Thông tư số 05/1998/TT-TCBĐ ngày 29/10/1998 Hướng dẫn lập dự toán Công trình xây dựng cơ bản thông tin Bưu điện (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 05/1998/TT-TCBĐ
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Tổng cục Bưu điện
- Ngày ban hành: 29-10-1998
- Ngày có hiệu lực: 01-07-1998
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-03-2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2810 ngày (7 năm 8 tháng 15 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-03-2006
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/1998/TT-TCBĐ | Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 1998 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN THÔNG TIN BƯU ĐIỆN
Căn cứ Nghị định 12/CP ngày 11/3/1996 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện.
Thực hiện Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Thực hiện Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định 92/CPngày 23/8/1997 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
Căn cứ Thông tư số 08/1997/TT-BXD ngày 5/12/1997 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản.
Căn cứ công văn số 190TC/TCT ngày 21/1/1998 của Bộ Tài chính về việc doanh thu tính thuế đối với công trình xây lắp ngành Bưu điện.
Được sự thỏa thuận của Bộ Xây dựng tại văn bản số 1289/BXD-VKT ngày 17 tháng 8 năm 1998 về việc: Hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản thông tin Bưu điện
Để thực hiện cơ chế quản lý đổi mới trong công tác đầu tư và xây dựng trong ngành Bưu điện, Tổng cục Bưu điện hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản thông tin Bưu điện như sau:
I. QUI ĐỊNH CHUNG:
- Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật.
- Đối với công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, có kết cấu phức tạp thì thực hiện thiết kế 2 bước: Thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công thì tổng dự toán công trình lập theo thiết kế kỹ thuật.
- Đối với công trình kỹ thuật đơn giản hoặc đã có thiết kế mẫu, không phức tạp được thực hiện thiết kế một bước: Thiết kế kỹ thuật thi công thì tổng dự toán lập theo thiết kế kỹ thuật thi công.
II. LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH THÔNG TIN BƯU ĐIỆN:
Tổng dự toán công trình bao gồm:
- Chi phí xây lắp.
- Chi phí mua sắm thiết bị
- Chi phí khác
- Chi phí dự phòng
(Theo hướng dẫn chi tiết phụ lục số 1)
1/ Chi phí xây lắp:
1-1/ Chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp bao gồm: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công.
1-1.1: Chi phí vật liệu:
- Chi phí vật liệu căn cứ vào lượng vật tư sử dụng trong định mức dự toán cho từng loại công việc của công trình xây lắp theo thiết kế kỹ thuật nhân với giá vật tư (Thông báo giá của Liên sở xây dựng tài chính Vật giá địa phương) tại thời điểm lập dự toán.
- Chi phí hao hụt vật tư được tính theo định mức hao hụt trong thi công tại quyết định số 382/BXD-VKT ngày 28/3/1994 của Bộ Xây dựng.
1-1.2: Chi phí nhân công:
Theo qui định tại Thông tư số 08/1997/TT-BXD ngày 5/12/1997 của Bộ Xây dựng chi phí nhân công được bổ sung hệ số điều chỉnh chi phí tiền lương trong đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành bằng 1,2 lần so với mức tiền lương tối thiểu bằng 144.000đ (được tính cụ thể tại phụ lục 2 của thông tư này).
- Nếu các khoản phụ cấp khác so với các mức qui định trong phụ lục số 2 hoặc chưa có mà Nhà nước có văn bản cho phép thực hiện thì được đưa thêm vào dự toán.
- Đối với các công trình quan trọng của Nhà nước, được cơ quan thẩm quyền quản lý Nhà nước cho phép áp dụng các khoản phụ cấp, chế độ chính sách riêng để tính vào đơn giá tiền lương, thì trình cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh để áp dụng.
- Đối với một số trường hợp công trình đặc biệt, không làm được ban ngày mà phải làm ban đêm như tuyến cáp thông tin đi trong thành phố đông dân theo qui định của Công an và Sở giao thông địa phương thì cũng được tính vào chi phí nhân công phụ cấp làm ca đêm, như qui định hiện hành
- Đối với phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp làm ca đêm, thực hiện theo Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ và các văn bản khác của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, không tính khoản phụ cấp này trong đơn giá tiền lương.
1-1.3: Chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng cơ bản được điều chỉnh theo hệ số bằng 1,15 lần, không áp dụng hệ số điều chỉnh trên cho giá ca máy ban hành riêng mà không có trong bảng giá theo quyết định số 57/BXD-VKT ngày 31/3/1994 của Bộ Xây dựng.
1-2/ Chi phí chung:
Chi phí chung bao gồm các loại sau:
- Chi phí hành chính: Là toàn bộ những khoản chi cần thiết nhằm đảm bảo cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo xây dựng.
- Chi phí phục vụ công nhân: Là những khoản chi phí phục vụ cho công nhân trực tiếp xây lắp mà không tính vào chi phí nhân công trong đơn giá, chi phí bảo hiểm xã hội, trích nộp kinh phí công đoàn....
- Chi phí phục vụ thi công: Là những khoản chi cần thiết để phục vụ cho quá trình thi công xây lắp, chi phí an toàn, bảo hộ lao động, công cụ lao động, chi phí dọn dẹp bàn giao công trình.
Khi lập dự toán xây lắp công trình xây dựng thông tin Bưu điện được tính chi phí chung bằng 70% so với chi phí nhân công, riêng một số trường hợp cụ thể được tính như sau:
1-2.1: Lắp đặt cột anten được tính bằng 63,5%.
1-2.2: Xây dựng các công trình nhà dân dụng, nhà bưu cục, nhà trạm thông tin, móng trụ anten tự đứng ở miền đồng bằng tính bằng 55%.
1-3/ Thuế và lãi:
Thuế và lãi được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung là 9%.
- Không tính thuế, lãi đối với giá trị thiết bị và cáp thông tin (theo văn bản số 190TC/TCT ngày 21/1/1998 của Bộ Tài chính về việc doanh thu tính thuế đối với công trình xây lắp ngành Bưu điện)
2/ Chi phí mua sắm thiết bị
- Chi phí mua sắm thiết bị và các trang thiết bị khác của công trình.
- Chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị tại hiện trường
- Bảo hiểm thiết bị (nếu có)
3/ Chi phí khác:
3-1/ Chi phí nhà tạm:
- Chi phí nhà tạm cho công nhân được lập dự toán tối đa bằng 2% chi phí xây lắp công trình và trình cấp có thẩm quyền quyết định.
3-2/ Giá thiết kế công trình thông tin bưu điện chờ ban hành chế độ tiền lương mới, hiện nay vẫn áp dụng theo văn bản 95/BXD-VKT ngày 11/4/1989 của Bộ Xây dựng được điều chỉnh theo hệ số k= 4,56 lần.
3-3/ Giá khảo sát các công trình thông tin Bưu điện: Trong khi chờ tính theo chế độ tiền lương mới, tạm thời áp dụng theo các văn bản đã ban hành.
3-4/ Chi phí bảo hiểm công trình:
Chi phí bảo hiểm công trình theo quyết định số 663-TC/QĐ-TCNH ngày 24/6/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm công trình xây dựng.
4/ Chi phí dự phòng:
Chi phí dự phòng được tính bằng 5% so với tổng các khoản chi phí công trình, để dự phòng do yếu tố thay đổi khối lượng và trượt giá.
Chi phí dự phòng chỉ dùng để dự trữ vốn, không dùng để thanh toán. Khi phát sinh chi phí bên A phải thuyết minh giải trình cụ thể và phải lập dự toán có sự thống nhất giữa A và B và cơ quan thiết kế, để trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Thông tư này được áp dụng từ 01 tháng 7 năm 1998.
- Những trường hợp sau không được điều chỉnh giá trị dự toán xây lắp:
+ Các công trình đã duyệt xong quyết toán.
+ Những dự án đầu tư đã được thực hiện phương thức đấu thầu "hợp đồng trọn gói" đã được cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu.
Các văn bản trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các đơn vị phản ảnh về Tổng cục Bưu điện (18 Nguyễn Du, Hà Nội) để kịp thời xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC SỐ 1
HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH CHI TIẾT LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH THÔNG TIN BƯU ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/1998/TT-TCBĐ ngày 29 tháng 10 năm 1998 của Tổng cục Bưu điện)
TT | Khoản mục chi phí | Ký hiệu | Cách tính toán | Theo văn bản |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
| Tổng dự toán công trình bao gồm: - Chi phí xây lắp - Chi phí mua sắm thiết bị - Chi phí khác - Chi phí dự phòng |
GTDT GXL GTB GK GDP |
GTDT = GXL+ GTB+ GK+GDP | Theo Thông tư số 23/BXD-VKT 15/12/1994 của Bộ XD |
1 | Giá trị dự toán xây lắp gồm: - Chi phí trực tiếp - Chi phí chung - Thuế và lãi |
GXL T C TL |
|
|
1.1 | Chi phí trực tiếp + Chi phí vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí máy thi công - Chi phí vật liệu | T VL NC M VL | T = VL+ NC+ M
Căn cứ vào lượng mức vật tư sử dụng trong định mức dự toán cho từng công việc nhân với giá mua vật tư tại các địa phương. VL1 = Slg x Đg |
Theo thông báo giá của từng địa phương (Liên sở xây dựng- tài chính - vật giá). |
|
- Chi phí nhân công
- Máy thi công |
VL
NC
M | VL1: là giá mua vật tư tại địa phuơng Slg: Là số lượng vật tư theo định mức Đg: đơn giá vật tư VL = VL1 + Cvc Cvc: Là cước vận chuyển, bốc xếp
Hệ số biểu thị quan hệ chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của nhóm lương n: Theo bảng phụ lục số 2 (đã hướng dẫn cách tính chi tiết) | Cước vận chuyển bốc xếp theo quyết định 36/VGCP-CNTDV ngày 8/5/1997 của Ban Vật giá Chính phủ Cước vận chuyển bốc xếp Cvc chỉ áp dụng với V/L không có trong thông báo giá hoặc ngoài khu vực thông báo giá
Theo Thông tư 08/BXD-VKT ngày 5/12/1997 của Bộ Xây dựng.
Theo quyết định số 57/BXD-VKT ngày 31/3/1994 của Bộ Xây dựng |
1.2 | Chi phí chung
- Lắp đặt tổng đài điện thoại
- Lắp dựng cột anten | C
C1
C2 | - Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí nhân công, cho từng loại công trình (hạng mục công trình)
C1= Nc1 x (%) Ví dụ: C1 = Nc1 x 70%
Nc1: chi phí nhân công của lắp đặt tổng đài điện thoại 70%: chi phí chung tính tỷ lệ theo qui định Ví dụ: C2 = Nc2 x 63,5%
Nc2: chi phí nhân công của lắp dựng cột anten. 63,5%: Chi phí chung tính tỷ lệ theo qui định | - Theo văn bản dự thảo
Theo văn bản dự thảo
Theo văn bản dự thảo |
1.3 | Thuế và lãi | TL | Được xác định bằng tỷ lệ (%) so với giá thành xây lắp (chi phí trực tiếp và chi phí chung) là 9% TL= (T+ C) x 9% | Thông tư số 08/BXD-VKT ngày 5/12/1997 của Bộ Xây dựng và công văn số 190/TC-TCT ngày 21/1/1998 của Bộ Tài chính |
2 | Chi phí mua sắm thiết bị | GTB | GTB = GTB1+ GTB2+ GTB3+ GTB4+ GTB5 | Theo công văn số 1295/KH-NT ngày 29/5/1992 của TCTy bưu chính viễn thông VN về phí lưu thông nhập khẩu |
2.1 | Thiết bị cần mua (Bao gồm thiết bị nhập khẩu hoặc mua trong nước) - Chi phí nhập khẩu
- Các mức theo qui định | GTB1 | Phí này bao gồm: Phí giao dịch với nước ngoài và trong nước, các mức phí thanh toán với ngân hàng và trách nhiệm của đơn vị trực tiếp nhập khẩu cho đến khi kết thúc hợp đồng được hưởng như sau:
- Dưới 1 triệu USD là 0,5% - Trên 1 triệu đến 3 triệu USD là 0,4% - Trên 3 triệu đến 10 triệu USD là 0,3% - Trên 10 triệu USD là 0,2% giá trị của hợp đồng - Đối với nguồn vốn của các đơn vị VNPT uỷ thác nhập khẩu: từ 100.000USD trở lên được hưởng phí 1% giá trị hợp đồng đến CIF. - Dưới 100.000USD được hưởng 1,5% (mặt hàng đơn giản), 3% (mặt hàng phức tạp) |
|
2.2 | Chi phí vận chuyển thiết bị | GTB2 |
|
|
2.3 | Thuế các loại (nếu có) | GTB3 |
|
|
2.4 | Bảo hiểm thiết bị (nếu có) | GTB4 |
|
|
2.5 | Các chi phí khác (nếu có) | GTB5 |
|
|
3 3.1 | Chi phí khác Giai đoạn chuẩn bị đầu tư | Gk Gk1 | Gk= Gk1+ Gk2+ Gk3+ Gk4 - Chi phí cho công tác điều tra, khảo sát thu thập số liệu.... phục vụ việc lập báo cáo tiền khả thi và khả thi đối với các nhóm A và nhóm B, C |
- Theo 501/BXD-VKT của Bộ Xây dựng (theo tỷ lệ qui định) |
3.2 | Giai đoạn thực hiện đầu tư | GK2 | - Lệ phí cấp đất xây dựng và giấy phép xây dựng. - Theo đên bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng - Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất - Chi phí phá dỡ vật kiến trúc cũ và thu dọn mặt bằng xây dựng. - Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công, chi phí thẩm định xét duyệt hồ sơ thiết kế tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu và xét thầu. - Chi phí quản lý dự án - Chi phí cho bộ máy quản lý dự án |
Theo 501/BXD-VKT ngày 18/9/1996 của bộ xây dựng
Theo Thông tư số 18/BXD-VKT ngày 10/6/1995 của Bộ xây dựng |
3.3 | Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sự dụng | GK3 | - Chi phí thẩm định và quyết toán công trình, chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình - Chi phí tháo dỡ công trình nhà tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm. - Chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất |
|
3.4 | Chi phí khác còn lại | GK4 | - Chi phí ứng dụng công nghệ mới (nếu có) - Chi phí bảo hiểm công trình (nếu có). - Chi phí kiểm toán (nếu có) |
Theo quyết định số 663/QĐ-TCNH ngày 24/6/1995 của Bộ Tài chính |
4 | Chi phí dự phòng | GDP | - Chi phí dự phòng được xác định bằng 5% toàn bộ giá trị công trình: GDP= (GXL+ GTB+ GK) x 5% | Theo Thông tư 23/BXD-VKT 15/12/1994 của Bộ Xây dựng |
PHỤ LỤC SỐ 2
BẢNG HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN THÔNG TIN BƯU ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số05/1998/TT-TCBĐ ngày 29 tháng 10 năm 1998 của Tổng cục Bưu điện)
Theo hướng dẫn của Thông tư số 08/1997/TT-BXD ngày 5/12/1997 của Bộ Xây dựng:
áp dụng công thức:
NC = Q j XDJNC (1 + F1 + F2 ) X KN
Trong đó:
Djnc = (Ljcb + Piđ + Pjkođ + Hjcc + Ljph) x TL min
Djnc: Là đơn giá nhân công của công tác xây lắp thứ j
Ljcb: Là hệ số lương cấp bậc yêu cầu theo bảng lương A6 của công việc thứ J.
Plđ: Là phụ cấp lưu động, tính bằng 20% lương tối thiểu, tức là bằng 0,2x1,00 = 0,2
Pjkođ: Là phụ cấp không ổn định của sản xuất, tính bằng 10% lương cấp bậc theo yêu cầu của công việc thứ j hay bằng 10% x Ljcb
Hjcc: Là hệ số sử dụng công cụ lao động thông thường, tính bằng 4% lương cấp bậc theo yêu cầu công việc thứ j
Ljph: Là hệ số lương phụ của lễ, phép.... tỉnh bằng 12% lương cấp bậc theo yêu cầu của công việc thứ j.
Tlmin: Tiền lương tối thiểu theo qui định của Nhà nước.
ở đây lương cấp bậc (Ljcb): áp dụng nhóm III bảng lương A6 (tương đương với bảng lương A18- kỹ thuật viên viễn thông nhóm II) với cấp bậc bình quân là 3,5.
Từ những nội dung trên cách tính cụ thể như sau:
Djnc = (1,94 + 0,2+ 1,94x 10%+ 1,94x 4%+ 1,94x 12%) x TLmin = 2,638x TLmin
áp dụng TLmin là 144.000đ
có: Djnc = 2,638 x 144.000đ = 379.872đ/tháng
14.610đ46/một công
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1963 của Chính phủ
2- Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ
3- Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ
4- Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ
5- Nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ
6- Nghị định 93/CP ngày 28/8/1997 của Chính phủ
7- Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của chính phủ
8- Thông tư số 05/LĐTBXH-TT ngày 22/3/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
9- Quyết định số 611/TTG ngày 4/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ
10- Thông tư số 04/LB-TT ngày 27/1/1997 của Liên bộ Lao động - Thương binh xã hội - Ban tổ chức Chính phủ - Tài chính
11- Thông tư số 05/LB-TT ngày 27/1/1997 của Liên bộ Lao động- Thương binh xã hội- Ban tổ chức cán bộ Chính phủ- Tài chính
12- Hệ thống thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP và 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ
13- Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ
14- Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh xã hội
15- Quyết định số 1062/TC/QĐ-CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính
16- Thông tư số 23/BXD-VKT ngày 15/12/1994 của Bộ Xây dựng
17- Thông tư số 03/BXD-VKT ngày 30/3/1994 của Bộ Xây dựng
18- Thông tư 18/BXD-VKT ngày 10/6/1995 của Bộ Xây dựng
19- Quyết định số 449/BXD-GĐ ngày 18/9/1996 của Bộ Xây dựng
20- Quyết định số 501/BXD-VKT ngày 18/9/1996 của Bộ Xây dựng
21- Và một số văn bản khác có liên quan.