cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 05/2001/TT-BYT ngày 20/03/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tuyển sinh Đại học Y-Dược hệ tập trung 4 năm (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 05/2001/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 20-03-2001
  • Ngày có hiệu lực: 04-04-2001
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 13-08-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4879 ngày (13 năm 4 tháng 14 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 13-08-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 13-08-2014, Thông tư số 05/2001/TT-BYT ngày 20/03/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tuyển sinh Đại học Y-Dược hệ tập trung 4 năm (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 3005/QĐ-BYT ngày 13/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2001/TT-BYT

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2001

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HỆ TẬP TRUNG 4 NĂM

Đến cuối năm 2000, trên 40% số xã, phường trong cả nước đã có Bác sỹ làm việc tại các Trạm Y tế. Một số ít tỉnh, thành phố đã có 100% xã có Bác sỹ. Tuy nhiên, ở nhiều tỉnh, nhất là các tỉnh miền núi, biên giới, các vùng sâu, vùng xa còn thiếu nhiều Bác sỹ, Dược sỹ làm việc tại y tế tuyến cơ sở.

Thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để thực hiện phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, năm 2001 Bộ Y tế chủ trương tiếp tục tuyển sinh đào tạo Bác sỹ và Dược sỹ từ các Y sỹ và Dược sỹ trung học để đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế có trình độ đại học làm việc ở tuyến y tế cơ sở.

Thực hiện Luật Giáo dục, Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học sức khoẻ và Kết luận của Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ, Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn tuyển sinh đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ của các Trường đại học Y, Dược năm 2001.

I- QUY ĐỊNH CHUNG

Từ năm học 2001-2002, các Trường đại học Y, Dược sẽ không đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ theo chương trình đào tạo chuyên tu tập trung 3 năm như trước đây mà chuyển sang đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ từ các Y sỹ, Dược sỹ trung học theo chương trình mới, với thời gian đào tạo tập trung là 4 năm.

Công tác tuyển sinh đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ hệ 4 năm được thực hiện theo các quy định chung của Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Thông tư hướng dẫn tuyển sinh của Bộ Y tế năm 2001.

Để đáp ứng nhu cầu Bác sỹ, Dược sỹ làm việc ở tuyến y tế cơ sở, năm 2001 Bộ Y tế chủ trương ưu tiên tuyển chọn và tạo điều kiện thuận lợi cho các Y sỹ trung học hiện đang làm việc tại các Trạm Y tế xã, các Dược sỹ trung học đang làm việc tại cơ sở y tế tuyến huyện, đặc biệt đối với những cán bộ y tế hiện đang làm việc tại các tỉnh miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa có điều kiện được đào tạo tập trung tại các Trường đại học Y, Dược để sau khi tốt nghiệp trở về địa phương cử đi học tiếp tục làm việc.

Chỉ tiêu đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ hệ 4 năm đã được các cơ quan có thẩm quyền giao cho các Trường đại học Y, Dược bao gồm chỉ tiêu đào tạo có ngân sách do Nhà nước cấp và chỉ tiêu đào tạo không thuộc ngân sách. Nguồn kinh phí đào tạo các chỉ tiêu không thuộc ngân sách Nhà nước sẽ được thu từ địa phương hoặc cơ quan cử cán bộ đi học đóng góp thông qua hợp đồng đào tạo giữa trường đại học với Sở Y tế có nhu cầu đào tạo trong tổng chỉ tiêu đã giao cho trường. Bộ Y tế thống nhất quản lý chỉ tiêu đào tạo (cả chỉ tiêu có ngân sách Nhà nước và không có ngân sách Nhà nước), không có sự phân biệt trong chương trình và chất lượng đào tạo giữa hai loại chỉ tiêu đào tạo nói trên.

Về quy định các khu vực tuyển sinh (KV1, KV2, KV3...) thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:

1. Đối tượng tuyển sinh Bác sỹ đa khoa:

1.1. Y sỹ đang công tác trong biên chế hoặc được ký hợp đồng làm việc trong định biên của Trạm y tế xã thuộc KV1 và KV2 theo quy định tại Thông tư Liên bộ số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (gọi tắt là hợp đồng trong định biên).

1.2. Y sỹ đang công tác trong biên chế của các Phòng khám đa khoa khu vực; Đội Y tế dự phòng, Đội Y tế lưu động của các huyện thuộc KV1 và KV2.

1.3. Y sỹ đang công tác trong biên chế của các đơn vị y tế lưu động của các tỉnh thuộc KV1, KV2.

1.4. Y sỹ công tác tại các Trạm Y tế và bệnh xá (nếu còn) của các Bộ - Ngành khác đóng trên địa bàn KV1, KV2.

1.5. Y sỹ đang công tác trong biên chế của bệnh viện Phong - Da liễu, Khu điều trị Phong, Bệnh viện Tâm thần các tỉnh thuộc KV1, KV2; Bệnh viện các huyện vùng cao, vùng sâu.

1.6. Y sỹ đang công tác đúng ngành đào tạo, có biên chế tại các cơ sở y tế như đã nêu tại mục 1.1 đến mục 1.4, Bệnh viện Tâm thần thuộc KV3 và đã kinh qua công tác liên tục tại miền núi, vùng sâu ít nhất 36 tháng.

2. Đối tượng tuyển sinh Bác sỹ Y học cổ truyền (YHCT):

2.1. Y sỹ YHCT hoặc Y sỹ định hướng chuyên khoa YHCT (gọi chung là Y sỹ YHCT) đang công tác đúng ngành đào tạo và có biên chế hoặc hợp đồng trong định biên của Trạm Y tế xã như quy định tại mục 1.1.

2.2. Y sỹ YHCT đang công tác đúng ngành đào tạo trong biên chế tại các cơ sở y tế tuyến huyện và tỉnh thuộc KV1 và tuyến huyện thuộc KV2.

2.3. Y sỹ YHCT đang công tác đúng ngành đào tạo trong biên chế tại các trạm Y tế, các bệnh xá (nếu còn) của các Bộ - Ngành khác đóng trên địa bàn KV1, KV2.

2.4. Y sỹ YHCT đang công tác đúng ngành đào tạo, trong biên chế tại các cơ sở y tế như đã nêu tại mục 2.1 đến mục 2.3 thuộc KV3 và đã kinh qua công tác liên tục tại miền núi, vùng sâu ít nhất 36 tháng.

3. Đối tượng tuyển sinh Dược sỹ Đại học:

3.1. Dược sỹ trung học đang công tác đúng ngành đào tạo, trong biên chế tại các cơ sở y tế hành chính - sự nghiệp thuộc KV1 và KV2.

3.2. Dược sỹ trung học đang công tác đúng ngành đào tạo có biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại các doanh nghiệp Dược, Vật tư thiết bị Y tế Nhà nước, các công ty cổ phần đóng trên địa bàn KV1 và KV2.

3.3. Dược sỹ trung học đang công tác đúng ngành đào tạo và trong biên chế thuộc các trạm y tế, các bệnh xá (nếu còn) của các Bộ - Ngành khác đóng trên địa bàn KV1, KV2.

3.4- Dược sỹ trung học đang công tác đúng ngành đào tạo tại các cơ sở y tế như đã nêu tại mục 3.1 đến mục 3.3 thuộc KV3 và đã kinh qua công tác liên tục tại miền núi, vùng sâu ít nhất 36 tháng.

4. Đối tượng tuyển sinh Bác sỹ đa khoa (cử tuyển):

4.1. Y sỹ đang công tác trong biên chế hoặc hợp đồng trong định biên của Trạm Y tế xã thuộc vùng cao (KV1-VC) và vùng sâu (KV1-VS).

4.2. Y sỹ là người dân tộc đang công tác trong biên chế tại các cơ sở y tế tuyến huyện thuộc KV1-VC và KV1-VS.

Học viên cử tuyển được bồi dưỡng văn hóa và chuyên môn 01 năm theo chương trình được Bộ Y tế phê duyệt, nếu kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được học tiếp chương trình Bác sỹ hệ tập trung 4 năm.

III. TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH:

1. Tiêu chuẩn chính trị:

Lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Những người đang trong thời gian thi hành kỷ luật (từ khiển trách trở lên) không được xét tuyển.

2. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và văn hóa:

2.1. Về chuyên môn:

- Thí sinh dự thi và cử tuyển vào các lớp Bác sỹ đa khoa phải có bằng tốt nghiệp Y sỹ đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.

- Thí sinh dự thi vào các lớp Bác sỹ Y học cổ truyền phải có bằng tốt nghiệp Y sỹ YHCT hoặc Y sỹ định hướng YHCT đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.

- Thí sinh dự thi vào các lớp Dược sỹ đại học phải có bằng tốt nghiệp Dược sỹ trung học đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.

2.2. Về văn hóa:

- Chung cho các đối tượng: Phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hóa.

- Các đối tượng cử tuyển: Tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc văn hóa hoặc đã học các môn văn hóa trong chương trình đào tạo Y sỹ.

3. Tiêu chuẩn về thâm niên chuyên môn:

Có hai đối tượng:

* Thâm niên chuyên môn là 3 năm (đủ 36 tháng) áp dụng cho các đối tượng:

- Y sỹ đang công tác trong biên chế hoặc được ký hợp đồng trong định biên của các Trạm Y tế xã vùng cao, vùng sâu.

- Y sỹ là người dân tộc đang công tác ở miền núi và Dược sỹ trung học đang công tác trong biên chế của các cơ sở y tế tuyến huyện KV1.

* Thâm niên chuyên môn là 5 năm (đủ 60 tháng): áp dụng cho các đối tượng còn lại.

Thâm niên chuyên môn tính từ ngày có Quyết định tuyển dụng vào biên chế, vào hợp đồng trong định biên, sau khi tốt nghiệp trung học y - dược, tính đến ngày 30-10-2001.

4. Tiêu chuẩn sức khoẻ và tuổi:

4.1. Về sức khoẻ:

Phải có đủ sức khoẻ để học tập như quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề số 10/TT-LB ngày 18-8-1989 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20-8-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.2. Về tuổi:

Không quá 45 tuổi đối với nam và 40 tuổi đối với nữ, tính đến ngày 30/10/2001.

5. Chế độ sinh hoạt phí và học phí:

5.1. Học viên trúng tuyển theo chỉ tiêu nhà nước cấp ngân sách thì không phải đóng kinh phí đào tạo, nhưng phải đóng học phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.

5.2. Học viên trúng tuyển không thuộc diện chỉ tiêu ngân sách Nhà nước cấp và các đối tượng nêu ở các điểm 1.3, 1.4, 1.6, 2.3, 2.4, 3.2, 3.3, 3.4 tại mục II của Thông tư này phải đóng một phần kinh phí đào tạo. Mức đóng góp tương đương với định mức kinh phí đào tạo hàng năm do Nhà nước cấp, trong đó học viên đóng học phí; phần còn lại do cơ quan cử đi học đóng góp.

5.3. Trong thời gian học tập, lương và mọi chế độ của học viên do cơ quan cử người đi học giải quyết theo chế độ hiện hành.

Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ về công tác tại cơ quan đã cử đi học.

Những học viên phải ngừng học tập trước khi tốt nghiệp sẽ được trả về cơ quan cử đi học để giải quyết.

IV. CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN:

Để để điểm vào trường được xét ưu tiên theo khu vực và trong mỗi khu vực có các ưu tiên cho các đối tượng theo chính sách.

1. Ưu tiên về khu vực:

Áp dụng theo “Bảng phân chia khu vực tuyển sinh”, in trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp năm 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Ưu tiên về chính sách:

2.1. Nhóm ưu tiên I:

- Anh hùng lao động, Anh hùng các lực lượng vũ trang, chiến sỹ thi đua toàn quốc.

- Người dân tộc thiểu số.

- Thương binh được cấp thẻ, bệnh binh.

- Người trong biên chế hoặc hợp đồng theo định biên của Trạm Y tế xã miền núi đang công tác liên tục ở đó từ 36 tháng trở lên, tính đến ngày 30-10-2001.

- Người công tác ở vùng cao, vùng sâu liên tục từ 24 tháng trở lên, tính đến ngày 30-10-2001.

2.2. Nhóm ưu tiên 2:

- Người được hưởng huân chương, huy chương kháng chiến, chiến thắng, huân chương lao động; chiến sỹ thi đua cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) 2 năm liền.

- Người thuộc biên chế các trạm Y tế xã, bệnh viện Phong - Da liễu và Khu điều trị Phong, Bệnh viện Tâm thần đã công tác ít nhất là 36 tháng.

- Con liệt sỹ.

- Con thương binh, con bệnh binh mất trên 81% sức lao động.

- Người công tác vùng cao, vùng sâu liên tục từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, tính đến ngày 30-10-2001.

Mỗi đối tượng chỉ được hưởng 01 tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất về chính sách.

V. HỒ SƠ DỰ TUYỂN:

Hồ sơ dự tuyển gồm có:

1. Một phiếu dự tuyển do cơ quan sử dụng cán bộ, công chức phê duyệt cử cán bộ đi học. Thí sinh đang công tác trong đơn vị do Sở Y tế tỉnh quản lý phải có ý kiến phê duyệt của Sở Y tế. Thí sinh đang công tác trong các Bộ, Ngành khác và các doanh nghiệp phải có ý kiến phê duyệt của cơ quan quản lý cán bộ, công chức.

2. Bản sao bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hóa. Khi đến học phải xuất trình bản chính. Những trường hợp cần thiết, nhà trường có thể yêu cầu thí sinh xuất trình học bạ khóa đào tạo trung học Y tế.

3. Bản sao giấy khai sinh có công chứng.

4. Bản sao Quyết định tuyển dụng vào biên chế hoặc hợp đồng trong định biên của các cơ sở y tế hoặc Quyết định tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp (có công chứng Nhà nước). Thí sinh thuộc KV3 phải có thêm bản sao Quyết định phân công tác và giấy xác nhận thời gian làm việc tại miền núi, vùng sâu. Khi nhập học phải xuất trình bản chính.

5. Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên tuyển sinh và khu vực ưu tiên tuyển sinh (như quy định tại phần IV), do cơ quan sử dụng cán bộ, công chức xác nhận và Sở Y tế tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức phê duyệt.

6. Quyết định cử cán bộ, công chức đi học do Sở Y tế tỉnh ký, những thí sinh không thuộc Sở Y tế tỉnh quản lý thì có Quyết định cử đi học của cơ quan quản lý cán bộ, công chức. Thí sinh thuộc diện cử tuyển phải có Quyết định cử đi học của Uỷ ban nhân dân tỉnh (nộp khi vào học).

7. Một bản cam kết của thí sinh sau khi học tập sẽ trở về đúng nơi cử đi học nhận công tác.

8. Bốn ảnh cỡ 4 x 6 (một ảnh dán vào phiếu dự tuyển, đóng dấu giáp lai)

Các giấy tờ khác: Theo quy định của trường.

Thí sinh phải nộp đầy đủ hồ sơ dự thi về Ban tuyển sinh của các trường theo vùng tuyển sinh đúng thời gian quy định.

VI. THI TUYỂN

1. Các môn thi: Thí sinh phải thi 3 môn: Toán, Hóa, Chuyên môn.

1.1. Môn Toán và môn Hóa:

Trình độ trung học phổ thông hay bổ túc văn hóa theo chương trình hiện hành.

1.2. Môn chuyên môn:

Theo chương trình đào tạo Y sỹ trung học (Y sỹ đa khoa hoặc Y sỹ YHCT) hoặc Dược sỹ trung học hiện hành được Bộ Y tế duyệt.

2. Tổ chức thi tuyển:

Các trường tổ chức thi tuyển tho các quy định của Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày thi tuyển sinh do các trường quy định và đăng ký với Bộ Y tế (Vụ Khoa học - Đào tạo), Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời thông báo cho thí sinh.

Nội dung ôn thi các môn văn hóa: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo in trong tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học.... năm 2001”

Các Sở Y tế có kế hoạch bồi dưỡng văn hóa và chuyên môn cho các cán bộ được cử đi học để bảo đảm chất lượng đào tạo.

3. Điều kiện trúng tuyển:

Thí sinh trúng tuyển phải có đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh và đạt mức điểm tuyển của trường, trong đó:

a) Về chuyên môn: không dưới điểm 5

b) Về văn hóa: Không có điểm 0.

Sau khi tổ chức thi tuyển các trường cần:

- Xác định điểm chuẩn theo tinh thần ưu tiên tuyển tối đa thí sinh ở các khu vực miền núi, vùng sâu và những tỉnh có tỷ lệ Bác sỹ xã còn thấp.

- Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ để xác định tính hợp pháp các văn bản trong hồ sơ và báo cáo Bộ Y tế, mọi trường hợp khai man hồ sơ đều phải xử lý theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Người ký Quyết định cử cán bộ đi học phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ người học.

4. Cử tuyển: Thí sinh không phải dự thi

Các trường chỉ tiếp nhận hồ sơ, triệu tập thí sinh trúng tuyển theo đứng đối tượng quy định, đúng chỉ tiêu đã được Bộ Y tế phân bổ cho các trường và địa phương.

Nhận được Thông tư này, các đơn vị, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện, xét cử cán bộ tham dự kỳ thi tuyển sinh và đi học theo đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn quy định trong Thông tư.

Các Trường Đại học thông báo rộng rãi cho thí sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng quy chế hiện hành để đảm bảo chất lượng đào tạo và công bằng xã hội.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Lê Ngọc Trọng

 

PHỤ LỤC 1

CHỈ TIÊU VÀ VÙNG TUYỂN ĐH Y- DƯỢC HỆ TẬP TRUNG 4 NĂM
(Kèm theo Thông tư số 05/2001/TT-BYT, ngày 20/3/2001)

TT

Tên trường

Đối tượng đào tạo

Chỉ tiêu

Vùng tuyển

T.số

Có NSNN

1

Đại học Dược Hà Nội

- Đào tạo tại ĐH YK Thái Nguyên (40 chỉ tiêu)

- Đào tạo tại ĐHY Huế (40 chỉ tiêu)

Dược sỹ đại học

 

40

 

20

 

20

 

20

 

- Các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra

- Từ Hà Tĩnh đến Khánh Hoà và các tỉnh G/Lai, K/Tum, Đ/Lắc

2

Đại học Y Thái Bình

- Bác sỹ đa khoa

 

- Bác sỹ YHCT

230

 

30

140

 

20

- Các tỉnh phía Bắc từ Quảng trị trở ra

- Các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra

3

Đại học Y Hải Phòng

Bác sỹ đa khoa

110

70

Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An

4

Đại học Y Khoa Thái Nguyên

- Bác sỹ đa khoa

 

 

 

- Bác sỹ đa khoa (Cử tuyển)

250

 

 

 

50

100

 

 

 

50

- 10 tỉnh miền núi phía Bắc và Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, B/Ninh

- Theo bản phân bổ chỉ tiêu cử tuyển (Phụ lục 2)

5

Đại học Y Khoa Huế

- Bác sỹ đa khoa

 

 

- Bác sỹ đa khoa (Cử tuyển)

170

 

 

30

100

 

 

30

- Từ Hà Tĩnh đến Khánh Hoà và Gia Lai, Kon Tum

- Theo bản phân bổ chỉ tiêu cử tuyển (Phụ lục 2)

6

Đại học Y-Dược T/P Hồ Chí Minh

- Bác sỹ đa khoa

 

- Bác sỹ Y học cổ truyền

- Bác sỹ đa khoa (Cử tuyển)

 

- Dược sỹ đại học

120

 

30

 

50

 

50

100

 

20

 

50

 

30

- Các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào

- Các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào

- Theo bản phân bổ chỉ tiêu cử tuyển (Phụ lục 2)

- Các tỉnh phía Nam từ Lâm Đồng, Ninh Thuận trở vào

7

Đại học Tây Nguyên - Khoa Y:

Bác sỹ đa khoa

50

50

Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Lâm Đồng, Bình Phước

8

ĐH Cần Thơ - Khoa Y:

Bác sỹ đa khoa

100

80

Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

9

Học Viện Quân Y:

- Cơ sở 1 tại HVQY

 

- Cơ sở 2 tại QK IX

 

- Bác sỹ đa khoa

 

- Bác sỹ đa khoa

 

50

 

50

 

0

 

0

 

- Các tỉnh miền núi phía Bắc

- Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

10

Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế t/p Hồ Chí Minh

- Bác sỹ đa khoa

100

0

Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh và t/p Hồ Chí Minh

 

Tổng

 

1.550

880

 

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU CỬ TUYỂN BÁC SỸ HỆ 4 NĂM - NĂM 2001
(Kèm theo Thông tư số 05/2001/TT-BYT, ngày 20/3/2001)

STT

Trường đào tạo

Chỉ tiêu có kinh phí Nhà nước

I

Đại học Y khoa Thái Nguyên

50

1

Bắc Cạn

5

2

Lạng Sơn

2

3

Cao Bằng

5

4

Hà Giang

4

5

Tuyên Quang

2

6

Yên Bái

3

7

Lao Cai

5

8

Bắc Giang

2

9

Lai Châu

5

10

Sơn La

6

11

Phú Thọ

1

12

Thanh Hóa

3

13

Nghệ An

2

14

Quảng Ninh

2

15

Hoà Bình

3

II

Đại học Y khoa Huế

30

1

Hà Tĩnh

2

2

Quảng Bình

3

3

Quảng Trị

2

4

Quảng Nam

2

5

Quảng Ngãi

2

6

Bình Định

2

7

Phú Yên

2

8

Gia Lai

10

9

Kon Tum

5

III

Đại học Y-Dược t/p Hồ Chí Minh

50

1

Đắc Lắc

2

2

Ninh Thuận

3

3

Bình Thuận

3

4

Đồng Nai

4

5

Long An

3

6

Tiền Giang

4

7

Bến Tre

3

8

Đồng Tháp

2

9

Lâm Đồng

2

10

An Giang

3

11

Vĩnh Long

3

12

Trà Vinh

2

13

Sóc Trăng

3

14

Kiên Giang

5

15

Bạc Liêu

1

16

Bình Dương

1

17

Bình Phước

3

18

Cà Mau

2

19

Tây Ninh

1