Thông tư số 30/2002/TT-BTC ngày 27/03/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn tạm thời sử dụng khoản tiền sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Số hiệu văn bản: 30/2002/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
- Ngày ban hành: 27-03-2002
- Ngày có hiệu lực: 11-04-2002
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 8262 ngày (22 năm 7 tháng 22 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2002/TT-BTC | Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2002 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 30/2002/TT-BTC NGÀY 27 THÁNG 03 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN TẠM THỜI SỬ DỤNG KHOẢN TIỀN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Triển khai Nghị quyết số 02/2002/NQ-CP ngày 04/2/2002 của Chính phủ, trong khi chưa sửa đổi bổ sung chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn tạm thời về sử dụng khoản tiền sử dụng vốn Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước như sau:
I- QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng thông tư này là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước bao gồm: doanh nghiệp nhà nước độc lập, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thành viên Tổng công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này. Việc bổ sung vốn từ lợi nhuận sau thuế của các công ty này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và do Chủ sở hữu hoặc Đại diện chủ sở hữu Công ty quyết định.
2. Từ ngày 01/01/2002 Nhà nước không thu vào ngân sách khoản tiền sử dụng vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp thuộc các đối tượng nêu tại điểm 1, Mục I Thông tư này.
Doanh nghiệp được sử dụng khoản tiền sử dụng vốn Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư tài sản nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.
Riêng năm 2001, chế độ thu sử dụng vốn đối với doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 của Chính phủ về việc bổ sung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001.
II - QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Từ ngày 01/01/2002, lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; bù lỗ của các năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế; trả tiền vi phạm pháp luật Nhà nước như vi phạm luật thuế, luật giao thông, luật môi trường, luật thương mại và qui chế hành chính... sau khi đã trừ tiền bồi thường tập thể hoặc cá nhân gây ra (nếu có); trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế được trích bổ sung vào vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (vốn kinh doanh - TK 411) số tiền bằng 1,8% số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được xác định theo quy định tại khoản 2 dưới đây.
Sau khi bổ sung vốn kinh doanh theo quy định trên, lợi nhuận sau thuế còn lại được phân phối theo quy định tại Thông tư số 64/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong doanh nghiệp Nhà nước (từ điểm 5 đến điểm 6 Phần B Mục II).
Trường hợp trích lập hai Quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định không đủ hai tháng lương thực hiện, thì doanh nghiệp được giảm số tiền bổ sung vốn kinh doanh ( từ lợi nhuận sau thuế) để đảm bảo đủ mức trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp bằng hai tháng lương thực hiện. Mức giảm tối đa bằng mức trích bổ sung vốn từ lợi nhuận sau thuế.
2. Đối với năm 2001:
- Mức thu sử dụng vốn Nhà nước áp dụng chung cho mọi đối tượng bằng tỷ lệ 0,15%/ tháng (1,8%/năm) nhân (x) với số vốn Nhà nước bình quân trong năm tính theo sổ kế toán của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
- Vốn nhà nước có tại doanh nghiệp được xác định như sau:
+ Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp được thể hiện trên sổ kế toán của doanh nghiệp như sau:
Nguồn vốn kinh doanh (Tài khoản 411)
Nguồn vốn đầu tư xây dựng (Tài khoản 441)
+ Riêng đối với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng: vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp đuợc thể hiện trên sổ kế toán như sau:
Vốn điều lệ ( Tài khoản 601)
Vốn đầu tư xây dựng ( Tài khoản 602)
- Trong năm nếu có phát sinh về việc tăng, giảm vốn Nhà nước, thì tính bình quân gia quyền số vốn Nhà nước doanh nghiệp sử dụng trong năm theo công thức:
| = | Số vốn Nhà | + | Số vốn tăng | x | Số tháng tăng | - | Số vốn giảm | x | Số tháng giảm |
bình quân trong năm |
| nước đầu năm |
| 12 |
| 12 |
Đối với các doanh nghiệp hoạt động công ích, nếu có tổ chức bộ phận hoạt động kinh doanh riêng (hạch toán riêng vốn Nhà nước của bộ phận này) thì mức thu sử dụng vốn Nhà nước được tính trên số vốn Nhà nước mà bộ phận này đã sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp công ích không tách riêng được vốn Nhà nước dùng vào hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích thì xác định số vốn Nhà nước được doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh để tính thu sử dụng vốn Nhà nước như sau:
| = | Vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán | x | Doanh thu hoạt động kinh |
(Tổng doanh thu thực hiện trong năm bao gồm doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động công ích)
Đối với những doanh nghiệp mức thu sử dụng vốn tính theo Thông tư này cao hơn mức thu tính theo Nghị định số 12/HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Thông tư số 33 TC/TCT ngày 15/6/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì chỉ phải nộp bằng mức thu tính theo Nghị định số 22/HĐBT và Thông tư số 33 TC/TCT nói trên.
Số tiền sử dụng vốn đã nộp trong năm, nếu nhỏ hơn số phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp bổ sung số còn thiếu, nếu lớn hơn số phải nộp thì được bù trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
3. Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xác định số tiền sử dụng vốn của doanh nghiệp theo đúng quy định của Thông tư này.
4. Cơ quan tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi, giám sát, kiểm tra việc bổ sung vốn từ lợi nhuận sau thuế theo quy định tại Thông tư này, việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Thông tư này thay thế Thông tư số 33TC/TCT ngày 13/6/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các quy định khác hướng dẫn về chế độ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trái với quy định tại thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
| Trần Văn Tá (Đã ký) |