ chân trắng.

6. Bảo quản

a) Thức ăn dùng cho tôm thẻ chân trắng phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để trên bục kê cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại.

b) Hạn sử dụng không quá 90 ngày.

7. Vận chuyển

a) Phương tiện vận chuyển thức ăn dùng cho tôm thẻ chân trắng phải khô, sạch, được che mưa nắng, không có chất độc hại, đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh.

b) Khi bốc dỡ phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, chỉnh sửa.