cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 14/2006/TT-BLĐTBXH ngày 15/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Hướng dẫn tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 14/2006/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Ngày ban hành: 15-09-2006
  • Ngày có hiệu lực: 01-10-2006
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-09-2015
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3286 ngày (9 năm 1 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 30-09-2015
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 30-09-2015, Thông tư số 14/2006/TT-BLĐTBXH ngày 15/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Hướng dẫn tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 1395/QĐ-LĐTBXH ngày 30/09/2015 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:   14/2006/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày  15  tháng  9  năm 2006

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN TĂNG LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 94/2006/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 9 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 10 năm 2006.

2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 10 năm 2006.

3. Công nhân, viên chức đang hưởng trợ cấp mất sức lao động kể cả người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

5. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tử tuất trước ngày 01 tháng 10 năm 2006.

6. Người đang hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản trước ngày 01 tháng 10 năm 2006.

II. TĂNG LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 mục I Thông tư này, mức lương hưu và trợ cấp hàng tháng được tăng như sau:

 

Mức lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/10/2006

=

Mức lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 9/2006 đã được điều chỉnh theo Thông tư số 13/2006/TT-BLĐTBXH

x

1,286

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, có mức lương hưu đã được điều chỉnh theo Thông tư số 13/2006/TT-BLĐTBXH là 907.500 đồng/tháng.

Mức lương hưu của ông A từ tháng 10/2006 được tính như sau:

907.500 đồng/tháng    x   1,286  =  1.167.045 đồng/tháng

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B, cấp bậc Thiếu tá, có mức lương hưu đã được điều chỉnh theo Thông tư số 13/2006/TT-BLĐTBXH là 1.341.360 đồng/tháng.

Mức lương hưu của ông B từ tháng 10/2006 được tính như sau:

1.341.360 đồng/tháng   x  1,286  =  1.724.989 đồng/tháng

Ví dụ 3: Ông Trần Quang D, có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước sau đó chuyển sang làm việc tại công ty liên doanh, có mức lương hưu đã được điều chỉnh theo Thông tư số 13/2006/TT-BLĐTBXH là 1.050.000 đồng/tháng.

Mức lương hưu của ông D từ tháng 10/2006 được tính như sau:

1.050.000 đồng/tháng   x  1,286  =  1.350.300 đồng/tháng

Ví dụ 4: Ông Vũ Văn E là cán bộ xã nghỉ việc, hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP có mức trợ cấp đã được điều chỉnh theo Thông tư số 13/2006/TT-BLĐTBXH là 359.370 đồng/tháng.

Mức trợ cấp của ông E từ tháng 10/2006 được tính như sau:

359.370 đồng/tháng   x  1,286  =  462.150 đồng/tháng

Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn G, nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, có mức trợ cấp đã được điều chỉnh theo Thông tư số 13/2006/TT-BLĐTBXH là 450.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp mất sức lao động của ông G từ tháng 10/2006 được tính như sau:

450.000 đồng/tháng   x   1,286 =  578.700 đồng/tháng

Ví dụ 6: Ông Trần Văn T, tháng 12/2002 nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP có mức trợ cấp hàng tháng đã được điều chỉnh theo Thông tư số 13/2006/TT-BLĐTBXH là 465.890 đồng/tháng.

Mức trợ cấp của ông T hưởng từ tháng 10/2006 được tính như sau:

465.890 đồng/tháng    x   1,286  =  599.135 đồng/tháng

2. Đối tượng quy định tại khoản 5 mục I Thông tư này, mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tuất hàng tháng được tăng như sau:

a) Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 10 năm 2006:

Mức trợ cấp từ ngày 01/10/2006

=

Mức trợ cấp tháng 9/2006

x

1,286

Ví dụ 7: Ông Trần Văn K, có mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng là 210.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp của ông K từ tháng 10/2006 được tính như sau:

210.000 đồng/tháng  x  1,286  =  270.060 đồng/tháng

b) Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ra viện trước ngày 01 tháng 10 năm 2006 mà chưa được tính hưởng trợ cấp, thì mức trợ cấp của thời gian trước ngày 01 tháng 10 năm 2006 được trả theo mức trợ cấp tháng 9 năm 2006.

c) Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, thì mức trợ cấp phục vụ hàng tháng được tăng như sau:

Mức trợ cấp phục vụ từ ngày 01/10/2006

=

Mức trợ cấp phục vụ tháng 9/2006

x

1,286

d) Người chết trước ngày 01 tháng 10 năm 2006 mà thân nhân chưa nhận tiền mai táng và tiền tuất thì tiền mai táng, tiền tuất của thời gian trước ngày 01 tháng 10 năm 2006 được trả theo mức tháng 9 năm 2006.

3. Đối tượng quy định tại khoản 6 mục I Thông tư này mà từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi vẫn còn thời hạn hưởng trợ cấp, thì khoản trợ cấp này được tính theo mức lương tối thiểu chung 450.000 đồng/tháng.

4. Quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động được hưởng phụ cấp chuyển ngành theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, thì từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 khoản phụ cấp chuyển ngành được tính theo mức lương tối thiểu chung 450.000 đồng/tháng.

5. Người về hưu sống cô đơn hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, nếu mức lương hưu tính theo khoản 1 mục II Thông tư này thấp hơn 675.000 đồng/tháng thì từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 được điều chỉnh bằng 675.000 đồng/tháng.

6. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng cư trú ở nơi có phụ cấp khu vực, thì từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 mức phụ cấp khu vực tính theo mức lương tối thiểu chung 450.000 đồng/tháng.

7. Người hưởng lương hưu sau khi đã được điều chỉnh theo khoản 1 mục II Thông tư này mà mức lương hưu thấp hơn 450.000 đồng/tháng thì được hưởng bằng 450.000 đồng/tháng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 94/2006/NĐ-CP và Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định số 94/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; lập báo cáo theo mẫu đính kèm Thông tư này gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

4. Kinh phí tăng thêm do điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của các đối tượng thuộc Ngân sách Nhà nước chi trả do Bộ Tài chính bảo đảm.

5. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2006.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở LĐ-TBXH, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Lưu Bộ LĐ-TBXH.

BỘ TRƯỞNG




  Nguyễn Thị Hằng

 

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN